Tiến Sĩ Nghiên cứu thực trạng, yếu tố liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone trong một số sản phẩm từ lợn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2011
    Đề tài: Nghiên cứu thực trạng, yếu tố liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone trong một số sản phẩm từ lợn thịt tại thành phố Thái Nguyên và hiệu quả can thiệp
    Định dạng file word

    MỤC LỤC

    PHẦN MỞ ĐẦU . 1
    Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3
    1.1. Một số khái niệm cơ bản . 3
    1.1.1. Khái niệm và phân loại kháng sinh 3
    1.1.2. Khái niệm và phân loại Hormone . 5
    1.1.3. Chăn nuôi lợn an toàn sinh học 5
    1.1.4. Tồn dư kháng sinh và hormone trong cơ thể động vật 6
    1.1.5. Sử dụng kháng sinh và hormone trong chăn nuôi . 7
    1.1.6. Những tác hại của tồn dư kháng sinh, hormone 8
    1.1.7. Các phương pháp phát hiện tồn dư kháng sinh, hormone trong thịt
    và một số sản phẩm từ thịt lợn . 13
    1.2. Nghiên cứu về tồn dư kháng sinh, hormone trong chăn nuôi trên thế giới
    và Việt Nam 14
    1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới 14
    1.2.2. Nghiên cứu về tồn dư kháng sinh, hormone ở Việt Nam 17
    1.3. Biện pháp giảm tồn dư kháng sinh và hormone trong thịt lợn . 19
    1.3.1. Nhóm giải pháp truyền thông Giáo dục sức khỏe 19
    1.3.2. Nhóm giải pháp về kiểm tra, thanh tra và kiểm soát chất lượng thực
    phẩm 20
    1.3.2.1. Thanh tra, giám sát . 20
    1.3.2.2. Kiểm soát . 22
    1.3.2.3. Luật pháp . 23
    1.3.3. Nhóm giải pháp đối với nhà sản xuất 25
    1.3.3.1. Tìm các chế phẩm thay thế kháng sinh 25
    1.3.3.2. Hạn chế sử dụng kháng sinh trong phòng trị bệnh cho lợn 26
    Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 28
    2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu . 28
    2.1.1. Đối tượng . 28
    2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 28
    2.1.3. Thời gian nghiên cứu 29
    2.1.3.1. Giai đoạn I . 29
    2.1.3.2. Giai đoạn II . 29
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 29
    2.2.1. Thiết kế nghiên cứu . 29
    2.2.2. Phương pháp chọn mẫu 29
    2.2.4. Nội dung can thiệp 36
    2.2.5. Đánh giá sau can thiệp 38
    2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và cách đánh giá . 38
    2.4. Phương pháp thu thập số liệu . 39
    2.5. Phương pháp đánh giá phân tích xử lý số liệu . 41
    2.6. Khống chế sai số 41
    2.7. Đạo đức trong nghiên cứu . 42
    Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 43
    3.1. Thực trạng tồn dư kháng sinh, hormone trong thịt, thận và gan lợn . 43
    3.1.1. Thực trạng tồn dư kháng sinh, hormone trong thịt, thận và gan lợn . 43
    3.1.2. Thực trạng tồn dư hormone trong thịt, thận và gan lợn 46
    3.2. Một số yếu tố liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone trong thịt, thận
    và gan lợn 50
    3.2.1. Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành của người chăn nuôi lợn
    về chăn nuôi lợn an toàn sinh học . 50
    3.2.2. Một số yếu tố liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone 55
    3.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp cải thiện tình trạng tồn dư kháng sinh,
    hormone trong thịt, thận và gan lợn sau can thiệp 62
    3.3.1. Kết quả hoạt động can thiệp . 62
