Luận Văn Nghiên cứu thực trạng việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường cao đắng sư phạm trung ương

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nghiên cứu thực trạng việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường cao đắng sư phạm trung ương
    MỤC LỤC


    Trang Danh mục các chữ viết tắt ii Mục lục iii
    Danh mục các hình iv Danh mục các bảng v Danh mục các phụ lục vi
    1
    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài 1
    2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2
    2.1. Mục đích nghiên cứu 2
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
    3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 2
    4. Phương pháp nghiên cứu 3
    4.1. Câu hỏi nghiên cứu/ giả thiết nghiên cứu 3
    4.2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
    4.3. Phương pháp nghiên cứu 3
    4.4. Phạm vi, thời gian khảo sát 6
    7
    NỘI DUNG
    Chương 1. Cơ sở lý luận về đánh giá kết quả học tập của sinh viên 7
    1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7
    1.2. Một số vấn đề lí luận có liên quan 18
    1.3. Các phương pháp KTĐG KQHT 26
    1.4. Kĩ thuật xây dựng công cụ ĐG KQHT qua bài TNKQ 30
    1.5. Quy trình xây dựng đề thi/bộ câu hỏi TNKQ 35
    1.6. Phân tích và đánh giá bài thi TNKQ 37
    1.7. Kết luận chương 41
    Chương 2. Thực trạng hoạt động ĐGKQHT ở trường CĐSPTƯ 42
    2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng 42
    2.2. Thông tin chung về của sinh viên và giảng viên tham gia trả lời phiếu 44
    khảo sát
    2.3. Thực trạng việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường Cao 49
    đẳng Sư phạm Trung ương
    2.5. Kết luận chương 70
    Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả KT, ĐG KQHT 72
    3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp 72
    3.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả KT, ĐG KQHT cho sinh viên 72
    3.3. Kết luận chương 101

    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    1. Kết luận khoa học 102
    2. Kiến nghị 104
    106
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC 109

    MỞ ĐẦU

    Bước vào thế kỷ XXI, giáo dục đại học Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức mới. Cùng với việc tăng quy mô đào tạo thì loại hình đào tạo cũng được mở rộng. Trong khi các nguồn lực tại các cơ sở đào tạo còn hạn chế, chưa đủ khả năng đáp ứng với việc tăng nhanh quy mô đào tạo thì vấn đề chất lượng đào tạo là điểm nóng của toàn xã hội. Cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục vẫn luôn được xem là quan trọng đối với bất kỳ cơ sở đào tạo nào. Kiểm định chất lượng- KĐCL- trở thành công cụ hữu hiệu để duy trì các chuẩn mực giáo dục và không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học. Và để sớm xây dựng được một nền giáo dục đại học chất lượng ngang tầm khu vực và từng bước vươn dần tới trình độ quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho sự hội nhập, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn và tiêu chí quốc tế.
    Vậy chất lượng là gì? Tại sao mọi người lại tốn thời gian, tốn công sức và cả kinh tế nữa để mong có được “sản phẩm” có chất lượng. Sản phẩm có chất lượng ở đây có mặt trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, và trong cả lĩnh vực giáo dục. Theo INQAAHE (International Network for Quanlity Assurance Agencies): “Chất lượng là sự phù hợp với mục đích” (Quanlity as Fitness for Purpose). Chất lượng là vấn đề then chốt của các trường đại học và cao đẳng. Bởi vậy việc nâng cao chất lượng đào tạo luôn là nhiệm vụ hàng đầu của bất kỳ cơ sở đào tạo bậc đại học nào. Chất lượng đào tạo được tạo nên bởi rất nhiều thành tố như hoạt động học tập của sinh viên; hoạt động giảng dạy của giảng viên và công tác quản lý. Trong công tác quản lý bao gồm các yếu tố nhỏ hơn như tổ chức quản lý hoạt động dạy và học; trang thiết bị và đồ dùng phục vụ công tác giảng dạy và học tập; Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
    Có thể nói rằng công tác đánh giá trong giáo dục xuất phát từ nhiều khía cạnh, trong đó có việc đánh giá kết quả học tập của học sinh nói chung và sinh viên nói riêng xưa nay vẫn được coi trọng. Kết quả học tập của sinh viên là tiêu chí quan trọng nói lên sự trưởng thành, mức độ thành đạt và cũng là thước đo quan trọng thể hiện trình độ tổ chức giáo dục các trường đại học và cao đẳng. Chính vì thế, các nước trên thế giới đều đề ra công tác nghiên cứu việc đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên. Một số nước còn liên kết tổ chức điều tra về kết quả học tập của
    học sinh, sinh viên và so sánh kết quả học tập của các em trên mặt bằng quốc tế.

