Thạc Sĩ Nghiên cứu tính chọn lọc của một số loại thiết bị thoát mực ống cho nghề chụp mực ở vùng biển vịnh b

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: NGHIÊN CỨU TÍNH CHỌN LỌC CỦA MỘT SỐ LOẠI THIẾT BỊ THOÁT MỰC ỐNG CHO NGHỀ CHỤP MỰC Ở VÙNG BIỂN VỊNH BẮC BỘ


    MỤC LỤC
    CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
    DANH MỤC CÁC BẢNG . vi
    DANH MỤC CÁC HÌNH . vi
    MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
    1.1. NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC 3
    1.1.1. Hiện trạng nguồn lợi mực ống trên thế giới 3
    1.1.1.1. Hiện trạng khai thác mực ống trên thế giới 3
    1.1.1.2. Đặc điểm sinh học của mực ống 5
    1.1.2. Nghiên cứu về ngư cụ chọn lọc 7
    1.1.2.1. Nghiên cứu về tính chọn lọc của ngư cụ 7
    1.1.2.2. Nghiên cứu về thiết bị chọn lọc trên thế giới . 11
    1.2. NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC . 19
    1.2.1. Hiện trạng nguồn lợi hải sản vùng biển vịnh Bắc Bộ 19
    1.2.1.1. Trữ lượng và khả năng khải thác hải sản . 19
    1.2.1.2. Trữ lượng ước tính của một số loài cá kinh tế . 20
    1.2.1.3. Đặc điểm sinh học mực ống ở vịnh Bắc Bộ . 20
    1.2.2. Hiện trạng khai thác hải sản vùng biển vịnh Bắc Bộ . 21
    1.2.2.1. Hiện trạng nghề khai thác hải sản 21
    1.2.2.2. Thực trạng nghề chụp mực 22
    1.2.3. Nghiên cứu về ngư cụ chọn lọc 23
    1.2.3.1. Nghiên cứu về tính chọn lọc của ngư cụ 23
    1.2.3.2. Nghiên cứu về thiết bị chọn lọc . 24
    CHƯƠNG 2: TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 26
    2.1. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 26
    2.1.1. Tài liệu sử dụng . 26
    2.1.2. Phương tiện nghiên cứu . 27
    2.1.2.1. Tàu thuyền và trang thiết bị . 27
    2.1.2.2. Mẫu lưới thí nghiệm 29
    2.1.3. Thiết bị thoát mực ống . 31
    2.1.3.1. Thiết bị mắt lưới hình vuông . 31
    2.1.3.2. Thiết bị mắt lưới hình thoi . 32
    ii
    2.1.3.3. Thiết bị mắt lưới hình vuông inôx . 33
    2.1.3.4. Cách lắp đặt thiết bị và đụt ngoài 34
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 35
    2.2.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu . 35
    2.2.1.1. Phạm vi và thời gian nghiên cứu . 35
    2.2.1.2. Đối tượng nghiên cứu 35
    2.2.2. Phương pháp thiết kế thiết bị thoát mực ống 37
    2.2.2.1. Lựa chọn kiểu dáng cho thiết bị thoát mực ống . 37
    2.2.2.2. Thiết kế và thi công thiết bị thoát mực ống 38
    2.2.3. Qui trình thao tác mẻ lưới chụp mực 41
    2.2.3.1. Thắp sáng tập trung mực . 42
    2.2.3.2. Chuẩn bị lưới và thiết bị 42
    2.2.3.3. Thả lưới chụp mực 43
    2.2.3.4. Thu lưới chụp mực 44
    2.2.4. Bố trí thí nghiệm và thu thập số liệu . 44
    2.2.4.1. Cách bố trí thí nghiệm . 44
    2.2.4.2. Cách thu thập số liệu thực nghiệm . 45
    2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu 45
    2.2.5.1. Tính năng suất khai thác 45
    2.2.5.2. Cách tính tỷ lệ thoát 46
    2.2.5.3. Phương pháp xây dựng đường cong chọn lọc 46
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 48
    3.1. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM THIẾT BỊ THOÁT MỰC ỐNG 48
    3.1.1. Thành phần loài và sản lượng khai thác 49
    3.1.1.1. Thành phần loài 49
    3.1.1.2. Sản lượng khai thác . 50
    3.1.2. Đánh giá khả năng thoát của mực ống 51
    3.1.2.1. Khả năng thoát của mực ống theo thời gian ngâm đụt lưới 52
    3.1.2.2. Khả năng thoát của mực ống theo hình dạng mắt lưới . 54
