Thạc Sĩ Nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất giải pháp bảo tồn thực vật thân gỗ trên núi đá vôi ở Khu bảo tồn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/8/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2014
    Đề tài: Nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất giải pháp bảo tồn thực vật thân gỗ trên núi đá vôi ở Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên




    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . vii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . vii
    DANH MỤC CÁC BẢNG viii
    DANH MỤC CÁC HÌNH xi
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài . 3
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 4
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4
    5. Đóng góp mới của luận án 4
    Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
    1.1. Những nghiên cứu trên thế giới . 5
    1.1.1. Các nghiên cứu về thảm thực vật 5
    1.1.2. Nghiên cứu về đa dạng hệ thực vật . 7
    1.1.3. Nghiên cứu về đa dạng của thực vật thân gỗ 10
    1.1.4. Các nghiên cứu về tính đa dạng thực vật trên núi đá vôi 10
    1.1.5. Ứng dụng các chỉ số đa dạng sinh học trong nghiên cứu thực vật . 11
    1.1.6. Nghiên cứu về tái sinh rừng 12
    1.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính đa dạng thực vật 14
    1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam 18
    1.2.1. Nghiên cứu về thảm thực vật 18
    1.2.2. Nghiên cứu về hệ thực vật . 19
    1.2.3. Tính đa dạng của cây gỗ và thực vật thân gỗ 24
    1.2.4. Các nghiên cứu về tính đa dạng thực vật trên núi đá vôi 25
    1.2.5. Ứng dụng các chỉ số đa dạng sinh học trong nghiên cứu đa dạng thực vật . 29
    1.2.6. Nghiên cứu về tái sinh rừng 31 iv
    1.2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính đa dạng thực vật 34
    1.2.8. Những nghiên cứu ở tỉnh Thái Nguyên 35
    1.3. Thảo luận và xác định vấn đề nghiên cứu của đề tài . 37
    1.3.1. Phân loại rừng . 37
    1.3.2. Nghiên cứu về đa dạng loài và khả năng tái sinh 38
    1.3.3. Nghiên cứu định lượng đa dạng sinh học . 39
    1.3.4. Định hướng nghiên cứu . 40
    Chương 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC
    NGHIÊN CỨU . 41
    2.1. Điều kiện tự nhiên 41
    2.1.1. Vị trí địa lý 41
    2.1.2. Địa hình . 41
    2.1.3. Khí hậu 41
    2.1.4. Thuỷ văn 42
    2.1.5. Địa chất, thổ nhưỡng . 42
    2.1.6. Rừng và thực vật rừng . 42
    2.2. Điều kiện kinh tế xã hội . 43
    2.2.1. Dân tộc 43
    2.2.2. Dân số và lao động 43
    2.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế . 44
    2.2.4. Thực trạng cơ sở hạ tầng . 46
    2.2.5. Nhận xét chung . 47
    2.3. Cơ cấu tổ chức ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng48
    Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 53
    3.1. Nội dung nghiên cứu 53
    3.2. Phương pháp nghiên cứu 53
    3.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp 53
    3.2.2. Phương pháp chuyên gia . 54
    3.2.3. Phương pháp điều tra 54
    3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu . 60 v
    Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 66
    4.1. Đặc điểm của các lớp quần hệ thảm thực vật ở khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa
    - Phượng Hoàng theo UNESCO, 1973 . 66
    4.2. Tính đa dạng thực vật thân gỗ ở tầng cây cao trên núi đá vôi Khu bảo tồn thiên
    nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng 82
    4.2.1. Đa dạng mức độ ngành . 83
    4.2.2. Chỉ số đa dạng của các taxon thực vật thân gỗ trên núi đá vôi . 85
    4.2.3. Đa dạng bậc họ 86
    4.2.4. Đa dạng bậc chi . 87
