Tiểu Luận Nghiên cứu tính đa dạng sinh học thực vật thân gỗ tại rừng ngập mặn Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Mit Barbie, 23/11/11.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1
    MỞ ĐẦU
    1.1. Đặt vấn đề
    Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm văn hóa, kinh tế của cả khu vực Nam Bộ. Tốc độ phát triển kinh tế khá cao so với các tỉnh, thành phố trong cả nước, thể hiện rỏ nét trong việc đô thị hóa, công nghiệp hóa trên địa bàn. Hệ quả tiêu cực của quá trình phát triển này là ô nhiễm môi trường sống của người dân thành phố và một số hệ sinh thái có liên quan khác. Cụ thể là rừng ngập mặn Cần Giờ.
    Rừng ngập mặn Cần Giờ được hình thành gắn với quá trình lấn biển tự nhiên của hệ thống sông ngòi tại đây, trong chiến tranh rừng ngập mặn Cần Giờ bị tàn phá nặng nề bởi chất khai hoang, sau khi hòa bình lập lại với quyết tâm của người dân thành phố, rừng ngập mặn Cần Giờ dần được khôi phục lại, đã được thế giới đánh giá cao và tổ chức UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển đầu tiên ở Việt Nam, rừng ngập mặn Cần Giờ được ví như lá phổi của thành phố Hồ Chí Minh, có chức năng cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường của một thành phố đang phát triển với tốc độ cao. Đồng thời đây cũng là nơi có môi trường và điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức du lịch sinh thái, đáp ứng nhu cầu du lịch dã ngoại của người dân thành phố và các vùng lân cận, tạo điều kiện cải thiện cuộc sống của người dân địa phương.
    Rừng ngập mặn Cần Giờ còn là môi trường sinh sống cho hệ động vật hoang dã tại đây, nói cách khác đa dạng sinh học thực vật và đa dạng sinh học động vật có mối qua hệ chặt chẽ với nhau, trong mối qua hệ đó đa dạng sinh học thực vật quyết định tính đa dạng của toàn khu vực.
    Rừng ngập mặn cần giờ là cửa ngõ tiếp nhận tàu bè trong và ngoài nước đến với thành phố Hồ Chí Minh, do vậy rừng tại đây còn có chức năng phòng hộ như chống sạt lỡ, bồi tụ lòng sông do tàu bè gây nên. Là lá chắn thiên tai từ biển cả cho thành phố như gió, bão. Cố định phù sa bồi tụ từ cửa sông mang ra biển, thực hiện quá trình lấn biển tự nhiên của rừng ngập mặn.
    Với tầm quan trọng như vậy, để có cơ sở khoa học trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên và đề xuất các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học trong tương lai cho phù hợp với đặc thù tại địa phương, việc thực hiện đề tài “nghiên cứu tính đa dạng sinh học thực vật thân gỗ tại rừng ngập mặn Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh” là rất cần thiết.


    1.2. Mục tiêu nghiên cứu
    Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học thực vật thân gỗ về mặt cấu trức, thành phần loài tại tiểu khu 1 rừng ngập mặn Cần Giờ.
    Nắm được xu hướng diễn thế và biến động của thảm thực vật tại đây.
    Phân tích kết quả nghiên cứu, đề xuất các biện pháp hữu hiệu trong công tác quản lý bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học thực vật thân gỗ ở các mức độ loài, họ, quần xã tại tiểu khu 1.
    1.3. Mục đích nghiên cứu
    Thông qua quá trình điều tra, đánh giá, phân tích các chỉ số đa dạng sinh học thực vật thân gỗ, xây dựng dữ liệu cơ bản về đa dạng sinh học thực vật bằng phương pháp định lượng cho tiểu khu 1, làm cơ sở theo dõi và sử dụng bền vững tài nguyên thực vật của tiểu khu. Đồng thời, làm cơ sở cho việc nghiên cứu những tiểu khu còn lại của rừng ngập mặn Cần Giờ. Kết quả nghiên cứu cũng làm cơ sở sơ bộ cho việc theo dõi, đề xuất các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học cho khu vực trong tương lai.
    1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Tính đa dạng sinh học thực vật thân gỗ tại tiểu khu 1 rừng ngập mặn Cần Giờ.
    1.4.2. Khách thể nghiên cứu
    Thực vật thân gỗ rừng ngập mặn Cần Giờ.
    1.4.3. Đối tượng khảo sát
    Tiểu khu 1, rừng ngập mặn Cần Giờ.
    1.4.4. Phạm vi nghiên cứu
    Nghiên cứu đa dạng sinh học thực vật thân gỗ rừng ngập mặn Cần Giờ chỉ thực hiện đối với 1 tiểu khu, đó là tiểu khu 1 rừng ngập mặn Cần Giờ. Do thời gian và điều kiện không cho phép, nghiên cứu chỉ ở mức độ đa dạng loài, họ và quần xã thực vật thân gỗ rừng ngập mặn (có đường kính tại vị trí 1,3 m từ 6 cm trở lên) mà chưa nghiên cứu về đa dạng gen của hệ thực vật thân gỗ rừng ngập mặn và thực vật có đường kính tại vị trí 1,3 m từ 6 cm trở xuống.

    MỤC LỤC
    Chương 1
    MỞ ĐẦU
    1.1. Đặt vấn đề
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu
    1.3. Mục đích nghiên cứu
    1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Trang
    Chương 2
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
    2.1. Tổng quan về đa dạng sinh học
    2.1.1. Khái niệm về đa dạng sinh học
    2.1.2. Tầm quan trọng của đa dạng sinh học
    2.1.3. Nguyên nhân suy thoái đa dạng sinh học và giải pháp bảo tồn
    2.1.4. Một số chương trình Nhà nước có các đề tài liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học
    2.1.5. Các phương pháp đánh giá đa dạng sinh học
    2.2. Khái quát về rừng ngập mặn
    2.2.1. Trên thế giới
    2.2.2. Ở Việt Nam
    2.3. Tình hình nghiên cứu về đa dạng sinh học
    2.3.1. Một số nghiên cứu về đa dạng sinh học trên thế giới
    2.3.2. Nghiên cứu về đa dạng sinh học ở Việt Nam

    Chương 3
    ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    3.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu
    3.1.1. Điều kiện tự nhiên
    3.1.2. Thực vật rừng ngập mặn Cần Giờ
    3.2. Nội dung nghiên cứu
    3.3. Phương pháp nghiên cứu đa dạng sinh học thực vật
    3.3.1. Cơ sở lựa chọn tiểu khu nghiên cứu
    3.3.2. Công tác chuẩn bị
    3.3.3. Ngoại nghiệp
    3.3.4. Xử lý số liệu
    3.4. Phương pháp nghiên cứu đa dạng sinh học thú
    3.5. Phương pháp nghiên cứu đa dạng sinh học chim
    Chương 4
    KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
    4.1. Vị trí các ô đo đếm
    4.2. Định lượng đa dạng sinh học thực vật tại tiểu khu 1
    4.2.1. Phân tích đa dạng thực vật loài tại tiểu khu 1
    4.2.2. Phân tích đa dạng họ thực vật trong tiểu khu 1
    4.2.3 Phân tích đa dạng quần xã thực vật trong tiểu khu 1

    Chương 5
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    5.1. Kết luận
    5.2. Kiến nghị
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...