Tiến Sĩ Nghiên cứu tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm Vùng du lịc

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    Chuyên ngành : Kinh tế phát triển
    NĂM- 2012
    MỤC LỤC
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt vii
    Danh mục các bảng ix
    Danh mục biểu đồ xi
    Danh mục hộp xi
    Danh mục sơ đồ xii
    MỞ ĐẦU 1
    1 Tính cấp thiết của đề tài 1
    2 Mục tiêu nghiên cứu 3
    3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    4 Những đóng góp mới của luận án 5
    Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI 6
    1.1 Một số vấn đề lý luận về nghiên cứu tiềm năng và phát triển du lịch sinh thái 6
    1.1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch 6
    1.1.2 Một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch sinh thái (ecotourism) 9
    1.1.3 Vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch sinh thái 17
    1.1.4 Vấn đề nghiên cứu tiềm năng và phân chia lãnh thổ trong du lịch sinh thái 24
    1.2 Cơ sở thực tiễn về nghiên cứu tiềm năng và phát triển du lịch sinh thái 32
    1.2.1 Kinh nghiệm về nghiên cứu tiềm năng và phát triển du lịch sinh thái trên thế giới 32
    1.2.2 Cơ sở thực tiễn về nghiên cứu tiềm năng và phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam 36
    1.2.3 Những vấn đề đặt ra cho nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái 40
    1.3 Một số công trình nghiên cứu có liên quan 41

    Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
    2.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 44
    2.1.1 Vị trí địa lý, lợi thế so sánh của Vùng du lịch Bắc Trung Bộ trong chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam và quốc tế 44
    2.1.2 Đặc điểm tài nguyên du lịch tự nhiên Vùng du lịch Bắc Trung Bộ 48
    2.1.3 Đặc điểm tài nguyên nhân văn Vùng du lịch Bắc Trung Bộ 50
    2.1.4 Hiện trạng cơ sở vật chất - kỹ thuật và kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch 51
    2.2 Phương pháp nghiên cứu 56
    2.2.1 Hướng tiếp cận 56
    2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 60
    2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 62
    2.2.4 Các phương pháp phân tích 63
    2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 70
    2.3.1 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái 70
    2.3.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu qu ả hoạt động du lịch sinh thái 70

    Chương 3 NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI MỘT SỐ TRỌNG ĐIỂM VÙNG DU LỊCH
    BẮC TRUNG BỘ 73
    3.1 Nghiên cứu tiềm năng du lịch sinh thái tại một số trọng điểm Vùng du lịch Bắc Trung Bộ 73
    3.1.1 Giới thiệu tiềm năng du lịch sinh thái Vùng du lịch Bắc Tru ng Bộ 73
    3.1.2 Nghiên cứu tiềm năng du lịch sinh thái tại một số trọng điểm Vùng du lịch Bắc Trung Bộ 76
    3.2 Thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm tại Vùng du lịch Bắc Trung Bộ 86
    3.2.1 Công tác quy hoạch du lịch sinh thái 86
    3.2.2 Công tác tổ chức, khai thác hoạt động du lịch sinh thái 88
    3.2.3 Công tác tổ chức quảng bá phát triển thị trường khách du lịch sinh thái 94
    3.2.4 Công tác đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch sinh thái 96
    3.2.5 Công tác quản lý tài nguyên 98
    3.2.6 Công tác giáo dục môi trường cho du lịch sinh thái 98
    3.3.7 Vốn đầu tư cho du lịch sinh thái 99
    3.3 Đánh giá mức độ khai thác tiềm năng và hiệu quả của hoạt động du lịch sinh thái tại các trọng điểm Vùng du lịch Bắc Trung Bộ 100
    3.3.1 Đánh giá mức độ khai thác tiềm năng du lịch sinh thái 100
    3.3.2 Hiệu quả của hoạt động du lịch sinh thái 102
    3.4 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch sinh thái tại các trọng điểm Vùng du lịch Bắc Trun g Bộ 109
    3.4.1 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển khách du lịch sinh thái đến các trọng điểm Vùng du lịch Bắc Trung Bộ 110
    3.4.2 Đánh giá các yếu tố thành công then chốt cho các trọng điểm du lịch Vùng du lịch Bắc Trung Bộ 114

