Thạc Sĩ Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở các xã Cù Lao thuộc tỉnh Vĩnh Long

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 20/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Đặt vấn đề
    Nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển, nhất là từ khi Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Phát triển du lịch đã và đang là một lợi thế to lớn và góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là miền sông nước Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bởi nhiều yếu tố: Cảnh quan rất đẹp, truyền thống văn hóa, ẩm thực phong phú trong đó có Vĩnh Long là vùng đất nằm ở trung tâm châu thổ ĐBSCL giữa sông Tiền - sông Hậu với các cù lao An Bình, cù lao Dài, cù lao Mây Trên các cù lao sông rạch chằng chịt, quanh co, hàng năm được bồi đắp một lượng phù sa rất lớn, được phủ xanh bởi nhiều loại cây ăn trái với chủng loại phong phú và hương vị đặc biệt. Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu ôn hòa và đất đai màu mỡ, nên Vĩnh Long thích hợp với nhiều loại cây trồng đặc sản như: Nhãn, bưởi, cam sành, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, xoài và các loại thuỷ sản nước ngọt có giá trị kinh tế cao như cá tai tượng, cá điêu hồng, tôm càng xanh, cá tra, Các vườn cây phát triển tươi tốt quanh năm, tạo sự hấp dẫn cho du khách bằng hình thức du lịch sinh thái (DLST) miệt vườn, du lịch trang trại mang nét độc đáo của vùng sông nước. Không chỉ có những vườn cây xanh mướt, đầy trái ngọt và hệ thống sông, rạch nhiều tôm cá, các cù lao ở Vĩnh Long còn được biết đến với các di tích lịch sử văn hóa, các đình làng, chùa chiền, các giá trị văn hoá khó “trộn lẫn” với bất kỳ đâu về những truyền thuyết, những câu hò, điệu lý, những bài ca vọng cổ chắc chắn sẽ mang lại những điều lý thú và bổ ích đối với du khách trong và ngoài nước khi đến tham quan vùng đất “chín rồng” này.

    Phát triển du lịch sinh thái vườn không chỉ góp phần giúp nông dân tăng thêm nguồn thu nhập mà còn là giải pháp tốt nhất để nâng cao hiệu quả kinh tế vườn. Đây cũng là động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, đặc biệt là phong trào cải tạo vườn tạp thay thế những vườn cây ăn trái đặc sản, có giá trị kinh tế cao, đáp ứng tốt nhu cầu của du khách. Ngoài ra, ngành du lịch còn có kế hoạch phối hợp với ngành công nghiệp đưa các chủng loại gốm mỹ nghệ và các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp khác của Vĩnh Long trưng bày
    và bán tại các điểm vườn, nhằm góp phần làm đa dạng các sản phẩm du lịch và giúp người dân thêm thu nhập nhờ xuất khẩu các mặt hàng tại chỗ. Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động du lịch ở các xã cù lao chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Đặc biệt, chưa phát huy hết vai trò của hệ sinh thái (HST) vườn cây ăn trái trong hoạt động phát triển du lịch, cho nên việc nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở các xã cù lao là một bước đi cần thiết để vạch cơ sở khoa học cho các chính sách quản lý, quy hoạch, đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững, là một hành động tham gia thực hiện định hướng của chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 là: “Phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa khi bước vào thế kỉ XXI, góp phần tích cực để nước ta trở thành “Việt Nam xanh” trên bản đồ thế giới”, và cũng để góp phần thực hiện Nghị quyết số 21/NQ - BCT giao nhiệm vụ cho các tỉnh, thành ĐBSCL đến năm 2010 - 2015 phải tập trung khai thác mọi nguồn lực, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững; đưa ĐBSCL thành vùng kinh tế trọng điểm quốc gia, nâng mức sống của nhân dân trong vùng ngang bằng mức bình quân cả nước, giữ vững ổn định chính trị-xã hội.

    2. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu tiềm năng, thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững cho hoạt động DLST ở các xã cù lao. Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn kiến thức, thông tin tham khảo bổ ích để ngành du lịch tỉnh Vĩnh Long nói chung, các xã cù lao nói riêng, điều chỉnh các hoạt động du lịch ở địa phương, nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao mức sống cộng đồng địa phương, bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển theo hướng bền vững.

    3. Phạm vi nghiên cứu
    + Khảo sát, đánh giá tài nguyên du lịch và thực trạng phát triển DLST ở các xã cù lao. Đặc biệt, chú trọng nghiên cứu hệ sinh thái vườn cây ăn trái, có phân tích hiệu quả kinh tế các mô hình vườn cây ăn trái, trong đó chú trọng hiệu quả kinh tế vườn kết hợp dịch vụ du lịch sinh thái.
    + Do vị trí địa lý của các cù lao nằm trên hai dòng sông lớn của ĐBSCL là sông Hậu và sông Cổ Chiên một nhánh của sông Tiền, tạo nên thế tam giác trong địa bàn của tỉnh Vĩnh Long có thể hình thành các tua DLST, đồng thời do thời gian và kinh phí có hạn nên đề tài chỉ tập trung khảo sát, đánh giá tài nguyên du lịch, thực trạng phát triển du lịch và nghiên cứu một số nét chính, cơ bản về hệ sinh thái vườn cây ăn trái ở cù lao Dài (huyện Vũng Liêm), cù lao Mây (huyện Trà Ôn) và cù lao An Bình (huyện Long Hồ) có liên quan đến phát triển loại hình du lịch sinh thái miệt vườn đặc trưng của tỉnh Vĩnh Long.

    4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
    + Thời gian:
    Việc tiến hành nghiên cứu để thực hiện đề tài từ tháng 11 năm 2008 đến tháng 7 năm 2009.
    + Địa điểm nghiên cứu:
    Địa điểm nghiên cứu gồm 08 xã thuộc 03 cù lao của Vĩnh Long, trong đó cù lao An Bình có 4 xã An Bình, Hòa Ninh, Bình Hòa Phước (B.H.Phước), Đồng Phú, cù lao Dài có 2 xã Thanh Bình, Quới Thiện và cù lao Mây có 2 xã Phú Thành, Lục Sĩ Thành.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...