Tiểu Luận nghiên cứu tiến trình hoạt động của TTCK Việt Nam trong giai đoạn vừa qua nhằm tìm ra được những giả

Thảo luận trong 'Chứng Khoán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LờI NóI ĐầU


    Lịch sử phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) đã khẳng định vai trò cơ bản và rất quan trọng của thị trường chứng khoán là khai thác và nâng cao hiệu quả luân chuyển mọi nguồn vốn trong nền kinh tế. Thứ nhất, thị trường chứng khoán cung cấp kênh huy động mọi nguồn vốn trong nền kinh tế thông qua hàng loạt các công cụ tài chính với các mức độ rủi ro khác nhau từ thấp đến caoThự hai, thị trường chứng khoán giải quyết cơ bản mâu thuẫn giữa người cung cấp vốn (chỉ muốn cung cấp vốn trong thời gian ngắn hoặc có thể rút vốn đầu tư bất cứ lúc nào nhằm tránh rủi ro) và người sử dụng vốn (muốn được sử dụng vốn lâu dài cho các mục đích đầu tư dài hạn theo chiều sâu để thu lợi nhuận lớn và bền vững hơn).

    Sớm nhận thức được vai trò trên của TTCK, ngay từ những năm đầu của công cuộc cải tổ nền kinh tế, Đảng và nhà nước ta đã chủ trương phải xây dựng và phát triển TTCK Việt Nam có trật tự, dưới sự quản lý của nhà nước trên cơ sở đạt được sự chín muồi về các điều kiện cần thiết nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn vốn hạn hẹp của nền kinh tế, đảm bảo được mục tiêu vốn trong nước là quyết định trong chiến lược huy động và sử dụng các nguồn vốn. Trên cơ sở chủ trương này, ngay từ đầu những năm 1990 chúng ta đã rất tích cực học hỏi kinh nghiệm từ các nước đi trước, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc hình thành và phát triển TTCK Việt Nam.

    Ngày 207/2000/ vừa qua, Trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) Tp Hồ Chí Minh đã chính thức khai trương đi vào hoạt động, đây là cột mốc quan trọng trong tiến trình hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam, đồng thời là một bước đột phá quan trọng trong chiến lược khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thế kỷ 21Tuỵ nhiên cần nhận thức rõ rằng sự hiện diện của một thể chế kinh tế bậc cao như thị trường chứng khoán dù là dưới hình thức sơ khai, trong một nền kinh tế mà trình độ phát triển nói chung còn thấp, cấu trúc thể chế cơ bản của nền kinh tế này vẫn còn chưa hoàn thiện thì tự nó chứa đựng hàng loạt vấn đề lý luận và thực tiễn cần suy xét kỹ cạngVời đề tài này chúng ta sẽ nghiên cứu tiến trình hoạt động của TTCK Việt Nam trong giai đoạn vừa qua nhằm tìm ra được những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động.

    Em đang là sinh viên nên nhận thức còn hạn chế, bài viết này chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót. Em mong cô thông cảm. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo đã góp ý kiến cho bài đề án của em.




    NộI DUNG

    ITịm hiểu về thị trường chứng khoán:

    1Lich. sử phát triển thị trường chứng khoanTTCK('):

    Giữa thế kỷ 15 ở Tây phương, tại những thành phố trung tâm buôn bán, các thương gia thường tụ tập tại một "khu chợ riêng" để thực hiện việc mua bán trao đổi các loại hàng hoá (chủ yếu là nông sản, khoáng sản), ngoại tệ và giá khoán động sạnPhiển "chợ riêng" được diễn ra đầu tiên vào năm 1453 tại một lữ điểm của gia đình Vanber ở Bruges (Bỉ). Bảng hiệu của lữ điểm này là "Mậu dịch trường" hay còn gọi là "Sở giao dịch". "Mậu dịch trường" bao gồm ba nội dung chính: mậu dịch trường hàng hoá, mậu dịch trường ngoại tệ và mậu dịch trường giá khoán động sản. Mậu dịch trường Auvers phát triển rất nhanh. Giữa thế kỷ 16, viên quan đại thần tài chính Anh quốc Theomes Gresham đến đây thị sát và sau đó đã thiết lập một mậu dịch trường tại London, nơi mà sau này được gọi là Sở giao dịch chứng khoán London. Các mậu dịch trường khác cũng lần lượt được thành lập tại Pháp, Đức và Bắc AuSậu đó một thời gian khi mà một Mậu dịch trường không còn đủ sức cho các giao dịch với ba nội dung khác nhau thì giao dịch hàng hoá đã được tách thành các khu thương mại và giao dịch ngoại tệ được tách ra thành thị trường hối đoái, giao dịch giá khoán động sản tách ra thành thị trường chứng khoán.

    Vậy là thị trường chứng khoán đã xuất hiện từ thế kỷ XV. Sự hình thành thị trường chứng khoán cũng đồng thời với thị trường hối đoái và các loại thị trường khạcQua' trình các giao dịch chứng khoán được diễn ra và hình thành TTCK một cách tự phát cũng tương tự tại Pháp, Hà Lan, các nước Tây, Bắc Âu và Bắc Mỹ. Cho đến nay, trên thế giới đã có gần 200 TTCK, nằm ở hầu hết các châu lục, trong đó có nhiều thị trường được thành lập cách đây vài trăm năm như Hà Lan, Pháp, Anh vào thế kỷ 17; ở Mỹ, Tây Đức, Nhật vào thế kỷ 18, 19; ở các nước trong khu vực Đông Nam á vào những năm 60-70 của thế kỷ 20; ở các nước xã hội chủ nghĩa cũ như Ba Lan, Hungari, Cộng hoà Séc, Cộng hoà liên bang Nga vào đầu những năm 1990 và Việt Nam vào ngày 17/2000/ vừa qua Sở giao dịch chứng khoán đã được thành lập tại thành phố Hồ Chí Minh đánh dấu một bước phát triển mới cho nền kinh tế nước nhà.