    Chương 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI MỘT SỐ TRỌNG ĐIỂM VÙNG
    DU LỊCH BẮC TRUNG BỘ 122
    4.1 Định hướng phát triển du lịch sinh thái 122
    4.1.1 Quan điểm định hướng 122
    4.1.2 Định hướng tổng quát 122
    4.1.3 Định hướng phát triển tài nguyên và sản phẩm du lịch sinh thái 126
    4.1.4 Định hướng phát triển một số tuyến du lịch sinh thái đặc trưng 132
    4.2 Các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm Vùng du lịch Bắc Trung bộ 134
    4.2.1 Giải pháp về xây dựng cơ chế chính sách, nguyên tắc chỉ đạo cho du lịch sinh thái 134
    4.2.2 Giải pháp về triển khai công tác quy hoạch cho du lịch sinh thái 136
    4.2.3 Giải pháp công tác tổ chức, phát triển hoạt động du lịch sinh thái 139
    4.2.4 Giải pháp về công tác quản lý hoạt động du lịch sinh thái 146
    4.2.5 Giải pháp về công tác bảo vệ môi trường cho du lịch sinh thái 150
    4.2.6 Giải pháp về vốn đầu tư cho du lịch sinh thái 157

    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 161
    1 Kết luận 161
    2 Kiến nghị 163

    DANH MỤC CÁC BẢNG

    1.1 Lượng khách quốc tế đến các khu vực giai đoạn 2000 - 2010 7
    2.1 Cơ cấu kinh tế của Vùng du lịch Bắc Trung Bộ thời kỳ 2010 - 2020 46
    2.2 Các khu vực và tài nguyên trọng điểm Vùng du lịch Bắc Trung Bộ giai đoạn từ nay đến 2020 57
    2.3 Trình tự nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 60
    2.4 Phân bố mẫu điều tra ở địa bàn nghiên cứu 62
    3.1 Tính điểm các tài nguyên du lịch sinh thái 78
    3.2 Phân hạng khả năng thu hút của các tài nguyên 80
    3.3 Phân hạng khả năng khai thác của các tài nguyên 82
    3.4 Danh sách một số quy hoạch du lịch sinh thái đã và đang được triển khai tại Vùng du lịch Bắc Trung Bộ từ năm 2008 đến nay 87
    3.5 Số lượng khách du lịch sinh thái đến Vùng du lịch Bắc Trung Bộ giai đoạn 2005 – 2010 89
    3.6 Doanh thu du lịch sinh thái Vùng du lịch Bắc Trung Bộ từ 2005 - 2010 91
    3.7 Mười thị trường khách du lịch sinh thái quốc tế hàng đầu đến Vùng du lịch Bắc Trung Bộ 95
    3.8 Số lượng cơ sở và nhân lực được đào tạo ngành du l ịch tại Vùng du lịch Bắc Trung Bộ từ 2005 - 2010 97
    3.9 Số dự án về du lịch sinh thái đã và đang triển khai tại Vùng du lịch Bắc Trung Bộ từ năm 2006 – 2010 100
    3.10 Bảng tổng hợp mức độ khai thác một số tài nguyên tự nhiên phục vụ du lịch tại Vùng du lịch Bắc Trung Bộ 101
    3.11 Chi tiêu bình quân của khách du lịch sinh thái đến vùng 103
    3.12 Hiệu quả du lịch sinh thái Vùng du lịch Bắc Trung Bộ năm 2010 105
    3.13 Hiệu quả hoạt động du lịch sinh thái tính trên khách du lịch 106
    3.14 Kết quả kinh doanh của Khu nghỉ mát Lăng Cô từ 2008 - 2010 106
    3.15 Danh sách các biến được sử dụng trong mô hình Logit 111
    3.16 Kết quả ước lượng các hệ số ảnh hưởng đến sự phát triển khách du lịch sinh thái của mô hình Logit 112
    3.17 Các yếu tố thành công then chốt các trọng điểm Vùng du lịch Bắc Trung Bộ 115
    3.18 Đánh giá các yếu tố thành công then chốt cho Vùng du lịch Bắc Trung Bộ và các trọng điểm 117
    3.19 Uớc lượng ma trận (matrix) so sánh mức độ tác động của các yếu tố thông qua mô hình Logit 119
    3.20 Kết hợp cả hai cách đánh giá với một số yếu tố 120
    4.1 Một số chỉ tiêu dự báo về du lịch sinh thái đến năm 2020 125
    4.2 Tổng hợp định hướng phát triển của Tiểu vùng I 127
    4.3 Tổng hợp định hướng phát triển của Tiểu vùng II 130
    4.4 Danh mục các nhóm chính sách về du lịch sinh thái cần ban hành 135
    4.5 Danh mục các nguyên tắc chỉ đạo tối thiểu cần soạn thảo 136
    4.6 Danh mục các môn học bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và khai thác hoạt động du lịch sinh thái 143
    4.7 Các công tác triển khai khuôn khổ quản lý 152
    4.8 Nội dung tối thiểu cần triển khai trong giáo dục cộng đồng cho du lịch sinh thái 155
    4.9 Nguyên tắc quy hoạch du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng 156
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ
    2.1 Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và Vùng du lịch Bắc Trung Bộ từ năm 2000 đến 2009 46
    2.2 Du khách đến từ hướng Đông Bắc Thái Lan và Lào vào các Tỉnh miền Trung bằng đường bộ từ năm 2000 – 2009 47
    2.3 Số lượng khách sạn tại các địa phương Vùng du lịch Bắc Trung Bộ 2010 52
    2.4 Số lượng trường phổ thông và cơ sở khám chữa bệnh các địa phương Vùng du lịch Bắc Trung Bộ năm 2009 55
    3.1 Số lượng khách du lịch sinh thái đến các địa phương năm 2010 89
    3.2 Cơ cấu khách theo giới tính và độ tuổi 90
    3.3 Cơ cấu vốn đầu tư của doanh nghiệp vào du lịch sinh thái 91
    3.4 Hiệu quả kinh doanh của Khu nghỉ mát Lăng Cô từ 2008 – 2010 107
    4.1 Thị trường khách quốc tế cho du lịch sinh thái Vùng du lịch Bắc Trung Bộ 144