    3.3.2. Sự thay đổi KAP của người chăn nuôi về chăn nuôi lợn an toàn sinh
    học . 63
    3.3.3. Kết quả tồn dư kháng sinh trong thịt lợn sau can thiệp . 69
    3.3.4. Sự chấp nhận của cộng đồng và những khó khăn đối với việc thực
    hiện giải pháp can thiệp . 80
    Chương 4 BÀN LUẬN 82
    4.1. Xác định tồn dư kháng sinh và hormone trong một số sản phẩm từ lợn
    thịt tại thành phố Thái Nguyên . 82
    4.1.1. Tồn dư kháng sinh trên thịt, thận và gan lợn 82
    4.1.2. Tồn dư hormone trên thịt, thận và gan lợn . 86
    4.2. Mô tả KAP liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone trong một số sản
    phẩm từ lợn thịt tại thành phố Thái Nguyên 88
    4.2.1. Kiến thức, thái độ và thực hành của người chăn nuôi lợn về sử dụng
    an toàn kháng sinh, hormone trong chăn nuôi . 88
    4.2.2. Mối liên quan giữa KAP về ATSH của người chăn nuôi lợn với tình
    trạng tồn dư trên thịt, thận và gan lợn . 94
    4.2.3. Mối liên quan của phương thức chăn nuôi với tồn dư kháng sinh,
    hormone trong sản phẩm . 96
    4.3. Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp nhằm giảm thiểu tồn dư kháng
    sinh, hormone trong một số sản phẩm từ lợn thịt tại thành phố Thái Nguyên 97
    4.3.1. Đặc điểm và tình hình chăn nuôi lợn của 2 phường nghiên cứu . 97
    4.3.2. Hoạt động can thiệp . 98
    4.3.3. Hiệu quả can thiệp .103
    KẾT LUẬN 106
    KHUYẾN NGHỊ 108
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ
    PHỤ LỤC

    PHẦN MỞ ĐẦU
    Vệ sinh an toàn thực phẩm có tầm quan trọng trong đời sống cộng đồng, đón
    nhận được sự quan tâm của toàn xã hội trong mọi giai đoạn phát triển của nhiều
    quốc gia trên thế giới. Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh không những ảnh hưởng
    đến sức khoẻ con người mà liên quan chặt chẽ đến năng suất lao động, hiệu quả
    phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội [91].
    Nguyên nhân dẫn đến thực phẩm bị ô nhiễm có nhiều loại: tác nhân lý học,
    sinh học, hoá học trong đó thực phẩm còn tồn dư kháng sinh, hormone là một
    dạng ô nhiễm có nguồn gốc hoá học đã và đang gây được sự chú ý trong dư luận xã
    hội. Đặc biệt sự xuất hiện dư lượng kháng sinh, hormone trong thực phẩm có nguồn
    gốc động vật trong những năm gần đây đã ít nhiều làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của
    người dân [28], [50],[90],[95]. Tác hại của thực phẩm động vật có tồn dư kháng
    sinh, hormone đối với sức khoẻ con người đã được nhiều nghiên cứu chỉ ra như: tạo
    ra vi khuẩn kháng kháng sinh, gây dị ứng, gây quái thai, gây rối loạn nội tiết và gây
    ung thư ở người [85], [88], [89].
    Sự xuất hiện tồn dư kháng sinh, hormone trong thực phẩm động vật nói
    chung và thịt lợn nói riêng, có thể do ý thức của người chăn nuôi hoặc ý thức của
    người sản xuất thức ăn chăn nuôi muốn tiêu thụ được các sản phẩm của mình đã
    lạm dụng các chất kháng sinh, hormone đưa vào thức ăn chăn nuôi. Đặc biệt có thể
    do kiến thức, thái độ và thực hành về chăn nuôi lợn an toàn sinh học nói chung và
    về sử dụng thức ăn chăn nuôi tổng hợp của người chăn nuôi lợn nói riêng còn hạn
    chế đã dẫn tới tình trạng tồn dư kháng sinh, hormone trong thịt lợn và một số sản
    phẩm của nó [64],[67],[82].