    4.2.5. Đa dạng về dạng sống . 88
    4.2.6. Đa dạng theo các yếu tố địa lý 89
    4.2.7. Đa dạng về giá trị của thực vật thân gỗ trên núi đá vôi 91
    4.2.8. Một số chỉ số đa dạng của thực vật thân gỗ rừng trên núi đá vôi tại
    vùng nghiên cứu 97
    4.3. Tính đa dạng của cây gỗ tái sinh tự nhiên ở các kiểu thảm thực vật trên núi đá vôi101
    4.3.1. Chỉ số đa dạng tầng cây tái sinh của các kiểu thảm thực vật trên núi đá vôi . 101
    4.3.2. Tổ thành và mật độ cây tái sinh của các thảm thực vật rừng trên núi đá
    vôi ở Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng . 102
    4.3.3. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh . 105
    4.3.4. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao 106
    4.4. Các tác động của người dân địa phương tới tài nguyên rừng Khu bảo tồn thiên
    nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng 107
    4.4.1. Khai thác gỗ trái phép . 108
    4.4.2. Khai thác củi . 113
    4.4.3. Phát, đốt rừng mở rộng diện tích đất canh tác nông nghiệp . 116
    4.4.4. Khai thác lâm sản ngoài gỗ . 118
    4.4.5. Hoạt động chăn thả gia súc . 120
    4.4.6. Cháy rừng 121
    4.4.7. Khai thác khoáng sản 122
    4.4.8. Đánh giá tác động của người dân đến Khu bảo tồn theo các tuyến điều tra 123 vi
    4.5. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn hệ thực vật thân gỗ trên núi đá vôi tại Khu
    bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng 124
    4.5.1. Nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học . 124
    4.5.2. Quy hoạch, tổ chức, quản lý 125
    4.5.3. Chính sách và sinh kế 126
    4.5.4. Khoa học, kỹ thuật 128
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ . 130
    1. Kết luận . 130
    2. Đề nghị 132




    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đa dạng sinh học (ĐDSH) có vai trò rất quan trọng đối với việc duy trì các
    chu trình tự nhiên và cân bằng sinh thái. Đó là cơ sở của sự sống còn và thịnh vượng
    của loài người và sự bền vững của thiên nhiên trên trái đất. Các nguồn tài nguyên
    sinh học có ý nghĩa sống còn đối với quá trình phát triển kinh tế và xã hội của nhân
    loại. ĐDSH ngày càng được công nhận là tài sản vô giá toàn cầu đối với thế hệ hiện
    nay cũng như các thế hệ mai sau. ĐDSH thông qua các dịch vụ hệ sinh thái, cung cấp
    toàn bộ các nhu cầu cần thiết, cơ sở đảm bảo cuộc sống no đủ, hạnh phúc của mỗi
    người, sự phồn vinh của toàn xã hội, và sự phát triển bền vững của nền kinh tế đất
    nước cũng như của từng địa phương. Tuy nhiên hệ sinh thái là những hệ thống sống,
    có rất nhiều quá trình chuyển hoá bên trong mà mỗi tác động của chúng ta đều làm
    cho chúng bị ảnh hưởng, biến đổi, có khi không thể phục hồi lại trạng thái cũ được,
    dẫn đến phá vỡ cân bằng các nhân tố môi trường, gây ra những hậu quả như lũ lụt,
    hạn hán, ô nhiễm, dịch bệnh, . dẫn đến khó khăn, thất bại trong các hoạt động kinh tế
    và đời sống con người. Vì vậy, bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái và toàn bộ sự
    ĐDSH là nhiệm vụ cần thiết để bảo vệ cuộc sống của con người. Sự phụ thuộc lẫn
    nhau giữa con người và ĐDSH là điều cốt yếu đối với mọi dân tộc, bởi vì mọi cộng
    đồng rút cục đều phụ thuộc vào các dịch vụ và tài nguyên của ĐDSH. Thảm thực vật
    trên núi đá vôi là một hệ sinh thái đặc biệt và rất nhạy cảm, do đó mọi tác động tới hệ
    sinh thái này đều gây ra những biến đổi không thể lường trước được, đặc biệt đây còn
    là nơi có tiềm năng đa dạng sinh học cao. Vì vậy, nghiên cứu thảm thực vật trên núi
    đá vôi mang một ý nghĩa khoa học quan trọng.
