Tiến Sĩ Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/2/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn . 3
    4. Điểm mới của luận án 3
    5. Cấu trúc của luận án 4
    Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
    1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ HỆ THỰC VẬT . 5
    1.1.1. Trên thế giới 5
    1.1.2. Ở Việt Nam . 6
    1.1.3. Những nghiên cứu về các loài thực vật quý hiếm có nguy cơ b ị tuyệt
    chủng 11
    1.1.4. Nghiên cứu về thực vật ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn . 13
    1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ THẢM THỰC VẬT . 14
    1.2.1. Trên thế giới 14
    1.2.2. Ở Việt Nam . 21
    1.2.3. Những nghiên cứu về thảm thực vật theo độ cao . 26
    1.3. ĐỘNG VẬT ĐẤT TRONG MỐI LIÊN QUAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 30
    1.3.1. Khái quát về động vật đất và vai trò của chúng 30
    1.3.2. Mối liên quan giữa thảm thực vật và sinh vật đất . 32
    1.4. NGUYÊN NHÂN GÂY SUY THOÁI ĐDSH VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO
    HIỆU QUẢ QUẢN LÝ 33
    1.4.1. Trên thế giới 34
    1.4.2. Ở Việt Nam . 36
    Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
    CỨU . 37
    2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 37
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 37
    2.1.2. Nội dung nghiên cứu . 37
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 38
    2.2.1. Cách tiếp cận của luận án 38
    2.2.2. Phương pháp kế thừa . 39
    2.2.3. Các phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa về đa dạng thực vật 39
    2.2.4. Các phương pháp phân tích đa dạng thực vật trong phòng thí nghiệm . 41
    2.2.5. Phương pháp nghiên cứu động vật đất 43
    2.2.6. Phương pháp phỏng vấn, điều tra xã hội học . 44
    Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN
    CỨU . 46
    3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN . 46
    3.1.1. Vị trí địa lý, hành chính . 46
    3.1.2. Địa hình, địa mạo 47
    3.1.3. Địa chất, đất đai . 48
    3.1.4. Khí hậu thủy văn . 48
    3.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI 49
    3.2.1. Dân số, lao động và dân tộc . 49
    3.2.2. Đời sống và thu nhập của người dân 50
    3.3. THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN . 50
    Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 51
    4.1. PHÂN TÍCH HỆ THỰC VẬT Ở VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN 51
    4.1.1. Sự đa dạng của các taxon thực vật 51
    4.1.2. Giá trị tài nguyên cây có ích 55
    4.1.3. Các loài thực vật quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng 62
    4.2. SỰ PHÂN HÓA KIỂU THẢM THỰC VẬT Ở VQG XUÂN SƠN THEO ĐỘ CAO . 65
    4.2.1. Đai nhiệt đới (độ cao dưới 700m) 67
    4.2.2. Đai á nhiệt đới (độ cao trên 700m) . 90
    4.3. PHÂN TÍCH TÍNH ĐA DẠNG CỦA THẢM THỰC VẬT VQG XUÂN SƠN 100
    4.3.1. Sự khác biệt của thảm thực vật ở VQG Xuân Sơn theo độ cao 100
    4.3.2. Sự phân hóa thảm thực vật ở VQG Xuân Sơn qua các phương thức và
    mức độ tác động của con người . 103
    4.3.3. Sự phân hóa thảm thực vật theo yếu tố địa hình . 103
    4.4. THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CỦA ĐỘNG VẬT ĐẤT TRONG CÁC KIỂU
    THẢM THỰC VẬT . 108
    4.4.1. Giun đất . 108
    4.4.2. Các nhóm mesofauna khác 114
    4.5. NGUYÊN NHÂN GÂY SUY GIẢM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN
    ĐA DẠNG THỰC VẬT Ở VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN . 116
    4.5.1. Các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng hệ thực vật 116
    4.5.2. Đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng hệ thực vật ở Vườn Quốc gia Xuân
    Sơn 126
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 131
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 133
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC
    GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 143
    PHẦN PHỤ LỤC
    Phụ lục 1. Danh lục thực vật VQG Xuân Sơn – Phú Thọ P-1
    Phụ lục 2. Danh lục các loài thực vật quý hiếm tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn . P-39
    Phụ lục 3. Các bảng mẫu điều tra và câu hỏi phỏng vấn . P-43
    Phụ lục 4. Thông tin về các ô tiêu chuẩn P-45
    Phụ lục 5. Thông tin thêm về 16 loài bổ sung cho hệ thực vật VQG Xuân
    Sơn, tỉnh Phú Thọ P-83
    Phụ lục 6. Hình ảnh trong hoạt động của đề tài . P-85
    Phụ lục 7. Hình ảnh một số loài thực vật quý hiếm tại KVNC và các đặc điểm
    sinh thái của chúng P-92
    MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trước những thách thức về môi trường toàn cầu, bảo tồn đa dạng sinh
    học là một trong những vấn đề quan trọng đang được cả thế giới quan tâm.