    Thái Nguyên là một tỉnh miền núi- trung du, có số hộ gia đình và các trang
    trại chăn nuôi lợn khá lớn, trong đó chăn nuôi lợn đã cung cấp phần lớn thực phẩm
    cho người dân thành phố Thái Nguyên. Cho tới nay, các nghiên cứu về vấn đề thực
    phẩm có nguồn gốc động vật còn dư lượng kháng sinh, hormone quá giới hạn cho
    phép trong thực phẩm và đặc biệt là các nghiên cứu giải pháp làm giảm tình trạng tồn
    dư kháng sinh, hormone trong thực phẩm động vật nói chung và trong thịt lợn nói
    riêng vẫn còn là khiêm tốn. Để làm sáng tỏ thêm vấn đề này, nhất là ở Thái Nguyên
    chúng tôi tiến hành đề tài:"Nghiên cứu thực trạng, yếu tố liên quan đến tồn dư
    kháng sinh, hormone trong một số sản phẩm từ lợn thịt tại thành phố Thái
    Nguyên và hiệu quả can thiệp"
    Mục tiêu của đề tài
    1. Xác định tồn dư kháng sinh và hormone trong một số sản phẩm từ lợn thịt
    tại thành phố Thái Nguyên.
    2. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành của người chăn nuôi lợn, liên quan
    đến tồn dư kháng sinh, hormone trong một số sản phẩm từ lợn thịt tại khu vực
    nghiên cứu.
    3. Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp nhằm giảm thiểu tồn dư kháng
    sinh, hormone trong một số sản phẩm từ lợn thịt tại thành phố Thái Nguyên.

    Chương 1
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU

    1.1. Một số khái niệm cơ bản
    1.1.1. Khái niệm và phân loại kháng sinh
    Theo Paul F. Souney và cộng sự (1997) [16], [87] thuốc kháng sinh là
    những chất hữu cơ có cấu tạo hoá học phức tạp, phần lớn do vi trùng, nấm và xạ
    khuẩn sản sinh ra. Kháng sinh có tác dụng (cả invitro và invivo) diệt các vi sinh vật
    gây bệnh, hoặc chỉ ngăn cản sự phát triển của vi sinh vật đó.
    Tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu và cách sử dụng thuốc, trước đây
    thường phân loại các kháng sinh như sau: Căn cứ vào phổ tác dụng của kháng sinh;
    Căn cứ vào nguồn gốc; Căn cứ vào cơ chế tác dụng [48]; Căn cứ vào mức độ tác
    dụng.
    Cách phân loại hiện đại: Căn cứ tổng hợp nguồn gốc, công thức cơ chế tác
    dụng và cách tác dụng .thuốc kháng sinh được chia thành những nhóm khác nhau:
    nhóm β- lactame (gồm penicilline và cephalosporin); Nhóm aminozid - AG; Nhóm
    macrozid; Nhóm lincosamid; Nhóm chloramphenicol; Nhóm tetracycline; Nhóm diệt
    nấm và virus; Nhóm kháng sinh đa peptid; Nhóm thuốc hoá trị liệu có cơ chế tác dụng
    như kháng sinh [53].
    Dựa vào cơ chế tác dụng, người ta nhận thấy tetracycline là một kháng sinh
    có phổ tác dụng rộng do vậy hiện nay trong thú y thường được sử dụng rộng rãi
    trong điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm.
    * Kháng sinh nhóm tetracycline
    Tetracycline được chiết xuất từ streptomyces aureofaciens năm 1948, dẫn
    xuất đầu tiên được tìm thấy là chlortetracycline (aureomycin), 2 năm sau tìm được
    oxytetracycline (tetramycin). Đến năm 1957 tổng hợp được tetracycline. Trong số
    này, năm 1959 người ta chỉ đưa vào sử dụng loại demethylchlortetracycline trong
    điều trị bệnh cho con người và cho động vật.
    ** Sự hấp thu, phân bố và thải trừ
    Hấp thu: qua đường uống đạt được nồng độ hữu hiệu trong máu sau 2 - 4
    giờ và giữ trong 6 giờ hay lâu hơn, đôi khi có thể kéo dài 24-30 giờ. Nếu cứ sau
    6 giờ lại uống 250mg nồng độ thuốc trong máu đạt 1-3 mg/ml. Nếu dùng liều
    500mg, nồng độ thuốc trong máu sẽ đạt 3-5mg/ml.
    Sự phân bố thuốc trong cơ thể: hàm lượng thuốc trong các tổ chức có liên
    quan rất lớn đến liều lượng sử dụng với tỷ lệ nước của các mô trong cơ thể.