    Báo cáo của Liên hợp Quốc năm 2012 nhấn mạnh đến tỷ lệ mất rừng; mối đe
    dọa tới nguồn cung cấp nước và ô nhiễm các vùng ven biển. Xu hướng chung/tổng
    thể là suy giảm toàn cầu về ĐDSH là 1/3 lần trong 30 năm qua và xu hướng này còn
    tiếp tục giảm. Có đến 2/3 các loài có thể biến mất. Theo Báo cáo Hành tinh Sống
    2010 có tới 5 mối đe dọa lớn đối với ĐDSH là do hoạt động của con người [189].
    Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho nguồn tài nguyên ĐDSH của
    Việt Nam đã và đang bị suy giảm. Nhiều hệ sinh thái và môi trường sống bị thu hẹp
    về diện tích và nhiều taxon loài và dưới loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt 2
    Bảo tồn ĐDSH ngày nay đã trở nên hết sức quan trọng trên phạm vi toàn thế
    giới, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra và ảnh hưởng nghiêm
    trọng tới đời sống của người dân. Nghiên cứu về ĐDSH hiện nay là một vấn đề có
    tính chiến lược, trong đó đa dạng thực vật chiếm vị trí hàng đầu vì thực vật có vai trò
    quyết định toàn bộ sự sống của các sinh vật khác. Tuy nhiên, thực tế đang đặt ra
    nhiều vấn đề liên quan đến bảo tồn ĐDSH cần phải giải quyết như quan hệ giữa bảo
    tồn và phát triển bền vững hoặc tác động của biến đổi khí hậu đối với bảo tồn ĐDSH.
    Việt Nam được xem là nước có diện tích rừng tự nhiên khá lớn trong vùng
    Đông Nam Á. Theo số liệu của Bộ NN&PTNT (Quyết định số 1739/QĐ-BNN-
    TCLN) [17], tổng diện tích rừng của cả nước tính đến ngày 31/12/2012 Việt Nam là
    13.862.043 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 10.423.844 ha, rừng trồng
    3.438.200 ha, độ che phủ rừng 39,9%. Tuy diện tích rừng có tăng lên trong những
    năm gần đây nhưng chất lượng rừng vẫn bị suy giảm chủ yếu do việc khai thác rừng
    tự nhiên không đúng quy trình và khai thác bất hợp pháp. Quản lý rừng bền vững và
    phát triển nguồn tài nguyên rừng là 1 trong 5 mục tiêu cơ bản được xác định trong
    Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Quốc gia đến năm 2020.
    Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng [113] được thành lập theo Quyết định số
    3841/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, ngày 01 tháng 12 năm 1999
    với diện tích là 11.280ha. Khu vực này có hệ sinh thái rừng núi đá độc đáo, có tính
    ĐDSH phong phú với nhiều nguồn gen động thực vật quý hiếm và nhiều hệ sinh thái
    chuẩn của vùng núi đá. Năm 2006, thực hiện Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05
    tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát 3 loại rừng, Khu BTTN
    Thần Sa - Phượng Hoàng được quy hoạch theo ranh giới mới trên địa bàn 6 xã và 1
    thị trấn gồm: Đình Cả, Phú Thượng, Thượng Nung, Thần Sa, Sảng Mộc, Vũ Chấn,
    Nghinh Tường, với tổng diện tích tự nhiên là 18.858,9 ha và đã được Ủy ban nhân
    tỉnh Thái Nguyên phê duyệt tại Quyết định số 1563/QĐ-UB ngày 08 tháng 8 năm
    2007. Trong đó rừng tự nhiên là 17.639 ha; rừng trồng 197,3 ha; diện tích không có
    rừng trên 1.000ha do Ban quản lý Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng trực tiếp
    quản lý và bảo vệ. Là vùng quy hoạch rừng trên núi đá vôi, khu rừng đặc dụng có địa
