Báo Cáo Nghiên cứu tính bất hợp lý trong chỉ định thuốc và đề xuất giải pháp nâng cao tính hợp lý trong sử d

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ
    NĂM 2010

    MỤC LỤC
    I. ĐẶT VẤN ĐỀ . 14
    II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 17
    2.1. Khái niệm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và một số yếu tố ảnh hưởng đến
    sử dụng thuốc hợp lý, an toàn . 17
    2 2. Các yếu tố liên quan đến người kê đơn . 18
    2.3. Các yếu tố liên quan từ phía bệnh nhân . 20
    2.4. Yếu tố quản lý nhà nước 20
    2.5. Một số yếu tố khác . 20
    2.6. Hậu quả của sử dụng thuốc không hợp lý, an toàn 21
    2.7. Nghiên cứu về sử dụng thuốc hợp lý, an toàn trên thế giới . 22
    2.8. Nghiên cứu về sử dụng thuốc hợp lý an toàn ở Việt nam 28
    2.9. Phương pháp và các chỉ số đánh giá sử dụng thuốc hợp lý an toàn 34
    ã Sử dụng các số liệu tổng hợp . 34
    ã Kỹ thuật phân tích ABC (ABC analysis) 35
    ã Kỹ thuật phân tích theo nhóm trị liệu 36
    ã Kỹ thuật phân tích thuốc thiết yếu (VEN analysis) 37
    ã Phân tích theo liều quy định hàng ngày (DDD) 38
    2.10. Giải pháp can thiệp tăng cường việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn . 40
    2.11. Một số chính sách/quy định nhằm tăng cường việc sử dụng thuốc hợp lý,
    an toàn trong các cơ sở y tế tại Việt nam 41
    2.12. Phác đồ điều trị các bệnh được lựa chọn . 49
    2.12.1. Viêm phế quản cấp: . 49
    2.12.2. Loét dạ dày- tá tràng: 51
    2.12.3. Tiêu chảy cấp . 56
    2.12.4. Bệnh Gout 58
    2.12.5. Lỵ trực khuẩn . 62
    2.12.6. Viêm phế quản phổi ở trẻ em . 64


    III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 67
    3.1. Giai đoạn 1: Tổng quan tài liệu và xin ý kiến chuyên gia . 67
    3.2. Giai đoạn 2: Điều tra thực địa 68
    3.3. Giai đoạn 3: Đề xuất các giải pháp can thiệp . 73
    3.4. Thời gian thực hiện nghiên cứu: 74


    IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 74
    4.1. Thực trạng sử dụng thuốc tại một số bệnh viên nghiên cứu 74
    4.1.1. Kiến thức kê đơn của thày thuốc . 74
    4.1.1.1. Thông tin chung về các đối tượng nghiên cứu 74
    4.1.1.2. Kiến thức về phổ tác dụng của các nhóm kháng sinh . 77
    4.1.1.3. Kê đơn cho các tình huống bệnh nhân giả định . 79
    4.1.2. Thực trạng sử dụng thuốc tại các bệnh viện được nghiên cứu . 85
    4.1.2.1. Số thuốc trong 1 đơn thuốc hoặc bệnh án 85
    4.1.2.2. Tình hình kê đơn kháng sinh . 86
    4.1.2.3. Kê đơn thuốc có corticoid tác dụng toàn thân 89
    4.1.2.4. Kê đơn thuốc có vitamin . 90
    4.1.2.5. Tình hình báo cáo phản ứng phụ của thuốc . 90
    4.1.2.6. Thực trạng kê đơn thuốc trong một số bệnh . 91
    4.1.3. Một số yếu tố có liên quan đến thực trạng sử dụng thuốc tại các bệnh viện
    nghiên cứu . 99
    4.1.4. Những khó khăn trong quá trình kê đơn . 101
    4.1.5. Mức độ sử dụng các nguồn thông tin khác nhau trong quá trình kê đơn 102
    4.1.6. Đào tạo và nhu cầu đào tạo . 103
    4.1.7. Kết quả nghiên cứu dựa trên số liệu sẵn có và nghiên cứu định tính 105
    4.2. Xây dựng mô hình can thiệp . 115
    V. BÀN LUẬN . 122
    1. Kiến thức kê đơn . 122
    2. Thực trạng sử dụng thuốc . 123
    3. Một số yếu tố có liên quan đến thực trạng sử dụng thuốc 128
    4. Mô hình can thiệp 130
    VI. KẾT LUẬN. . 137
    VII. KHUYẾN NGHỊ 140
    13
    VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO . 141
    IX. PHỤ LỤC . 151
    1. Mẫu hồi cứu bệnh án /đơn thuốc . 151
    2. Phiếu điều tra cán bộ kê đơn . 153
    3. Hướng dẫn phỏng vấn sâu . 164