    Chúng phụ thuộc vào sự liên kết và biến đổi của protein huyết tương. Sau khi
    được hấp thu được chuyển đến gan theo mật đổ xuống ruột non. Hàm lượng
    thuốc trong gan, mật bao giờ cũng cao hơn trong máu ít nhất từ 5-10 lần. Thuốc
    có chu kỳ máu-gan-mật-ruột-máu, nên được tồn tại lâu trong cơ thể. Thuốc được
    dự trữ trong các tế bào lưới nội mô của gan, lách và xương sườn, gắn chặt vào
    xương và men răng. Thuốc có ái lực với các mô đang trưởng thành, chuyển hoá
    nhanh. Tan mạnh trong lipid, dễ thấm vào cơ, cơ tử cung, tiền liệt, thận.
    Thải trừ: Phần lớn tetraxycline được thải trừ qua nước tiểu. Sự lọc thải
    của thuốc phụ thuộc vào công năng của thận. Nếu dùng theo đường tiêm có
    khoảng 20 -60% lượng thuốc được thải qua thận sau 24 giờ đầu có khoảng 20 -
    50% liều uống cũng thải qua đường nước tiểu. Trong đó có khoảng 10-35%
    lượng oxytetraxycline được thải trừ qua nước tiểu dưới dạng còn họat tính sau
    khi dùng thuốc ½ giờ đến 5 giờ còn chlotetraxycline nếu uống chỉ khoảng 10-
    15% lượng thuốc được tìm thấy trong nước tiểu. Sự thải chlotetraxycline qua
    thận chỉ khoảng 35% thấp hơn oxytetraxycline. Nếu tiêm tĩnh mạch, 60% lượng
    thuốc được thải qua nước tiểu trong 12 giờ đầu. Tốc độ thải trừ của demethyl
    chlotetracycline qua nước tiểu chậm hơn, thấp hơn, chậm hơn ½ so với
    tetraxycline. Nếu uống, phần tetraxycline không được hấp thu sẽ thải trừ qua
    đường tiêu hóa (theo phân) dưới dạng còn hoạt lực. Có khoảng 500-600µg
    tetraxycline trong 1g phân. Đồng thời một lượng thuốc tiêm cũng được thải trừ
    qua phân do thuốc có chu kỳ: máu-gan-mật-thận, rồi theo phân ra ngoài [3].
    1.1.2. Khái niệm và phân loại Hormone
    Hormone là một chất vận chuyển hoá học từ một tế bào này sang một tế bào
    khác. Hormone được sinh ra từ tuyến nội tiết của loài động vật có xương sống, được
    tiết trực tiếp vào mạch máu, dịch cơ thể và chuyển đến các tế bào đích.
    Có nhiều loại hormone khác nhau, dựa vào cơ chế tác dụng người ta phân
    loại hormone có cấu trúc protid, có phân tử lượng khoảng 10.000, không thể thâm
    nhập được vào trong tế bào. Hormone có cấu trúc steroid, có phân tử nhỏ khoảng
    300, thấm qua được màng tế bào thu nhận bằng quá trình vận chuyển tích cực, trong
    số này có hormone sinh dục [18],[35],[83].
    * Các hormone sinh dục và những hợp chất tác động giống với hormone sinh dục:
    Các hormone sinh dục có tác dụng thúc đẩy sự đồng hoá, tích luỹ protein
    và chất béo (testosterone tích luỹ nhiều protein, oestrogen tích luỹ nhiều chất
    béo). Những Steroid đồng hoá như: diethylstilbestrol, desamethasol làm tăng
    trọng trên lợn nhanh hơn từ 15% - 20%, hiệu quả lợi dụng thức ăn tốt hơn từ
    10% - 15%.
    * Hormone sinh trưởng
    Hormone sinh trưởng, còn được gọi là somatotropin đóng vai trò chủ chốt
    trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Hormone này là sản phẩm của thùy trước
    tuyến yên. Người ta cho rằng hormone sinh trưởng không có tác động trực tiếp lên
    cơ và xương nhưng chúng là yếu tố sinh trưởng giống dạng insulin (Insulin-like
    Growth Factor)(IGF) và đặc biệt hơn nữa là IGF-I có tác dụng tạo điều kiện cho sự
    phát triển xương và cơ trên các động vật đang sinh trưởng [87].
