Thạc Sĩ Nghiên cứu tính đa dạng của khu hệ chim và tình trạng của loài chim trĩ thuộc giống Lopura ở rừng ph

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
    1.1. Lịch sử nghiên cứu chim Việt Nam . 4
    1.1.1. Nghiên cứu về chim rừng Việt Nam giai đoạn trước năm 1975 4
    1.1.2. Nghiên cứu về chim rừng Việt Nam giai đoạn sau năm 1975 . 6
    1.1.3. Nghiên cứu tại RPH Động Châu và vùng phụ cận . 9
    1.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên ở RPH Động Châu 10
    1.2.1. Vị trí địa lý 10
    1.2.2. Địa hình, địa chất 12
    1.2.3. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn 12
    1.2.4. Khu hệ thực vật và động vật . 13
    1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội ở khu vực nghiên cứu . 21
    1.3.1. Dân tộc và dân số . 21
    1.3.2. Hoạt động sản xuất . 23
    1.3.3. Cơ sở hạng tầng 26
    1.3.4. Văn hoá, xã hội . 26
    CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
    CỨU 28
    2.1. Địa điểm và thời gian . 28
    2.2. Phương pháp nghiên cứu . 30
    2.2.1. Phương pháp điều tra khảo sát . 30
    2.2.1.1. Dụng cụ cứu chính 30
    2.2.1.2. Khảo sát theo tuyến . 30
    2.2.1.3. Phương pháp đặt máy bẫy ảnh 30
    2.2.1.4. Phỏng vấn 31
    2.2.1.5. Thu thập các di vật 31
    2.2.1.6. Định loại chim trên hiện trường 32
    2.2.2. Điều tra, xác định các yếu tố đe doạ đến khu hệ chim và sinh cảnh 32
    2.2.3. Phương pháp nghiên cứu nội nghiệp 32
    2.2.3.1. Phân tích, xử lý số liệu 32
    2.2.3.2. Đánh giá các loài chim có giá trị khoa học . 32
    2.2.3.3. Lựa chọn hệ thống phân loại học để xây dựng danh lục chim ở RPH
    Động Châu 33
    2.3. Tư liệu nghiên cứu dùng để viết luận văn . 33
    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34
    3.1. Tính đa dạng thành phần loài của khu hệ chim . 34
    3.1.1. Thành phần loài chim ở RPH Động Châu 34
    3.1.2. Các loài chim có giá trị bảo tồn 45
    3.1.3. Tầm quan trọng của RPH Động Châu đối với vùng chim đặc hữu đất
    thấp Trung Bộ . 46

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vi
    3.1.4. So sánh sự đa dạng khu hệ chim ở RPH Động Châu đối với các VQG và
    KBTTN thuộc 3 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị 47
    3.2. Một số mối quan hệ của khu hệ chim với sinh cảnh sống . 49
    3.2.1. Cơ sở phân chia sinh cảnh 49
    3.2.2. Sự phân bố của chim theo các dạng sinh cảnh . 49
    3.3. Tình trạng của các loài chim Trĩ thuộc giống Lophura ở RPH Động Châu 55
    3.3.1. Gà lôi lam mào trắng – Lophura edwardsi (Oustalet, 1896) 55
    3.3.2. Gà lôi trắng – Lophura nycthemera (Linnaeus, 1758) 58
    3.3.3. Gà lôi hông tía - Lophura diardi (Bonaparte, 1856) . 60
    3.4. Các tác nhân đe doạ và đề xuất các giải pháp thích hợp cho việc quản lý, bảo
    tồn và phát triển bền vững tài nguyên chim ở khu vực nghiên cứu . 61
    3.4.1. Các tác nhân đe doạ đến khu hệ chim 62
    3.4.1.1. Khai thác gỗ 62
    3.4.1.2. Săn bắt và buôn bán động vật hoang dã 62
    3.4.1.3. Khai thác lâm sản ngoài gỗ . 63
    3.4.1.4. Chăn thả gia súc 63
    3.4.2. Nguyên nhân gây ra các mối đe doạ . 64
    3.4.2.1. Sự gia tăng dân số . 64
    3.4.2.2. Sự đói nghèo 64
    3.4.2.3. Năng lực quản lý và thực thi pháp luật còn hạn chế . 64
    3.4.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý, bảo tồn và phát triển tài nguyên chim
    ở RPH Động Châu 65
    3.4.3.1. Nâng cao năng lực quản lý và tăng cường lực lượng quản lý, bảo vệ
    rừng 65
    3.4.3.2. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ rừng . 66
    3.4.3.3. Nâng cao đời sống cho người dân địa phương 67
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ . 68
    1. Kết luận . 68
    2. Đề nghị 69
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 70