    DANH MỤC HỘP

    3.1 Cơ hội thu nhập và việc làm của người nghèo từ du lịch 108
    3.2 Đóng góp của du lịch sinh thái đến cảnh quan môi trường 109

    DANH MỤC SƠ ĐỒ
    1.1 Du lịch sinh thái 10
    1.2 Mô hình của Pamela A. Wight về các nguyên tắc và giá trị du lịch sinh thái bền vững 16
    1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh thái 20
    1.4 Các phương pháp đánh giá tiềm năng du lịch và du lịch sinh thái 28
    2.1 Khung phân tích nghiên cứu tiềm năng và phát triển hoạt động du lịch sinh thái 59
    2.2 Các bước triển khai CSFs 64
    3.1 Điểm đánh giá khả năng thu hút và khai thác tài nguyên Tiểu vùng I 84
    3.2 Điểm giá khả năng thu hút và khai thác tài nguyên tiểu vùng II 85
    3.3 Kết hợp cách xếp hạng theo phương pháp CSFs cho Vùng du lịch Bắc Trung Bộ 119
    4.1 Kênh thông tin đến khách du lịch sinh thái 145
    4.2 Thành lập Ban chỉ đạo phát triển du lịch sinh thái theo mô hình I 146
    4.3 Mô hình quản lý phát triển du lịch sinh thái (theo mô hình 2) 148
    4.4 Các bước tiến hành thiết lập khuôn khổ quản lý 151
    MỞ ĐẦU
    1 Tính cấp thiết của đề tài
    Cùng với sự phát triển của xã hội, hoạt động du lịch đã trở thành một hiện tượng phổ biến trong đời sống nhân loại và phát triển với tốc độ ngày càng nhanh. Theo Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) năm 2010 khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới đạt 940 triệu lượt khách, thu nhập từ du lịch đạt 919 tỷ USD, chiếm hơn 30% xuất khẩu dịch vụ thương mại của thế giới (UNWTO, 2011b) [107]. Theo dự báo đến năm 2020 du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế “công ng hiệp” chiếm tỷ trọng lớn nhất trong những ngành xuất khẩu h àng hóa và dịch vụ. Trong đó với những vai trò thiết thực về nhiều mặt, du lịch sinh thái (DLST) đang là hình thức rất được ưa chuộng, ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi của nhiều tầng lớp xã hội, đặc biệt là những người có nhu cầu du lịch hướng về thiên nhiên. Điều này đã đặt ra mối quan tâm đặc biệt trong sự phát triển hoạt động du lịch của nhiều nước.
    Cùng với sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước ta những năm qua, ngành du lịch Việt Nam nói chung và nhiều địa phương nói riêng đã có những bước phát triển đáng khích lệ. Ngành du lịch đã đóng góp trực tiếp khoảng 3,9% trong GDP của cả nước năm 2010 (khoảng 73.800 tỷ đồng), thu hút hơn 1,3 triệu lao động trực tiếp (WTTC, 2011) [115]. Du lịch phát triển đã góp phần thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế khác, nâng cao thu nhập, cải thiện phúc lợi cho nhiều vùng và địa phương.
    Trong Quy hoạch Tổng thể Phát triển Du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 – 2010 và Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam thời kỳ 2001 – 2010, Vùng du lịch Bắc Trung Bộ (VDLBTB) được xem là một trong ba vùng du lịch trọng điểm của cả nước (kéo dài từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi) (Tổng cục Du lịch Việt Nam, 1995 và 2006) [53], [54]. Vùng được đánh giá là có tiềm năng và thế mạnh để phát triển hoạt động du lịch, với nhiều di tích lịch sử, di tích cách mạng và nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú. Đặc bi ệt đây là vùng du lịch có đến bốn di sản được UNESCO công nhận là di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới. Đồng thời, là vùng có d ài bờ biển nổi tiếng sạch đẹp trải dài qua các tỉnh trong vùng.
    Thực tế trong những năm vừa qua, hoạt động du lịch ở nhiều địa phương trong VDLBTB rất phát triển như Thừa Thiên Huế , Đà Nẵng, Quảng Nam . Tuy nhiên, hoạt động du lịch của vùng cho đến nay vẫn chỉ tập trung chủ yếu vào loại hình du lịch văn hoá. Việc đầu tư, khai thác các loại hình DLST tuy có khởi sắc những năm gần đây những vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của vùng. Mặc dù,