    hình phức tạp và hiểm trở, xa dân cư, giao thông liên lạc khó khăn. 3
    Nằm trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam, Thần Sa - Phượng Hoàng là
    một Khu BTTN có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự sống còn của cộng đồng
    trong việc bảo tồn ĐDSH và bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên, thực tế nguồn
    tài nguyên rừng ở đây đang bị tác động mạnh bởi sức ép dân sinh, kinh tế của dân cư
    quanh vùng. Chính vì vậy, công tác bảo tồn tính ĐDSH, bảo vệ vốn gen quí cũng như
    các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác đã được tỉnh Thái Nguyên rất quan tâm. Trong
    những năm qua, Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng đã có một số cuộc điều tra,
    đánh giá tài nguyên rừng, bước đầu cũng đã đánh giá được giá trị, tiềm năng và ý
    nghĩa của một khu bảo tồn. Nhưng một số nội dung quan trọng chưa được thực hiện
    một cách có hệ thống, đó là việc phân loại thảm thực vật tiếp cận theo phương pháp
    của thế giới (UNESCO, 1973), đánh giá đa dạng sinh học có hệ thống về các taxon
    phân loại thực vật, yếu tố địa lý cấu thành hệ thực vật, công dụng và mức độ nguy
    cấp của các loài, phân tích định lượng ĐDSH, đặc biệt là các loài thực vật thân gỗ
    trên núi đá vôi - một hệ sinh thái đặc thù ở Việt Nam, để dựa trên cơ sở đó đưa ra các
    biện pháp bảo tồn thích hợp. Để góp phần đánh giá tính đa dạng thực vật thân gỗ
    vùng núi đá vôi Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng, làm cơ sở cho công tác bảo
    tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên sinh vật vùng đá vôi, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu
    tính đa dạng và đề xuất giải pháp bảo tồn thực vật thân gỗ trên núi đá vôi ở Khu
    bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên”.
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    2.1. Mục tiêu tổng quát
    Xây dựng được cơ sở khoa học nhằm bảo tồn và phát triển tài nguyên thực
    vật tại Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Xác định được tính đa dạng về thảm và hệ thực vật tại Khu BTTN Thần Sa
    - Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên.
    - Xác định được những tác động của người dân địa phương tới tài nguyên
    rừng của Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng.
    - Đề xuất được một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển các loài thực vật
    thân gỗ nói riêng và hệ thực vật nói chung tại khu vực nghiên cứu.





    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Phạm Hồng Ban (2000), Nghiên cứu tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái sau
    nương rẫy ở vùng Tây nam Nghệ An, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Đại học Sư
    phạm Vinh, Nghệ An.
    2. Phạm Hồng Ban (2010), "Nghiên cứu đánh giá tính đa dạng hệ thực vật ở vùng
    Tây Bắc Vườn quốc gia Vũ Quang, Hà Tĩnh", Tạp chí Nông nghiệp & PTNT,
    (5), tr. 115-118.
    3. Phạm Hồng Ban, Nguyễn Đình Hải, Trần Văn Kỳ, Đỗ Ngọc Đài (2010), "Phân
    tích tính đa dạng hệ thực vật bậc cao có mạch ở vùng phía tây khu bảo tồn
    thiên nhiên Xuân Liên, Thanh Hóa", Tạp chí Nông nghiệp & PTNT, (2), tr.
    104-107.