    3.1.2.3. Khả năng thoát của mực ống theo hình thức lắp ráp 56
    3.2. TÍNH CHỌN LỌC CỦA THIẾT BỊ THOÁT MỰC ỐNG 59
    3.2.1. Tính chọn lọc của thiết bị thoát mực ống đối với Mực ống beka 60
    3.2.1.1. Tần suất chiều dài Mực ống beka 60
    3.2.1.2. Khả năng thoát của Mực ống beka 61
    3.2.1.3. Đường cong chọn lọc của các thiết bị đối với Mực ống beka . 63
    iii
    3.2.2. Tính chọn lọc của thiết bị thiết bị thoát mực ống đối với Mực đất 65
    3.2.2.1. Tần suất chiều dài Mực đất . 65
    3.2.2.2. Khả năng thoát của Mực đất 66
    3.2.2.3. Đường cong chọn lọc của các thiết bị đối với Mực đất 67
    3.2.3. Tính chọn lọc của thiết bị thoát mực ống đối với Mực ống Ấn Độ . 69
    3.2.3.1. Tần suất chiều dài Mực ống Ấn Độ . 69
    3.2.3.2. Khả năng thoát của Mực ống Ấn Độ . 70
    3.2.3.3. Đường cong chọn lọc của thiết bị đối với Mực ống Ấn Độ 72
    3.3.4. Tính chọn lọc của thiết bị thoát mực ống đối với Mực thẻ 74
    3.2.4.1. Tần suất chiều dài Mực thẻ . 74
    3.2.4.2. Khả năng thoát của Mực thẻ 75
    3.2.4.3. Đường cong chọn lọc của các thiết bị đối với Mực thẻ 76
    3.2.5. Tính chọn lọc của thiết bị thoát mực ống đối với họ mực ống 78
    3.2.5.1. Tần suất chiều dài họ mực ống 78
    3.2.5.2. Khả năng thoát của họ mực ống 79
    3.2.5.3. Đường cong chọn lọc của các thiết bị đối với họ mực ống . 80
    3.3. PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN THIẾT BỊ 82
    3.3.1. Tính chọn lọc của thiết bị thoát mực ống theo loài . 82
    3.3.1.1. Phân tích tính chọn lọc của thiết bị theo Mực ống beka . 82
    3.3.1.2. Phân tích tính chọn lọc của thiết bị theo Mực đất 83
    3.3.1.3. Phân tích tính chọn lọc của thiết bị theo Mực ống Ấn Độ 84
    3.3.1.4. Phân tích tính chọn lọc của thiết bị theo Mực thẻ 85
    3.3.2. Lựa chọn thiết bị thoát mực ống cho nghề chụp mực . 86
    3.3.2.1. Lựa chọn kích thước mắt lưới cho thiết bị thoát mực ống 86
    3.3.2.2. Đề xuất mẫu lưới chụp mực có tính chọn lọc 87
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT . 88
    1. KẾT LUẬN . 88
    2. ĐỀ XUẤT . 90
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 91
    Phụ lục 1: Các mẻ lưới thí nghiệm thiết bị thoát mực ống 94
    Phụ lục 2: Một số kết quả phân tích phương sai theo loài . 103
    Phụ lục 3: Một số hình ảnh hoạt động thí nghiệm thiết bị thoát mực ống . 106

    MỞ ĐẦU
    Khai thác động vật chân đầu, đặc biệt là mực ống đã thu hút được sự quan tâm
    của thế giới trong hai thập kỷ qua. Khai thác mực vừa mang lại lợi ích kinh tế, vừa
    đóng vai trò cung cấp protêin chất lượng cao cho con người (Caddy, 1983; Roper
    Sweeney và Nauen, 1984). Mặc khác, mực ống đóng vai trò quan trọng trong chuỗi
    thức ăn của hệ sinh thái biển; chúng vừa là con mồi, vừa là động vật ăn mồi (Morejohn
    & nnk, 1978) [25]. Theo số liệu thống kê của FAO, sản lượng khai thác mực ống trung
    bình hàng năm trên thế giới khoảng 364.000 tấn. Nghề khai thác mực rất phát triển ở
    các nước Châu Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, ). Tại vùng biển phía Nam
    Trung Quốc, động vật chân đầu là nhóm loài đánh bắt chính, chiếm 5-6% tổng sản
    lượng khai thác được, trong đó mực ống chiếm 98,0% (Samsudin, 1997) [14]. Tuy
    nhiên, nguồn lợi mực ống dẫu có thể tái tạo lại được nhưng cũng có giới hạn, nên cần
    được quản lý một cách phù hợp để đảm bảo bền vững nguồn thực phẩm này.