    Trong nghiên cứu đa dạng sinh học, thì nghiên cứu đa dạng thực vật có ý
    nghĩa hàng đầu vì thảm thực vật có vai trò chi phối các nhân tố khác trong hệ
    sinh thái. Thảm thực vật là nơi sống, nơi tồn tại của các loài sinh vật. Sự tồn
    tại và phát triển của thực vật chính là nền tảng cho sự diễn thế của quần xã
    thực vật, cả các loài sinh vật khác và các nhân tố vô sinh trong hệ sinh thái.
    Sự kết hợp giữa bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững là vấn đề
    quan trọng trên các diễn đàn khoa học và được chính thức công nhận tại Hội
    nghị Liên hiệp quốc về Môi trường và phát triển bền vững (UNCED) ở Rio de
    janeiro vào tháng 6 năm 1992. Nhận thức được ý nghĩa của sự bảo tồn đa
    dạng sinh học, hạn chế sự suy thoái của đa dạng sinh học, Việt Nam đã ký



    công ước Quốc tế về bảo vệ đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, "Kế hoạch hành
    động bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam" đã được Chính phủ phê duyệt, ban
    hành vào năm 1993.
    Vườn Quốc gia Xuân Sơn thuộc địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ có
    hệ sinh thái rừng khá phong phú, đa dạng của miền Bắc nói riêng và Việt
    Nam nói chung. Ở đây, với kiểu rừng nhiệt đới và á nhiệt đới còn tồn tại khá
    nhiều loài động, thực vật quý hiếm đặc trưng cho vùng núi Bắc Bộ, không chỉ
    có giá trị nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen, mà còn có ý nghĩa trong
    việc phát triển kinh tế, khai thác tài nguyên (đặc biệt là tài nguyên sinh vật) và
    giáo dục bảo vệ môi trường. Ngoài ra, Vườn Quốc gia Xuân Sơn còn được coi
    là “lá phổi xanh”, là điểm du lịch hấp dẫn nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Phú
    Thọ, có tác dụng to lớn trong việc điều hòa khí hậu, hấp thụ CO2 - chất gây
    hiệu ứng nhà kính. Đó là chưa kể, vai trò phòng hộ đầu nguồn của nó, cũng
    như việc cung cấp và bảo vệ nguồn nước, cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất
    nông nghiệp.
    Với những giá trị quan trọng đó, rừng Xuân Sơn được nằm trong danh
    sách khu rừng cấm tại Quyết định 194/CT ngày 09 tháng 8 năm 1986 của Chủ
    tịch Hội đồng Bộ trưởng. Ngày 28 tháng 11 năm 1992, Khu bảo tồn thiên
    nhiên Xuân Sơn được thành lập. Ngày 17 tháng 4 năm 2002, Khu bảo tồn
    thiên nhiên Xuân Sơn được chuyển hạng thành Vườn Quốc gia Xuân Sơn tại
    Quyết định số 49/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ (với tổng diện tích tự
    nhiên là 15.048 ha).
    Cho đến nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về Vườn Quốc
    gia Xuân Sơn, đặc biệt có một số công trình nghiên cứu về đa dạng sinh học
    và hệ thực vật tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn. Tuy nhiên, hầu hết các công
    trình nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc phát hiện các loài động vật và các loài
    thực vật và nghiên cứu về các loài thực vật có giá trị bảo tồn. Đặc biệt, chưa
    có công trình nghiên cứu nào đánh giá tính đa dạng về hệ thực vật và thảm
    thực vật theo các đai độ cao và theo tác động của con người. Vì vậy, chúng
    tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh
    thái rừng ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ làm cơ sở cho công
    tác quy hoạch và bảo tồn” nhằm đưa ra những cơ sở khoa học cho việc
    hoạch định những chính sách và áp dụng các biện pháp lâm sinh để bảo tồn
    và phát triển đa dạng hệ thực vật và thảm thực vật ở Vườn Quốc gia Xuân
    Sơn, tỉnh Phú Thọ.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu tổng quát
    Nghiên cứu, đánh giá tính đa dạng về thảm thực vật, về hệ thực vật và
    xác định thành phần loài, phân bố của động vật đất trong các kiểu thảm, góp
    phần cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho công tác quy hoạch và bảo tồn
    đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia (VQG) Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
     
Đang tải...