    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vii
    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 1.1. Hiện trạng thảm thực vật rừng ở RPH Động Châu 14
    Bảng 1.2. Thành phần thực vật ở RPH Động Châu 19
    Bảng 1.3. Cấu trúc thành phần loài Động vật có xương sống trên cạn . 20
    ở RPH Động Châu . 20
    Bảng 1.4. Diện tích, dân số và lao động . 21
    Bảng 1.5. Thành phần dân tộc . 22
    Bảng 1.6. Tổng hợp hộ nghèo, khẩu nghèo tại các xã năm 2011 . 22
    Bảng 1.7. Cơ cấu sử dụng đất . 23
    . 24
    Bảng 1.9. Hiện trạng gia súc, gia cầm 24
    Bảng 1.10. Tổng hợp kết quả giao đất Lâm nghiệp 25
    Bảng 1.11. Tổng hợp hiện trạng giáo dục tại 02 xã năm 2011 . 27
    Bảng 2.1. Thời gian và địa điểm điều tra khảo sát chim tại RPH Động Châu . 28
    Bảng 3.1. Thành phần loài chim ghi nhận được ở RPH Động Châu 34
    Bảng 3.2. Các loài chim có giá trị bảo tồn ở RPH Động Châu . 45
    Bảng 3.3. Các loài chim có vùng phân bố hẹp ở RPH Động Châu 46
    Bảng 3.4. So sánh sự đa dạng về thành phần loài chim ở RPH Động Châu với các
    VQG và KBTTN của 3 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị 47
    Bảng 3.5. Sự phân bố về thành phần loài chim theo các dạng sinh cảnh . 49
    Bảng 3.6. Các họ và loài ưu thế trong các dạng sinh cảnh . 53
    Bảng 3.7. Kết quả phỏng vấn về Gà lôi lam mào trắng Lophura edwardsi 57
    Bảng 3.8. Kết quả phỏng vấn thông tin về Gà lôi trắng - Lophura nycthemera . 59
    Bảng 3.9. Kết quả phỏng vấn về Gà lôi hông tía - Lophura diardi 61


    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    viii
    DANH MỤC CÁC HÌNH

    Hình 1.1. Bản đồ địa giới hành chính của RPH Động Châu . 11
    Hình 1.2. Bản đồ hiện trạng thảm thực vật ở RPH Động châu, tỉnh Quảng Bình 18
    Hình 2.1. Bản đồ tuyến điều tra khảo sát chim ở RPH Động Châu 29
    Hình 3.1. Biểu đồ so sánh sự đa dạng về thành phần loài chim ở RPH Động Châu
    với các VQG và KBTTN của 3 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị . 48
    Hình 3.2. Biểu đồ phân bố của họ và loài chim theo các dạng sinh cảnh . 52


    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    ix
    DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

    Phụ lục 1. Thành phần loài chim ở các VQG và KBTTN thuộc 3 tỉnh Hà Tĩnh,
    Quảng Bình và Quảng Trị.
    Phụ lục 2. Sự phân bố của chim theo các dạng sinh cảnh.
    Phụ lục 3. Danh sách phỏng vấn người dân địa phương ở RPH Động Châu.
    Phụ lục 4. Phiếu phỏng vấn người dân địa phương về Gà lôi lam mào trắng Lophura
    edwardsi.
    Phụ lục 5. Phiếu phỏng vấn người dân địa phương về Gà lôi trắng Lophura
    nycthemera.
    Phụ lục 6. Phiếu phỏng vấn người dân địa phương về Gà lôi hông tía Lophura
    diardi.
    Phụ lục ảnh 1. Các hoạt động nghiên cứu ở RPH Động Châu.
    Phụ lục ảnh 2. Một số loài chim và di vật của loài được nuôi, giữ ở nhà dân địa
    phương.
    Phụ lục ảnh 3. Các dạng sinh cảnh chính ở RPH Động Châu.
    Phụ lục ảnh 4. Tác động của con người đến tài nguyên rừng ở RPH Động Châu.
    Phụ lục ảnh 5. Poster tuyên truyền về các loài chim họ Trĩ thuộc giống Lophura.