    Lịch sử phát triển các thị trường chứng khoán thế giới trải qua một sự phát triển lúc lên lúc xuống theo kiểu răng cưa. Thời kỳ huy hoàng nhất là vào những nam1875-1913(, TTCK phát triển mạnh cùng với sự tăng trưởng mạnh của nền kinh tế. Nhưng rồi đến "ngày thứ năm đen tối" 2910/1929/ đã làm TTCK New York và các TTCK Tây, Bắc Âu và Nhật Bản khủng hoảng, mất lòng tin. Sau thế chiến thứ II các TTCK phục hồi, và phát triển mạnh mẽ. Nhưng cuộc "khủng hoảng tài chính" năm 1987 một lần nữa đã làm cho TTCK thế giới điên đảo. Hậu quả của nó còn nặng nề hơn cuộc khủng hoảng 1929. Cũng như quy luật của tự nhiên "hết mưa là nắng lên". Sau gần 2 năm mất lòng tin TTCK thế giới lại đi vào giai đoạn ổn định và phát triển.

    Theo tạp chí The Economic 145/1994/ ( UBS ) đã thống kê lãi thực hiện trong đầu tư, mức trung bình hàng năm từ 1984 đến 1993 ( % tính theo đồng đô la Mỹ) của một số nước như sau:




    Nước Cổ phần Trái phiếu Tiền mặt

    Pháp 18,0 14,0 10,0

    Hà Lan 17,0 11,0 8,0

    Anh 14,5 9,5 7,5

    Đức 13,0 9,5 7,5

    Thuỵ Sĩ 12,0 6,5 5,5

    ý 12,0 14,0 9,3

    Nhật 11,3 11,4 9,5

    Mỹ 10,5 9,0 3,0

    úc 9,0 9,5 5,5

    Canada 3,0 9,4 4,5


    Đến nay, hầu hết các quốc gia có nền kinh tế phát triển đều có TTCK. TTCK đã trở thành một định chế tài chính không thể thiếu được trong đời sống kinh tế của những nước theo cơ chế thị trường. Phương thức tổ chức, giao dịch của TTCK đã được cải tiến không ngừng. Đặc biệt khi ngành điện tử, tin học phát triển, tin học được ứng dụng vào TTCK, thì TTCK đã trở thành một ngành công nghệ có kỹ thuật riêng (công nghệ chứng khoán).

    TTCK đã có kỹ thuật công nghệ riêng. Nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả các TTCK trên thế giới ngày nay đều giống nhau. Tuỳ theo đặc điểm kinh tế, xã hội và tâm lý dân chúng của mỗi nước, họ có cách tổ chức và giao dịch riêng. Nhưng dù tổ chức theo phương cách nào, thì đại cương các thị trường chứng khoán cũng đều dựa trên những nguyên tắc cơ bản liên quan đến chứng khoán, tổ chức thị trường, giao dịch và sự kiểm soát của nhà nước.

    2Hoat. động trên thị trường chứng khoán:

    21.Thi. trường chứng khoán đặc điểm và cơ cấu của TTCK:

    Thị trường chứng khoán là một thị trường có tổ chức và hoạt động có điều kiện, ở đó thực hiện mua bán các chứng khoán, là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu về chứng khoán, và qua đó giá chứng khoán được hình thành qua cung cầu thị trường. Như vậy TTCK là chiếc cầu nối giữa hoạt động của các nhà kinh doanh với nhau, tức là giữa người cần vốn (phát hành phiếu vay nợ - chứng khoán ) và người có vốn ( chủ nợ - nhà đầu tư ). Việc mua bán chứng khoán được tiến hành tự do nhất định trong quan hệ thị trường, giá các chứng khoán phản ánh các quan hệ cung - cầu.

    Đặc điểm của TTCK :

    TTCK có những tính chất nội tại trong cơ chế hoạt động của mình như tính gián tiếp của loại hình đầu tư, tính trung gian của hoạt động mua bán chứng khoán, tính tương đối trong việc đánh giá chất lượng hàng hoá ( chứng khoán ), tính phong phú đa dạng của các hình thức mua bán (hiện tại, tương lai, thanh toán ngay, thanh toán chậm .). Đáng lưu ý là tính dễ thoát ly giữa cung cầu về chứng khoán và ngay giữa "cầu thực" và "cầu ảo", tính nhanh chóng tức thì của các giao dịch chứng khoán, tính nhạy cảm và dễ lan toả của các xu hướng và tâm lý mua bán. Đồng thời, TTCK còn mang tính đa chiều, khi lên khi xuống của thị giá chứng khoán, khác với tính chất một chiều của các thị trường hàng hoá dịch vụ thông thường chỉ có đi lên hoặc đi xuống kéo dài. Do vậy, kinh doanh trên TTCK có đặc trưng nổi bật là tính chất may rủi và tính đầu cơ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...