    nhiều địa phương trong VDLBTB vẫn được đánh giá là nơi có nhiều tiềm năng để phát triển DLST với điều kiện và tài nguyên tự nhiên đa dạng và phong phú; có đầy đủ các dạng địa hình được phân bố trên một không gian hẹp . Tại nhiều điểm tài nguyên, việc phát triển hoạt động DLST vẫn chưa mang đầy đủ những đặc trư ng vốn có của nó, chỉ mới dừng lại ở việc khai thác phục vụ du lịch tự nhiên, du lịch ”đại chúng” (mass tourism), do đó đã bắt đầu bộc lộ những yếu kém, gây tác động xấu đến môi trường, cảnh quan. Nguyên nhân là do: Chưa tiến hành khảo sát, đánh giá kỹ lưỡ ngvà toàn diện về tiềm năng du lịch tự nhiên cũng như các điều kiện khác; Quy mô đầu tư còn nhỏ, chưa đồng bộ lại thiếu quy hoạch; đội ngũ cán bộ quản lý chưa nhận thức đầy đủ về DLST; Công tác tổ chức hoạt động DLST tại các điểm tài
    nguyên còn yếu kém thậm chí có nơi còn buông lỏng hoạt động này v.v (Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế, 2006b; Nguyễn Quyết Thắng, 2011) [18], [47]
    Là loại hình du lịch rất nhạy cảm với biến động môi trường, vì vậy việc phát triển hoạt động DLST ngày nay được hiểu trên khía cạ nh phải gắn chặt với việc phát triển bền vững. Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra nhanh chóng ở Việt Nam nói chung và các địa phương V DLBTB nói riêng, đặc biệt là xu hướng đô thị hóa thì vấn đề khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên tự nhiên đang là bài toán đặt ra cho nhiều địa phương. Một trong những hướng đi được coi là giải pháp hữu hiệu cho vấn đề này đó là thúc đẩy phát triển hoạt động DLST.
    Nếu làm tốt có thể “giảm bớt sự trả giá và đạt hiệu quả kinh tế tối đa” (Phạm Trung Lương, 2003) [28]. Tuy nhiên, để làm được điều này cần phải có những nghiên cứu đánh giá toàn diện nguồn tiềm năng trong tình hình mới, kết hợp với việc xem xét thực trạng nhằm đưa ra giải pháp đồng bộ cho sự phát triển DLST tại VDLBTB; đặc biệt là tại các trọng điểm nhằm thúc đẩy sự phát triển hoạt động này tại các khu vực khác.
    Đối với Vùng du lịch Bắc Trung Bộ việc phát triển DLST theo đúng nghĩa của nó không chỉ góp phần vào việc phát triển du lịch bền vững, góp phần vào việc bảo vệ, tôn tạo cảnh quan, môi trường mà còn gia tăng tính hấp dẫn, kéo dài ngày lưu trú bình quân của du khách đến tham quan du lịch; tạo thêm nguồn thu, nâng cao hiệu quả của hoạt động du lịch v.v . Ngoài ra, nó còn được đánh giá là phù hợp với thực tế và hoàn cảnh các địa phương (Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế, 2006b) [18]
    Xuất phát từ tiềm năng, thực trạng và tầm quan trọng nói trên của DLST đối với Vùng du lịch Bắc Trung Bộ. Vì vậy, tôi đã chọn vấn đề : "Nghiên cứu tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm Vùng du lịch Bắc Trung Bộ" làm luận án nghiên cứu của mình.
    2 Mục tiêu nghiên cứu
    2.1 Mục tiêu chung
    Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch sinh thái để đưa ra các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm Vùng du lịch Bắc Trung Bộ.
    2.2 Mục tiêu cụ thể
    - Góp phần hệ thống hoá và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về nghiên cứu tiềm năng và phát triển du lịch sinh thái.
    - Nghiên cứu đánh giá tiềm năng DLST tại các trong điểm du lịch của VDLBTB.
    - Đánh giá tổng quát thực trạng phát triển DLST và phân tích các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển DLST tại các trọng điểm VDLBTB.
    - Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển DLST tại các trọng điểm của VDLBTB
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...