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    1
    MỞ ĐẦU

    Tài nguyên sinh vật nói chung và tài nguyên chim nói riêng có vai trò to lớn
    trong đời sống hàng ngày của con người. Trong những năm gần đây, công tác
    nghiên cứu về bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam rất được quan tâm, nhiều công
    trình nghiên cứu được triển khai theo hướng đánh giá tài nguyên, đề xuất các giải
    pháp quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên.
    Nằm trong khu vực Đông Nam Á, nơi có tiềm năng về đa dạng sinh học cao,
    Việt Nam có khu hệ chim rất đa dạng và phong phú với 887 loài thuộc 88 họ của 20
    bộ[29]. Riêng đối với bảo tồn chim đã xác lập được 63 vùng chim quan trọng ở Việt
    Nam [32]. Đây là những biện pháp tích cực, nhằm góp phần bảo tồn ĐDSH, duy trì
    sự cân bằng sinh thái, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước.
    Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở vùng sinh thái toàn cầu Dãy Trường Sơn có
    sự đa dạng cao về thành phần loài chim như: VQG Bạch Mã (Thừa thiên - Huế) với
    358 loài, 186 giống thuộc 55 họ, 15 bộ [16]; VQG Cát Tiên (Đồng Nai) với 351 loài
    thuộc 64 họ, 18 bộ [38]; VQG Cúc Phương (Ninh Bình) với 262 loài thuộc 52 họ,
    16 bộ [16], Rừng phòng hộ Động Châu là một phần của “vùng sinh thái toàn cầu
    Dãy Trường Sơn” nên cũng có khu hệ chim rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên,
    cho đến nay mới có một số ít công trình nghiên cứu về chim ở đây. Những nghiên
    cứu này chưa phản ánh đầy đủ sự đa dạng về thành phần loài chim ở Rừng phòng
    hộ Động Châu, do vậy cần phải có những nghiên cứu tiếp.
    Việt Nam được coi là quê hương của các loài chim Trĩ ở Đông Dương, với
    nhiều loài đặc hữu, quý hiếm, có giá trị về mặt khoa học và thực tiễn cao và các loài
    chim Trĩ luôn được quan tâm điều tra, nghiên cứu, bảo vệ. Các loài chim Trĩ nói
    chung và giống Lophura trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có lịch sử nghiên
    cứu khá lâu. Năm 1975, Hiệp Hội Chim Trĩ Thế giới (World Pheasant Association)
    được thành lập, có trụ sở tại Anh Quốc, hàng năm Hội đã xuất bản những bản tin và
    tạp chí của Hội. Mục đích nhằm phát triển, thúc đẩy và hỗ trợ bảo tồn tất cả các loài
    chim thuộc bộ Gà, trong đó có các loài giống Lophura.

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    2
    Trong những năm gần đây, do tình trạng săn bắt quá mức, sinh cảnh sống bị
    thu hẹp, các loài chim Trĩ thuộc giống Lophura đã bị suy giảm nghiêm trọng về trữ
    lượng. Hiện nay, chim Trĩ đang đứng trước nguy cơ bị diệt vong nếu không có
    những biện pháp bảo vệ cấp bách và hữu hiệu. Trong Danh lục đỏ Thế giới của
    IUCN về các loài bị đe doạ toàn cầu (The IUCN Red List of the Threatened
    Species) và đặc biệt là Sách Đỏ Việt Nam (2007) đã có các loài chim Trĩ đặc hữu,
    quý hiếm được ghi nhận và xếp ở các cấp đe dọa khác nhau. Đặc biệt loài Gà lôi
    lam mào trắng Lophura edwardsi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) xếp vào bậc nguy
    cấp (EN) và Danh Lục Đỏ của IUCN (2014) xếp vào bậc Rất nguy cấp (CR). Cho
    đến nay, có rất ít các thông tin ghi nhận trực tiếp về loài này mà chỉ ghi nhận được
    chúng qua phỏng vấn người dân địa phương.
    Các hoạt động của con người đã tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi
    trường sống của các loài chim như khai thác gỗ và các sản phẩm ngoài gỗ, khai thác
    khoáng sản, săn bắt và buôn bán động vật, . Vì vậy, việc xác định các mối đe doạ
    và các khu vực bị tác động ở Rừng phòng hộ Động Châu là một trong những nhiệm
    vụ quan trọng, giúp các nhà quản lý có những biện pháp kiểm soát các tác động tiêu
    cực nhằm bảo tồn và phát triển bền vững khu hệ chim của khu vực này.
    Nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn cấp bách đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề
    tài: “Nghiên cứu tính đa dạng của khu hệ chim và tình trạng của các loài chim Trĩ
    thuộc giống Lophura ở Rừng phòng hộ Động Châu, tỉnh Quảng Bình và đề xuất giải
    pháp bảo tồn”.

    Mục tiêu của đề tài:
    - Xác định được tính đa dạng về thành phần loài chim ở Rừng phòng hộ Động Châu.
    - Xác định tình trạng của các loài chim Trĩ thuộc giống Lophura ở Rừng phòng hộ
    Động Châu.
    - Xác định các mối đe dọa đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học trong đó
    có khu hệ chim ở Rừng phòng hộ Động Châu và đề xuất các giải pháp bảo tồn.


    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    3
    Nội dung của đề tài:
    - Xây dựng được danh lục các loài chim, phân tích tính đa dạng về thành phần loài và
    mức độ phong phú của khu hệ chim Rừng phòng hộ Động Châu.
    - Thu thập số liệu, phân tích đánh giá về tình trạng của các loài chim Trĩ thuộc giống
    Lophura ở Rừng phòng hộ Động Châu.
    - Phân tích các nguyên nhân gây suy thoái về loài và sinh cảnh và đề xuất các giải pháp
    bảo tồn tính đa dạng của khu hệ chim ở khu vực nghiên cứu.
     
Đang tải...