    I. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sử dụng thuốc hợp lý, an toàn là “việc đảm bảo cho người bệnh nhận được các thuốc thích hợp với yêu cầu của lâm sàng, liều lượng phù hợp với từng cá thể, trong khoảng thời gian vừa đủ và giá thành thấp nhất cho mỗi người cũng như cho cộng đồng của họ" [101]. Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn gồm các tiêu chuẩn chủ yếu sau:
    - Thuốc đảm bảo chất lượng;
    - Chỉ định thích hợp: kê đơn dựa vào các khám lâm sàng;
    - Thuốc thích hợp: chú ý tới hiệu quả, an toàn, tính tiện lợi cho người bệnh và với giá cả hợp lý;
    - Liều lượng, đường dùng và thời gian dùng thuốc thích hợp;
    - Người bệnh thích hợp: không có các chống chỉ định
    - Phân phối (bán, phát) đúng, bao gồm cả việc cung cấp các thông tin thích hợp về các thuốc đã kê đơn cho người bệnh;
    - Người bệnh tuân thủ điều trị.
    Sử dụng thuốc không hợp lý xảy ra khi một hay nhiều điều kiện theo định nghĩa nêu trên không được đảm bảo. Người ta ước tính có khoảng 50% lượng thuốc được tiêu thụ trên phạm vi toàn thế giới được kê đơn và sử dụng chưa hợp lý.
    Hai nhóm thuốc bị lạm dụng một cách phổ biến nhất là kháng sinh và thuốc tiêm [102].
    Sử dụng thuốc không hợp lý trong bệnh viện thường gặp như sau:
    - Sử dụng quá nhiều thuốc để điều trị cho một bệnh mà trong đó nhiều thuốc không thực sự cần thiết. Do đó gây tốn kém cho bệnh nhân và tăng nguy cơ tương tác thuốc.
    - Sử dụng thuốc quá mức cần thiết, được hiểu như việc kê đơn và dùng thuốc không đúng với chỉ định của bệnh hay trong những tình huống
    không cần thiết. Ví dụ việc bệnh nhân được sử dụng thuốc tiêm hay các thuốc mới đắt tiền trong khi các dạng thuốc đường uống hoặc các
    loại thuốc thông thường vẫn còn hiệu quả.
    - Việc kê đơn không tuân thủ các phác đồ hướng dẫn lâm sàng. Điển hình cho tình huống này là việc kê đơn sử dụng kháng sinh với liều
    thấp, không đủ liệu trình hay sử dụng kháng sinh cho các bệnh nhân không nhiễm khuẩn, góp phần làm tăng nguy cơ kháng thuốc.
    Sử dụng thuốc không hợp lý dẫn đến nhiều hậu quả không mong muốn [102]:
    - Làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc dẫn đến kéo dài thời gian điều trị, tăng tỷ lệ bệnh tật và tăng nguy cơ tử vong;
    - Khó kiểm soát các tác dụng không mong muốn, các phản ứng phụ và khả năng tương tác giữa các thuốc dẫn đến mất an toàn trong quá trình sử dụng, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của người bệnh;
    - Sử dụng thuốc không hợp lý làm gia tăng tình trạng kháng thuốc nhất là đối với thuốc kháng sinh.
    - Tất cả các hậu quả trên, ngoài ảnh hưởng về mặt sức khoẻ đều dẫn tới việc lãng phí nguồn lực vốn đã hạn hẹp dành cho công tác chăm sóc sức khoẻ.
    Cũng như ở nhiều nước đang phát triển khác, ở Việt Nam, tình trạng sử dụng thuốc không hợp lý đang là một vấn đề đáng báo động. Tại các cơ sở y tế, các thầy thuốc thường có xu hướng kết hợp nhiều loại thuốc không cần thiết, đặc biệt lạm dụng kháng sinh, vitamin, corticoid và các thuốc tiêm truyền đã được nhiều báo cáo ghi nhận. Tình trạng kháng kháng sinh đang có chiều hướng ngày càng gia tăng như là một hệ quả tất yếu của việc lạm dụng kháng sinh [94].
    Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu đề cập đến việc sử dụng thuốc không hợp lý tại các cơ sở y tế, nhất là đối với thuốc kháng sinh. Nghiên cứu của Dương Lệ Quyên và Đỗ Kim Sơn cho thấy có sự lạm dụng kháng sinh ở cả bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh và tuyến trung ương [40] . Theo nghiên cứu của Phạm Huy Dũng và cộng sự (1999) có hiện tượng sử dụng kháng sinh để điều trị khi không cần thiết (không viêm phổi), sử dụng kháng sinh không đủ liều, sử dụng các kháng sinh phổ rộng và phối hợp nhiều loại kháng sinh [30]. Nghiên cứu này cũng chỉ báo một tỷ lệ lớn các trường hợp kê đơn kháng sinh cùng các thuốc không cần thiết khác (vitamin, corticoid) cho những trẻ không viêm phổi và cho trẻ nhiễm khuẩn tai mũi họng.
    Để cập nhật các thông tin về thực trạng sử dụng thuốc tại các bệnh viện và qua đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn tại các bệnh viện nước ta, nghiên cứu này được triển khai nhằm các mục tiêu sau:
    1. Mô tả thực trạng sử dụng thuốc tại một số khoa/đơn vị Nội, Nhi, Lây ở một số bệnh viện công lập các tuyến miền Bắc, Việt nam.
    2. Phân tích một số yếu tố có liên quan đến thực trạng sử dụng thuốc tại các các cơ sở điều tra
    3. Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hạn chế phối hợp thuốc không hợp lý tại các bệnh viện ở
    miền Bắc Việt nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...