    Năm 1995, FAO đã đưa ra bộ qui tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm nhằm
    khuyến khích bảo vệ nguồn lợi thuỷ sinh và môi trường các khu vực ven biển; thiết lập
    các nguyên tắc phù hợp với qui tắc liên quan đến luật quốc tế về đánh cá có trách
    nhiệm, Đây là một công cụ có thể giúp cho các quốc gia xây dựng hoặc cũng cố
    khuôn khổ pháp chế và pháp lý cần thiết nhằm phát triển bền vững nghề cá.
    Ở Việt Nam, mực ống là đối tượng khai thác có giá trị kinh tế cao, có thể đánh
    bắt được bằng nhiều nghề như lưới kéo, lưới vây, lưới mành, chụp mực, câu tay,
    Nghề chụp mực du nhập vào nước ta từ năm 1992 và phát triển mạnh mẽ ở các tỉnh
    ven biển vịnh Bắc Bộ. Lưới chụp mực nhanh chóng trở thành nghề khai thác hải sản
    quan trọng ở vùng biển này, nó mang lại hiệu quả kinh tế cao và cung cấp một lượng
    thực phẩm lớn cho con người. Tuy nhiên, nghề chụp mực đánh bắt mực ống có chiều
    dài < 90 mm chiếm khoảng 74,4% tổng sản lượng mực khai thác được (Nguyễn Long,
    2001) [9]. Đây sẽ là một trong những nguyên nhân làm giảm lượng bổ sung đàn sinh
    sản và dẫn đến suy giảm nguồn lợi mực ống.
    Mặc khác, vịnh Bắc Bộ là một trong những ngư trường khai thác trọng điểm
    nhưng đang phải đối mặt với những thách thức lớn về sự ô nhiễm môi trường, khai
    thác quá mức nguồn lợi hải sản ven bờ, . Trong khi đó các biện pháp quản lý, bảo vệ
    2
    và phát triển nguồn lợi hải sản chưa đạt hiệu quả. Pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi đã đưa ra
    những qui định về kích thước tối thiểu cho phép đánh bắt của một số loài hải sản, kích
    thước mắt lưới nhỏ nhất ở phần tập trung cá cho một số ngư cụ và ngư trường cấm
    hoạt động khai thác có thời vụ. Những qui định này chưa có cơ sở khoa học để áp
    dụng cho phù hợp với nghề chụp mực và các nghề khai thác mực nói chung.
    Những qui định về thông số kỹ thuật của ngư cụ và công nghệ khai thác là thước
    đo quan trọng trong quản lý nghề cá. Đánh giá tính chọn lọc của ngư cụ đang có, lựa
    chọn ngư cụ và phương pháp đánh bắt có chọn lọc là rất cấp bách. Ngư cụ và phương
    pháp đánh bắt có chọn lọc của các nghề khai thác thuỷ sản là một trong những yếu tố
    quan trọng góp phần làm giảm thiểu đối tượng đánh bắt không đúng tiêu chuẩn qui
    định và những tác động đến môi trường. Vì vậy, việc nghiên cứu tính chọn lọc của
    thiết bị thoát mực ống nhỏ cho nghề chụp mực là rất cần thiết. Trên cơ sở đó có thể
    xác định khoảng lựa chọn kích thước khai thác của thiết bị đối với một số loài mực
    ống và thông số kích thước mắt lưới cho lưới chụp mực.
    Với mục đích trên, Viện Nghiên cứu Hải sản đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu
    thiết kế và áp dụng ngư cụ chọn lọc cho một số loại nghề khai thác hải sản”. Trong đó,
    việc nghiên cứu thiết kế và áp dụng thiết bị thoát mực con cho nghề chụp mực là một
    trong những nội dung quan trọng của đề tài.
    Được sự đồng ý của Hiệu trưởng Trường Đại học Nha Trang và Lãnh đạo
    Viện Nghiên cứu Hải sản, tôi tiến hành thực hiện luận văn thạc sỹ với nội dung
    “Nghiên cứu tính chọn lọc của một số loại thiết bị thoát mực ống cho nghề chụp
    mực ở vùng biển vịnh Bắc Bộ”. Luận văn này được phép sử dụng số liệu về kết quả
    thí nghiệm thiết bị thoát mực ống cho nghề chụp mực của đề t ài cấp Bộ, mà tôi là
    thành viên tham gia.