    1.1.3. Chăn nuôi lợn an toàn sinh học
    Chăn nuôi lợn an toàn sinh học là các thực hành tốt của người chăn nuôi lợn
    để đảm bảo cho lợn không tiếp xúc với mầm bệnh, do vậy giảm việc dùng kháng
    sinh trong phòng và chữa bệnh, tạo ra các sản phẩm không có tồn dư. Nguyên tắc cơ
    bản của an toàn sinh học có thể áp dụng cho cả mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ và mô
    hình chăn nuôi lớn.
    Những hoạt động và những thói quen tốt diễn ra hàng ngày trong quá trình
    chăn nuôi như giữ đàn vật nuôi trong điều kiện tốt, trong môi trường được bảo vệ;
    kiểm soát mọi thứ vào khu vực chăn nuôi. Lợn được nuôi dưỡng chăm sóc trong
    điều kiện tốt sẽ có sức chống đỡ bệnh tật tốt hơn. Chuồng trại thường xuyên được
    vệ sinh khử trùng tiêu độc, mật độ nuôi lợn phải hợp lý. Cung cấp đầy đủ thức ăn
    nước uống sạch và đảm bảo chất lượng, định kỳ bổ sung các loại vitamin, khoáng
    chất để nâng cao sức đề kháng cho con lợn. Tiêm phòng, tẩy giun sán định kỳ cho
    lợn. Các trang trại chăn nuôi theo mô hình khép kín là mô hình an toàn sinh học
    cao. Có hố sát trùng trước mỗi chuồng nuôi, có nơi thay trang phục cho công nhân
    và những người có nhiệm vụ vào khu chăn nuôi. Thường xuyên theo dõi tình hình
    chăn nuôi, phối hợp với thú y để nắm vững tình hình dịch bệnh của địa phương và
    thực hiện nghiêm túc cam kết 5 không: Không thả rông, không mua bán lợn bệnh,
    không ăn thịt lợn bệnh, không dấu dịch, không vứt xác lợn ra sông, ruộng. Tất cả
    những người tiếp xúc với lợn bệnh phải có trang bị phòng hộ [8].
    Việc thực hành của người chăn nuôi lợn: như sử dụng thức ăn, sử dụng an
    toàn và hợp lý kháng sinh và thuốc tăng trọng (hormone) cho lợn đúng theo quy
    định là một nội dung quan trọng trong chăn nuôi lợn an toàn sinh học có tác động
    tốt đến sức khoẻ của cộng đồng.
    1.1.4. Tồn dư kháng sinh và hormone trong cơ thể động vật
    Khái niệm về tồn dư kháng sinh và hormone
    Tồn dư đó là hiện tượng các chất hóa học, sinh học do con người sử dụng vì
    những mục đích khác nhau trong chăn nuôi động vật, đã được chuyển hóa trong cơ
    thể của con vật nhưng chưa đào thải hết gây tích lũy tại các mô, các phủ tạng. Hàm
    lượng này được phân tích xuất hiện dưới dạng vết cho đến các giá trị vượt quá tiêu
    chuẩn cho phép.
    Có nhiều loại hormone được sử dụng trong chăn nuôi để giúp tăng trọng cho
    con vật. Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ tập trung vào 2 loại hormone hướng
    sinh dục, đó là hormone testoterone và estrogen bởi khi con người sử dụng thực
    phẩm có tồn dư hai hormone này sẽ có thể làm rối loạn nội tiết [33].
    Hormone testosteron
    Hormone sau khi vào cơ thể vật nuôi qua đường ăn uống hoặc tiêm sẽ được
    hấp thu vào máu. Trong máu 90% testosterone gắn với protein đặc hiệu của huyết


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Bộ Nông nghiệp và PTNN-QCVN (2009), Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia thức
    ăn chăn nuôi- hàm lượng kháng sinh, hoá dược, vi sinh vật và kim loại nặng
    tối đa cho phép trong thức ăn chăn nuôi, Hà Nội.