    4. Baur G. N. (1976), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa, Vương Tấn
    Nhị dịch, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
    5. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín
    (Magnoliophyta, Angiospermae) ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
    6. Nguyễn Tiến Bân, Nguyễn Khắc Khôi, Vũ Xuân Phương, Nguyễn Quốc Bình,
    Nguyễn Xuân Tám, Hoàng Kim Nhuệ, Nông Đình Hai, Nguyễn Văn Nhân,
    Nông Ích Thượng (1998), Nghiên cứu cơ sở khoa học phục hồi hệ sinh thái
    rừng vùng núi đá tại Cao Bằng bằng các loài cây gỗ quý bản địa, Viện Sinh
    thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
    7. Nguyễn Tiến Bân, Nguyễn Khắc Khôi, Vũ Xuân Phương, Hoàng Kim Nhuệ,
    Nông Đình Hai, Nguyễn Văn Nhân (2001), “Nghiên cứu giải pháp phục
    hồi rừng ở vùng núi đá vôi bằng các loài cây bản địa”, Tuyển tập các công
    trình nghiên cứu Sinh thái học và Tài nguyên sinh vật, Nxb Nông nghiệp,
    tr. 503-515.
    8. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) (2003, 2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam,
    Tập II, III, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
    9. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (2001), Từ điển Đa dạng sinh học và
    phát triển bền vững Anh - Việt, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
    10. Bộ Khoa học công nghệ và môi trường (2001), Chương trình nâng cao nhận
    thức đa dạng sinh học giai đoạn 2001 - 2010, Hà Nội.
    11. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (2007), Sách đỏ Việt Nam, phần II -
    Thực vật, Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
    12. Bộ Lâm nghiệp (1971-1988), Cây gỗ rừng Việt Nam, tập 1 - 7, Nxb Nông 135
    13. Bộ Nông nghiệp & PTNT (1998), "Đa dạng sinh học và bảo tồn hệ thống rừng
    đặc dụng ở Việt Nam", Thông tin chuyên đề Nông nghiệp và Phát triển nông
    thôn, (2).
    14. Bộ Nông nghiệp & PTNT (2000), Tên cây rừng Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp,
    Hà Nội.
    15. Bộ Nông nghiệp & PTNT, Chương trình hỗ trợ ngành Lâm nghiệp và đối tác
    (2006), “Hệ sinh thái rừng tự nhiên Việt Nam”, Cẩm nang ngành Lâm nghiệp,
    Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.
    16. Bộ Nông nghiệp & PTNT (2010), Thông tư số 59/2010/TT-BNNPTNT, ngày 19
    tháng 10 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban hành
    Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc quản lý của Công ước
    về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, Hà Nội.
    17. Bộ Nông nghiệp & PTNT (2013), Quyết định số 1739/QĐ-BNN-TCLN ngày
    31/7/2013 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc công bố hiện trạng rừng toàn
    quốc năm 2012, Hà Nội.
    18. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Báo cáo quốc gia về đa dạng sinh học,
    Hà Nội.
    19. Lê Trần Chấn, Trần Tý, Nguyễn Hữu Tứ, Huỳnh Nhung, Đào Thị Phượng, Trần
    Thúy Vân (1999), Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam, Nxb
    Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
    20. Lê Trần Chấn (2006), "Hệ sinh thái núi đá vôi Việt Nam - những điều còn ít được
    biết đến", Trang tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam.
    21. Chi cục Thống kê huyện Võ Nhai (2011), Niên giám thống kê huyện Võ Nhai
    2005 - 2011, Thái Nguyên.
    22. Chi Cục Kiểm Lâm Thái Nguyên (2004), "Kết quả công tác quản lý bảo vệ rừng
    ở Võ Nhai", Tạp chí Nông nghiệp & PTNT, (5), tr. 679-681.
    23. Võ Văn Chi (1996), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội.
    24. Võ Văn Chi (2003-2004), Từ điển thực vật thông dụng, tập 1 &2, Nxb Khoa học
    và Kỹ thuật, Hà Nội.
    25. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2006), Nghị định 32/2006/NĐ-CP, Danh
    mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm, Hà Nội.
    26. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2010), Nghị định số 117/2010/NĐ-CP
    của Chính phủ, ngày 24 tháng 12 năm 2010, về tổ chức quản lý hệ thống rừng
    đặc dụng, Hà Nội.
    27. Hoàng Chung (2005), Quần xã học thực vật, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
     
Đang tải...