    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    1.1. NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC
    1.1.1. Hiện trạng nguồn lợi mực ống trên thế giới
    Động vật chân đầu là nguồn thực phẩm quý đối với đời sống con ng ười và là mối
    quan tâm lớn của giới khoa học (Rodhouse, 1997). Các nghiên cứu về nguồn lợi, quy
    luật phân bố, biến động sản lượng, của động vật chân đầu ngày càng được quan tâm
    nhằm có được những cơ sở dữ liệu cần thiết cho việc nâng cao năng suất đánh bắt v à
    bảo vệ lâu dài nguồn lợi này.
    Mực ống là đối tượng có giá trị kinh tế cao trong lớp động vật chân đầu nhưng
    nguồn lợi mực ống không phải là vô hạn. Vì vậy, nhóm loài mực ống cũng được các
    nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài
    nguyên này.
    1.1.1.1. Hiện trạng khai thác mực ống trên thế giới
    Theo kết quả nghiên cứu của Roper (1984) đã phát hiện được 7 giống và 31 loài
    mực ống. Mực ống phân bố ở vùng nước thềm lục địa của tất cả các vùng biển trên thế
    giới từ Bắc cực đến Nam cực. Mật độ phân bố của mực ống không lớn và không phụ
    thuộc vào dòng chảy. Năng suất khai thác cao thường tập trung ở những vùng nước
    ven bờ. Ngư trường khai thác mực ống bao gồm: vùng dốc thềm lục địa của
    California, vùng nước mát ở dốc thềm lục địa xung quanh đảo Falkland của Manivơ và
    dốc thềm lục địa của Đông Nam Á. Sự phân bố của một số loài mực ống trên thế giới
    được thể hiện ở hình 1.1 [26].

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Trần Chu, 1995. “Đặc điểm cơ bản để nhận biết một số loài thường gặp thuộc
    lớp chân đầu (Cephalopoda)”. Viện Nghiên cứu Hải sản.
    2. Trần Chu và Trần Định ,1994. Dẫn liệu sinh học một số loài mực ống (Loligo
    spp.) và mực nang (Sepia spp.) ở vịnh Bắc Bộ. Viện nghiên cứu hải sản.
    3. Trần Định, Trần Chu và Nguyễn Xuân Dục, 1998. Thành phần loài và sản
    lượng mực khai thác ở vịnh Bắc Bộ. Tuyển tập các công trình nghiên cứu nghề cá
    biển, tập I - Viện Nghiên cứu Hải sản.
    4. Nguyễn Văn Động, 1997. Cơ sở khoa học chọn lọc của ngư cụ. Giáo trình cao
    học ngành công nghệ khai thác. Nha Trang.
    5. Vũ Việt Hà, Đặng Văn Thi và nnk, 2005. Hiện trạng nguồn lợi hải sản Việt
    Nam. Dự án Đánh gía Nguồn lợi sinh vật Biển Việt Nam - Viện Nghiên cứu Hải sản.
    6. Nguyễn Phong Hải, 2005. Nghiên cứu áp dụng thiết bị thoát cá con kiểu JTED
    cho nghề lưới kéo tôm ven bờ tỉnh Kiên Giang. Kỷ yếu hội thảo toàn quốc về: Khai
    thác, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá, tr. 212-219.
    7. Hồ Đình Hải, 2005. Nghiên cứu giải pháp thoát mực ống con cho lưới chụp
    mực ở vịnh Bắc Bộ, Luận án thạc sỹ, Nha Trang.
    8. Nguyễn Văn Kháng, 2005. Nghiên cứu thiết kế và áp dụng ngư cụ chọn lọc cho
    một số loại nghề khai thác hải sản. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ - Viện Nghiên cứu
    Hải sản.
    9. Nguyễn Long, 2001. Nghiên cứu khai thác mực đại dương (Sthenoteuthis
    oualaniensis) và mực ống (Loligo spp.) ở vùng biển xa bờ. Báo cáo tổng kết đề tài cấp
    Bộ - Viện Nghiên cứu Hải sản.
    10. Chu Văn Mẫn, 2003. Ứng dụng tin học trong sinh học (Sử dụng Microsoft
    Excel for Windows trong nghiên cứu sinh học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
    11. Đoàn Văn Phụ, 2004. Nghiên cứu thiết kế và áp dụng thiết bị thoát mực con
    cho nghề chụp mực ở vịnh Bắc Bộ. Báo cáo chuyên đề của Đề tài cấp Bộ - Viện
    Nghiên cứu Hải sản.
    92
    12. Đoàn Văn Phụ và Trần Huy Cương, 2006. Đánh giá hiện trạng phát triển bền
    vững ngành thuỷ sản Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo quốc gia phát triển bền vững ngành
    thuỷ sản Việt Nam: các vấn đề và cách tiếp cận, tr 32-38.