    2. Bộ Nông nghiệp và PTNN, Quyết định số 54 ban hành 20 tháng 6 năm
    2002/QĐ-BYT về Danh mục thuốc cấm sử dụng trong chăn nuôi, Hà Nội.
    3. Phạm Đức Chương, Từ Quang Hiển, Cao Văn, Nguyễn Thị Kim Lan (2003),
    Giáo trình Dược lý học thú y, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, tr. 233 - 236.
    4. Phùng Quốc Chướng (2005), "Kết quả kiếm tra tính mẫn cảm với một số thuốc
    kháng sinh của vi khuẩn Samonella phân lập từ vật nuôi tại Đắc Lắc", Tạp chí
    KHKT thú Y, Tập XXII số2/2005, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, tr. 47 - 53
    5. Đào Ngọc Phong, Trương Việt Dũng, Hoàng Khải Lập và CS (2004), Phương
    pháp nghiên cứu sức khoẻ công cộng, Giáo trình sau đại học, Nxb Y học- Hà
    Nội.
    6. Trần Mai Anh Đào, Trần Thị Hạnh (2005), “Định tính và bán định lượng kháng
    sinh trong thịt lợn, trứng gà bằng phương pháp FPT”, Tạp chí KHKT thú y,
    Tập XI, số 1/2005, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, tr. 62 -71.
    7. Phạm Kim Đăng (2005), Tiếp cận phương pháp phát hiện tồn dư kháng sinh
    trong thực phẩm có nguồn gốc động vật, Giáo trình sau đại học, Nxb Nông
    Nghiệp, Hà Nội.
    8. Vũ Duy Giảng (2006), "Thức ăn bổ sung và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm",
    Đặc san khoa học kỹ thuật thức ăn chăn nuôi số 5, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
    9. Trần Thị Hạnh (1997), "Kiểm tra mức tồn dư kháng sinh trong thực phẩm có
    nguồn gốc động vật trên địa bàn Thành phố Hà Nội", Tạp chí chăn nuôi – Hội
    chăn nuôi Việt Nam, 3(4), tr. 57-64.
    10. Bùi Thị Phương Hoa (2008), "Thực trạng công tác vệ sinh an toàn thực phẩm
    trong ngành chăn nuôi thú y và giải pháp khắc phục", Tạp chí KHKT thú Y,
    XV, số 2/2008, tr. 93-95.
    11. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Đỗ Hàm (2009), "Thực trạng một số yếu tố môi
    trường và sức khoẻ người chăn nuôi lợn ở hộ gia đình phường Thịnh Đán
    Thành phố Thái Nguyên", Tạp chí bảo hộ lao động, số 178, tr. 17-20.
    12. Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân, Trần Văn Phùng và cộng sự (2009),
    "Nghiên cứu mức độ tồn dư kháng sinh và hormone trong một số thực phẩm
    chính trên thị trường tỉnh Thái Nguyên", Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu
    khoa học cấp bộ năm 2009. Đại học Thái Nguyên.
    13. Nguyễn Văn Hòa (2006), "Tiến hành khảo sát tình hình kháng sinh trong chăn nuôi
    tại Thành phố Hồ Chí Minh", Tạp chí KHKT thú Y, XV, số 5/2008, tr. 56-61.
    14. Đàm Khải Hoàn (2006), Giáo trình truyền thông giáo dục sức khoẻ, Nxb Y học,
    Hà Nội.
    15. Đàm Khải Hoàn (2010), Huy động truyền thông giáo dục sức khoẻ ở miền núi
    phía Bắc, Nxb Y học, Hà Nội.
    16. Phạm Khắc Hiếu, Lê Ngọc Diệp (1997), Dược lý học thú Y, Nxb Nông Nghiệp,
    tr. 48, 218, 219.
    17. Nguyễn Văn Hiến (2004), Nghiên cứu hoạt động giáo dục sức khoẻ tại một số
    xã ở huyện Đồng bằng Bắc bộ và thử nghiệm mô hình can thiệp giáo dục sức
    khoẻ, Luận án tiến sĩ Y học, Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
    18. Hoàng Tích Huyền (1999), Hormone và các thuốc điều chỉnh rối loạn nội tiết,
    Giáo trình Dược lý học, Nxb Y học Hà Nội, tr. 475-482.
