Luận Văn Nghiên cứu tính đa dạng di truyền của một số dòng Song mật thu thập từ các tỉnh phía Bắc sử dụng kỹ

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nên tài nguyên thực vật rất
    dồi dào, với diện tích rừng của Việt Nam chúng ta thấy được sự đa dạng các
    loài trong hệ sinh thái thực vật là vô cùng phong phú. Với mục tiêu trồng rừng
    phát triển kinh tế, tạo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp cũng như
    các làng nghề thì sản phNm từ rừng của chúng ta phải ngày càng được nâng
    cao cả về chất lượng và sản lượng.
    Song mật (Calamus platyacanthus Warb. Ex Becc) là một trong những
    loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao. Song mật có đường kính lớn, dài,
    bền, dẻo, dễ uốn và chịu lực tốt nên đây là nguyên liệu sử dụng trong các làng
    nghề mây tre đan trên cả nước.
    Với sự quan tâm đầu tư của nhà nước cho các cơ sở sản xuất tiểu thủ
    công nghiệp thì số lượng sản phNm từ các làng nghề mây tre đan ngày càng
    tăng nhưng tỷ lệ nghịch với sự gia tăng này chính là sự giảm sút nghiêm trọng
    của nguyên liệu đầu vào. Theo thống kê, khoảng 35 – 42% các cơ sở mây tre
    đan đang phải sản xuất cầm chừng và có nguy cơ đóng cửa vì thiếu và không
    chủ động được nguyên liệu. Việc thiết lập những vùng nguyên liệu chuyên
    canh tập trung Song mật là một nhu cầu bức bách đối với nước ta hiện nay.
    Trên cả nước đã có nhiều tỉnh triển khai việc nhân giống Song mật
    nhưng công tác nhân giống chỉ mang tính gây trồng và bằng hình thức gieo
    ươm hạt tạo cây con rồi đưa vào trồng rừng sản xuất nhưng với song mây
    trong giai đoạn phát triển của chúng luôn phải trải qua giai đoạn cỏ. Đây là
    giai đoạn mà cây con tạo nhiều chồi, thời gian để các chồi phát triển là rất lâu,
    điều này kéo theo sự chậm phát triển của cây trồng. Để khắc phục giai đoạn
    cỏ này hiện nay chỉ có thể bằng các phương pháp nuôi cấy invitro.
    Giải quyết vấn đề thiếu nguồn nguyên liệu và suy giảm nhanh chóng
    nguồn tài nguyên thực vật này ngày 12 tháng 5 năm 2008 Bộ trưởng Bộ Nông
    nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra quyết định số 1462/QĐ/BNN-KHCN về
    việc: “Nghiên cứu tạo cây con Song mật bằng kỹ thuật nuôi cấy invitro”
    phục vụ công tác bảo tồn nguồn gen và nhân giống Song mật đưa nhanh vào
    trồng rừng sản xuất.
    Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nguyên liệu đưa vào nhân
    giống sản xuất. Để có nguồn nguyên liệu tốt cho công tác nhân giống thì việc
    đánh giá, kiểm tra chất lượng nguồn giống là vô cùng quan trọng. Một trong
    những phương pháp đem lại hiệu quả, độ chính xác cao, rút ngắn được thời
    gian và công sức là dùng các chỉ thị phân tử để nghiên cứu sự đa dạng di
    truyền bởi nó cho chúng ta biết về thành phần gen giữa các cá thể trong cùng
    1 loài và giữa các loài khác nhau. Đến nay các nghiên cứu về tính đa hình
    cũng như tính đa dạng di truyền của Song mật để phục vụ công tác chọn
    giống ở Việt Nam vẫn còn bỏ ngỏ.
    Vì vậy, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tính đa dạng di truyền của
    một số dòng Song mật thu thập từ các tỉnh phía Bắc sử dụng kỹ thuật
    RAPD.”

    Đề tài đặt mục tiêu là đánh giá mối quan hệ di truyền giữa các mẫu
    nghiên cứu từ đó làm cơ sở cho việc xác định xuất xứ, giúp các nhà chọn
    giống có kết luận chính xác về tính di truyền của các tính trạng mang phNm
    chất tốt của đối tượng. Phục vụ cho công tác tuyển chọn và nhân giống các
    dòng Song mật có thời gian nuôi trồng ngắn, phNm chất tốt, sản lượng cao đáp
    ứng nhu cầu sản xuất và chất lượng sản phNm đầu ra.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...