    13. Lê Xuân Tài, 1997. Nghiên cứu một số thông số cơ bản của lưới kéo có liên
    quan đến tính chọn lọc ngư cụ. Luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Thuỷ sản.
    14. Đặng Văn Thi, Nguyễn Bá Thông và Vũ Việt Hà, 2005. Tổng quan Nguồn lợi
    và hệ sinh thái vùng biển vịnh Bắc Bộ. Dự án Đánh giá nguồn lợi sinh vật biển Việt
    Nam, Viện Nghiên cứu Hải sản.
    15. Phạm Thược, 1995. Cơ sở khoa học của công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
    Việt Nam và một số biện pháp sử dụng hợp lý. Viện Nghiên cứu Hải sản.
    16. Trần Ánh Tuyết, 2005. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng của Mực ống
    Ấn Độ (Loligo duvauceli, orbigny 1848) dựa vào cấu trúc hiển vi của đá tai. Luận văn
    tốt nghiệp đại học. Viện Nghiên cứu Hải sản.
    17. Bộ Thuỷ sản, 2000. Thông tư số 01/2000/TT-BTS ngày 28 tháng 4 năm 2000
    sửa đổi, bổ sung một số điểm trong thông tư 04-TS/TT ngày 30/8/1990 của Bộ Thủy
    sản hướng dẫn thực hiện pháp lệnh ngày 25/4/1989 của HĐNN và nghị định số 195-HĐBT ngày 2/6/1990 về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
    18. Quốc hội, 2003. Luật Thuỷ sản. NXB. Chính trị Quốc gia, H à Nội.
    19. Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản, 2005. Quy hoạch nghề khai thác hải sản
    xa bờ vịnh Bắc Bộ đến năm 2010.
    20. Nguyen Khac Bac, 2005. Individual growth patterns and mortality of mitre
    squid (Photololigo chinensis Gray, 1849) in the Tonkin Gulf of Vietnam based on
    statolith microstructure. Master thesis, University of Bergen.
    21. Bullough L, Nepier I, Reley D và Laurenson C, 2001. A long-term trial of the
    effects of squere mesh panel on commercial fish catchs. North Atlantic Fisheries College.
    22. Bundit C, Suppachai A, Somboon S, Idrish Abdul Hamid , 2004. Study on
    JTED in Brunei Darussalam, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thailand và Vietnam.
    SEAFDEC/TD Thailand.
    93
    23. Dayton L. Alverson, Mark H. Freeberg, Steven A. Murawski và J. G. Pope,
    1994. A global assessment of fisheries bycatch anhd discards. FAO, Rome.
    24. Laurenson C. và Beveridge D, 1997. The potential short-term economic
    impact of squere mesh panels on the Shetland inshore fishing fleet. North Atlantic
    Fisheries College.
    25. Nicholas Rawlinson và Steve Eayrs, 1997. Moving towards more reponsible
    fishing practices in Australia’s Northern prawn fishery. Regional workshop on
    reponsible fishing. SEAFDEC, Sumat Prakarn, Thailand.
    26. Paul G. Rodhouse, 2005. World squid resources. Review of the state os world
    marine fishery resources. FAO, Rome.
    27. Per Sparre và Siebren C. Venema, 1998. Introduction to Tropical Fish Stock
    Assessment - Part 1: Manual. FAO - FIAT PANIS, Rome, 1998
    28. Robertson J.H.B, 1986. Design and construction of squere mesh codends.
    Marine Laboratory, Aberdeen.
    29. Robertson J.H.B, 1993. Design and fitting of squere mesh windows in
    whitefish and prawn trawls and seine nets, The Scottish office Agriculture and
    fisheries Department.
    30. Steve Eeyrs, 2005. A guide to bycatch reduction in tropical shrimp trawl
    fisheries. Australian Maritime Collage Tasmania, Aus tralia.
    31. Tatsuro Matsuoka, 2000. Selectivity of fishing gear. Faculty of Fisheries,
    Kagoshima University, Japan.
    32. Wilber R. Seidel, 1997. Southeast Unitet States fisheries bycatch reduction
    research in shrimp trawl fisheries. Regional workshop on rep onsible fishing.
    SEAFDEC, Sumat Prakarn, Thailand.
    33. Fao, 1995. Code of Conduct for Responsible Fisheries. Fao, Rome.
    34. http://www.fao.org/figis/servlet/tabselector
    35. http://www.seagrantfish.lsu.edu/management/TED&BRD/BRD.htm. Difinition
    and history: Turtle Excluder Device and Bycatch Reduction Device.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...