    19. Lã Văn Kính, Phan Trọng Thắng, Vương Nam Trung, Nguyễn Văn Phú và CS
    (2000), "Nghiên cứu sử dụng nguyên liệu chế biến và một số loại thức ăn bổ
    sung trong khẩu phần heo con sau cai sữa", Báo cáo khoa học Chăn nuôi Thú
    Y 1999-2000. Phần thức ăn và Dinh dưỡng vật nuôi Viện Khoa học Kỹ thuật
    Nông Nghiệp Miền Nam, tr. 254- 264.
    20. Lã Văn Kính (2001)" Tình hình sử dụng hoá chất trong thức ăn chăn nuôi", Tạp
    chí KHKT thú Y, tr. 23-27
    21. Lã Văn Kính (2002), "Ảnh hưởng của việc bổ sung men vào khẩu phần ăn cho
    lợn thịt", Tạp chí chăn nuôi, số 5(47), Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, tr. 4-6.
    22. Lã Văn Kính (2005), " An toàn thức ăn gia súc để an toàn thực phẩm", Đặc san
    KHKT thức ăn chăn nuôi, số 1(6), Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, tr. 6-9.
    23. Lã Văn Kính, Đỗ Hữu Phương (2005) "Thực trạng nhờn thuốc của các vi khuẩn
    gây bệnh tiêu chảy và hội chứng hô hấp trên lợn thịt ở khu vực miền Đông
    Nam bộ", Viện khoa học kỹ thuật Miền Nam, tr.16-23
    24. Lã Văn Kính (2006), " Nghiên cứu sản xuất thịt lợn an toàn chất lượng cao"
    Báo cáo đề tài cấp nhà nước thuộc chương trình Nghiên cứu ứng dụng các
    giải pháp khoa học công nghệ để tổ chức sản xuất và quản lý nông sản thực
    phẩm an toàn và chất lượng cao.
    25. Nguyễn Văn Kính (2010), phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh và kháng
    kháng sinh ở Việt Nam, Nhóm nghiên cứu của GARP- Việt Nam, tr.34.
    26. Trần Văn Ký (2004), Kháng sinh, Khoa vệ sinh Trung tâm Y tế dự phòng Thành
    phố Hồ Chí Minh.
    27. Hà Huy Khôi, Phạm Duy Tường, Nguyễn Công Khẩn (2004), Dinh dưỡng và vệ
    sinh an toàn thực phẩm, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 102-111.
    28. Dương Thanh Liêm (2007), "Cảnh báo việc sử dụng kháng sinh và hợp chất kích
    thích trong thức ăn chăn nuôi", Tạp chí KHKT thú y, Nxb Nông Nghiệp, Hà
    Nội, số 2(118), tr. 35 - 36.
    29. Phạm Luận (1993), Cơ sở lý thuyết Phân tích sắc ký lỏng hiệu suất cao, Khoa
    hóa - Bộ môn Hoá phân tích- Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
    30. Nguyễn Thị Hoa Lý (2003), “Thí nghiệm định tính kháng sinh tồn dư trong thịt gia
    súc, gia cầm bằng phương pháp FPT”, Tạp chí KHKT thú y, tập X, số 2/2003, tr.
    66-70.
    31. Nguyễn Thị Hoa Lý, Trần Mai Anh Đào (2005), "Nghiên cứu định tính và bán
    định lượng kháng sinh tồn dư trong thịt lợn, trứng bằng phương pháp FPT".
    Tạp chí KHKT thú y, tập XII, số 3/2005, tr. 62-71.
    32. Nguyễn Thị Hoa Lý (2007), “Làm thế nào để kiểm soát được tồn dư kháng sinh
    trong sản phẩm", Tạp chí KHKT thú y, tập X, số 3/2007, tr. 56-59.
    33. Đinh Thế Mỹ (2000), Phan Trường Duyệt "Vô sinh", Lâm sàng Sản phụ khoa,
    Nxb Y học, Hà Nội, tr. 471-476.
     
Đang tải...