Luận Văn Nghiên cứu thực trạng việc thực hiện pháp luật, phòng chống ma túy trong các trường Đại học, Cao đẳn

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    DẪN NHẬP
    I. Lý do nghiên cứu .01
    II. Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài .01
    III. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu .02
    IV. Mục tiêu nghiên cứu 02
    VI. Nội dung nghiên cứu .02
    VI. Phương pháp nghiên cứu 02
    VIII. Quá trình thực hiện đề tài 03
    VII. Những đóng góp kết quả nghiên cứu của đề tài 04
    CHƯƠNG I: - CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
    1.1 LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT
    VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT PHÒNG CHỐNG MA TÚY
    1.1.1 Hệ thống pháp luật phòng, chống ma túy ở Việt Nam 05
    1.1.2. Thực hiện pháp luật phòng, chống ma túy .06
    1.1.2.1 Khái niệm thực hiện pháp luật phòng, chống ma túy 06
    1.1.2.2. Các hình thức thực hiện pháp luật phòng, chống ma túy .07
    1.2. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG MA TÚY
    TRONG CÁC TRƯỜNG
    1.2.1 Những đặc thù của việc THPL-PCMT trong các trường 09
    1.2.2. Vai trò của việc THPL- PCMT trong các trường ĐH, CĐ, TCCN 11
    1.2.2.1. Thực hiện pháp luật PCMT trong các trường góp phần .11
    1.2.2.2. Thực hiện pháp luật PCMT nâng cáo trách nhiệm .11
    1.2.2.3. Thực hiện pháp luật PCMT . tăng cường pháp chế XHCN .12
    1.2.2.4. Thực hiện pháp luật PCMT .Nhà nước pháp quyền XHCN 12
    * Tiểu kết chương I .13
    CHƯƠNG II: - THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
    PHÒNG, CHỐNG MA TÚY
    2.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ KT-XH TỈNH AN GIANG
    2.1.1. Về đặc điểm tự nhiên và xã hội tỉnh An Giang 14
    2.1.1.1. Đặc điểm địa lí tự nhiên .14
    2.1.1.2. Tình hình TNMT trên địa bàn từ năm 2003 đến 2008 16
    2.1.2. Sự ảnh hưởng của TNMT đến việc THPL-PCMT . 18
    2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VIỆC PCMT (TỪ NĂM 2003 ĐẾN 2008)
    2.2.1 Đặc điểm của các trường có liên quan đến việc THPL-PCMT .20
    2.2.2. Thực trạng tình hình THPL-PCMT trong các trường 22
    2.2.2.1. Về công tác tuyên truyền, giáo dục PL-PCMT .28
    2.2.2.2. Xây dựng cơ chế để HSSV tham gia phòng, chống
    nghiện ma tuý trong trường học .29
    2.2.2.3. Trong công tác phối hợp các trường học không có ma túy 30
    2.2.2.4. Nguyên nhân đạt được kết quả 31
    2.2.3. Những tồn tại, thiếu sót và nguyên nhân 32
    2.2.3.1. Những tồn tại, thiếu sót .32
    2.2.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại, thiếu sót 33
    * Tiểu kết Chương II .35
    CHƯƠNG III: - QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN
    3.1. DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI PHẠM MA TÚY .36
    3.2. QUAN ĐIỂM CƠ BẢN ĐẢM THPL-PCMT 37
    3.2.1. Nâng cao nhận thức cho các chủ thể THPL-PCMT 37
    3.2.2. Phát huy cao độ tính tự giác THPLPCMT .39
    3.2.3. Nâng cao vai trò lãnh đạo của các tổ chức .39
    3.2.4. Thực hiện pháp luật PCMT trong các trường phải dựa 40
    3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP 40
    3.3.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý .40
    3.3.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, GDPL-PCMT trong HSSV .41
    3.3.3. Kiện toàn Ban chỉ đạo PCMT ở các trường .42
    3.3.4. Tạo lập môi trường xã hội lành mạnh 43
    3.3.5. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát 46
    3.3.6. Phát huy các tổ chức của HSSV .47
    * Tiểu kết chương III 49
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50-51
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1.
    Danh mục tài liệu tham khảo
    2.
    Phục lục (có 04 phụ lục)
    3.
    Một số hình ảnh
    DẪN NHẬP
    I. Lý do nghiên cứu
    Pháp luật có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Vì vậy, thời gian qua Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật. Trong đó, việc ban hành các chủ trương chính sách pháp luật về phòng, chống ma túy được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, nhằm hạn chế và tiến tới ngăn chặn, đẩy lùi ma túy và tệ nạn ma túy ra khỏi đời sống xã hội. Luật phòng, chống ma túy được Quốc hội thông qua ngày 09/12/2000, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy ngày 03/06/2008, là văn bản pháp lý quan trọng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong cuộc đấu tranh phòng, chống ma túy để đem lại hiệu quả.
    Thực hiện pháp luật phòng, chống ma túy là một vấn đề khó khăn phức tạp trong đời sống hiện nay. Ma túy gây tác hại nhiều mặt về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và đã trở thành thảm họa chung của cả nhân loại. Ma túy làm gia tăng tội phạm, khánh kiệt kinh tế, phá hoại hạnh phúc gia đình, phá hủy sức khỏe con người, suy thoái nòi giống dân tộc, cầu nối cho căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Đáng lo ngại là ma túy đã tác động vào nhà trường, ảnh hưởng tâm lý nhân cách, sức khỏe học sinh, sinh viên.
    An Giang một địa bàn nằm trong tuyến 6 tỉnh biên giới phía Tây Nam (Việt Nam) đã và đang diễn ra tình trạng tội phạm buôn bán ma túy xuyên quốc gia, tệ nghiện hút chích ma túy rất phức tạp. Đồng thời là tỉnh có 1 trường đại học, 1 trường cao đẳng nghề, 2 trường trung học chuyện nghiệp với trên 14.000 sinh viên, học sinh địa phương và các tỉnh trong vùng đến học. Về tệ nạn ma túy, đây là tỉnh có số người nghiện có hồ sơ quản lý là 1.290 người, trong số đối tượng nghiện đã có người phạm các tội hình sự khác, đang gây bức xúc trong nhân dân. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến nhà trường vì tệ nạn ma túy có khả năng xâm nhập vào các trường ĐH, CĐ, TCCN trên địa bàn tỉnh. Trong những năm qua, việc thực hiện pháp luật PCMT các trường ĐH, CĐ và TCCN trên địa bàn tỉnh An Giang đã đạt được những kết quả nhất định. Bên cạnh đó, còn tồn tại những mặt hạn chế, thiếu sót dẫn đến tệ nạn ma túy vẫn có thể là nguy cơ tiềm ẩn dễ xâm nhập vào học đường, tấn công trực tiếp vào lớp người kế cận, những chủ nhân tương lai của đất nước.
    Trước tình hình trên, việc nghiên cứu thực trạng thực hiện pháp luật về PCMT trong các trường ĐH, CĐ, TCCN trên địa bàn tỉnh An Giang là một việc làm cần thiết.
    II. Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài
    Thực hiện pháp luật luôn là một nội dung quan trọng của lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, là biện pháp cơ bản để tăng cường pháp chế, củng cố trật tự pháp luật. Ơ Việt Nam trong những năm gần đây, vấn đề thực hiện pháp luật về PCMT nói chung, phòng chống ma túy trong HSSV nói riêng là những vấn đề đã được các nhà nghiên cứu của Bộ công an, Bộ giáo dục và đào tạo, trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia đã nghiên cứu về ma túy dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau liên quan đến ma túy, tội phạm về ma túy như: “Hiểm họa ma túy và cuộc chiến mới”, của PGS.TS Nguyễn Xuân Yêm và “Phòng, chống ma túy trong nhà trường”(1997) của Vũ Ngọc Bừng; “Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về ma túy”, của TS.Trần Văn Luyện
    _______________________________________________________________________________________________________________________
    Đề tài NCKH cấp trường _ Thực trạng thực hiện PLPCMT ở trường ĐH, CĐ, TCCN trên địa bàn An Giang
    1
    Qua việc nghiên cứu, tham khảo những tài liệu nêu trên, chúng tôi thấy rằng các công trình đã đề cập đến nhiều lĩnh vực THPL ở các khía cạnh, cấp độ khác nhau, như nghiên cứu về Tội phạm học, tệ nạn ma túy trong học đường, đặc điểm hình sự của tội phạm về ma túy, thực trạng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ngăn chặn ma túy và giáo dục phòng, chống lạm dụng ma túy trong nhà trường. Đồng thời những những tài liệu trên cũng đã phân tích những quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về công tác phòng ngừa, ngăn chặn tệ nạn ma túy nói chung và ma túy học đường nói riêng. Phân tích thực trạng tình hình tệ nạn ma túy và việc thực hiện pháp luật PCMT trong học sinh sinh viên ở nước ta. Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tệ nạn ma túy trong học sinh, sinh viên trong ngành giáo dục và đào tạo. Do vậy, để tiếp tục nghiên cứu vận dụng những thành quả của các đề tài nêu trên một cách toàn diện, hệ thống vào điều kiện các trường ĐH, CĐ và TCCN ở một địa phương (tỉnh An Giang) sẽ có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn.
    III. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu vấn đề về thực trạng việc thực hiện pháp luật phòng, chống ma túy trong các trường ĐH, CĐ và TCCN trên địa bàn tỉnh An Giang, thời gian từ năm 2003 đến 2008.
    IV. Mục tiêu nghiên cứu
    - Trên cơ sở nghiên cứu lý luận (các văn bản quy phạm pháp luật) về thực hiện pháp luật PCMT, đề tài tiến hành nghiên cứu phân tích đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật PCMT trong các trường ĐH, CĐ, TCCN trên địa bàn tỉnh An Giang nhằm tìm ra những kết quả đã đạt được, những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của nó trong quá trình thực hiện pháp luật (việc tuân thủ, chấp hành, sử dụng và áp dụng pháp luật PCMT).
    - Đề xuất một số giải pháp góp phần vận dụng nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn ma túy trong nhà trường, bảo đảm việc thực hiện pháp luật PCMT trong các trường ĐH, CĐ, TCCN trên địa bàn tỉnh An Giang, tiến tới xây dựng trường học không có ma túy.
    VI. Nội dung nghiên cứu
    1. Vấn đề lý luận: Trình bày rõ cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật của Nhà nước nói chung và thực hiện pháp luật PCMT trong các trường ĐH, CĐ, TCCN.
    2. Thực trạng việc thực hiện pháp luật : Khảo sát học sinh sinh viên, cán bộ quản lý lớp, cán bộ quản lý nhà trường và cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách pháp luật; phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật PCMT trong các trường ĐH, CĐ, TCCN trên địa bàn tỉnh.
    3. Giải pháp: Kiến nghị một số giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật PCMT trong các trường ĐH, CĐ, TCCN.
    VI. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp tổng hợp, lịch sử, cụ thể, phân tích thống kê, so sánh (tỉ lệ học sinh vi phạm về ma túy giữa nhà trường với đối tượng nghiện ma túy trong toàn tỉnh ), khảo sát thực tế, điều tra xã hội học .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...