    Việc đánh giá kết quả học tập, không những cần đề cập đến nhiều yếu tố, mà mối quan hệ giữa những yếu tố ấy cũng rất phức tạp. Bởi vậy, trong quá trình đánh giá này, cần phải coi trọng việc nghiên cứu những kinh nghiệm của giảng viên đã tích luỹ được trong việc đánh giá kết quả học tập, mặt khác còn phải xuất phát từ những lý luận về đánh giá giáo dục, lý luận giáo dục học nói chung và các chính sách giáo dục, để tiến hành nghiên cứu tổng hợp. Nếu công tác đánh giá kết quả học tập được phát triển đúng đắn, đảm bảo khách quan, công bằng thì sẽ là động lực thúc đẩy người học chủ động, tích cực sáng tạo và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.
    Với tất cả những lí do trên, luận văn muốn đánh giá kết quả học tập của sinh viên nhằm góp phần tạo cơ sở cho việc thường xuyên cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
    Chính vì thế, nghiên cứu thực trạng về việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương là một nghiên cứu cần thiết.
    Những mong đợi từ kết quả nghiên cứu của đề tài
    - Làm rõ thực trạng việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường CĐSPTƯ
    - Đưa ra một số khuyến nghị/giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường CĐSPTƯ
    2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu thực trạng việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường
    CĐSPTƯ từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    ã Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về đo lường và đánh giá trong giáo dục
    ã Nghiên cứu khảo sát thực trạng việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên
    trường CĐSPTƯ
    ã Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả ĐG KQHT cho sinh viên
    ã Phân tích và đưa ra một số khuyến nghị đối với các khoa và trường .
    3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
    Chúng tôi khảo sát 53 giáo viên và 255 sinh viên của 5 khoa: Giáo dục Đặc biệt, Giáo dục Mầm non, Công nghệ thông tin, Sư phạm Âm nhạc và Mác Lê-Nin tư tưởng Hồ Chí Minh (gọi tắt là Mác-Lê).
    Trong nghiên cứu thực trạng chúng tôi chỉ tập trung đi sâu vào nghiên cứu đánh giá
    các đề thi tự luận và đề TNKQ. Còn không nghiên cứu các đề thực hành và vấn đáp.

    4. Phương pháp nghiên cứu
    4.1. Câu hỏi nghiên cứu/ giả thiết nghiên cứu
    Câu hỏi nghiên cứu
    - Việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên có đa dạng, phù hợp với với mục tiêu, bao phủ nội dung chương trình đào tạo, khách quan, công bằng và toàn diện chưa?
    - Việc đánh giá kết quả học tập chú trọng vào việc đánh giá quá trình hay chỉ đánh giá kết quả học tập qua điểm thi kết thúc học phần?
    - Thực trạng về việc biên soạn đề thi kết thúc học phần cho sinh viên hiện nay như
    thế nào?
    Giả thuyết nghiên cứu
    - Trường CĐSPTƯ đã sử dụng 5 phương pháp ĐGKQHT khác nhau, đồng thời chú trọng vào việc ĐG KQHT theo quá trình. Nhưng các đề thi vẫn chưa bao phủ hết nội dung chương trình đào tạo, đôi khi chưa phù hợp với mục tiêu đề ra.
    - Việc ĐGKQHT vẫn còn chưa khách quan, chưa đảm bảo độ tin cậy và nguyên nhân có thể là:
    ƒ Thiên về một phương pháp đánh giá nào đó
    ƒ Chất lượng đề thi chưa tốt
    ƒ Chưa lập bảng trọng số hoặc bảng trọng số chưa hợp lí
    ƒ Giáo viên chưa có kinh nghiệm ra đề TNKQ và xử lí kết quả thi
    - Nếu được bồi dưỡng về kĩ thuật xây dựng đề thi và kết quả đánh giá được xử lí một cách khoa học để từ đó nâng cao chất lượng đề thi thì việc ĐGKQHT sẽ công bằng, khách quan và tạo động lực cho việc nâng cao chất lượng của quá trình dạy và học.
    4.2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    4.2.1. Khách thể nghiên cứu
    - 53 cán bộ giảng viên khoa Giáo dục Đặc biệt, khoa Giáo dục Mầm non.
    - 255 sinh viên hệ cao đẳng chính quy của 5 khoa Giáo dục Đặc biệt, Giáo dục
    Mầm non, Công nghệ thông tin, Sư phạm Âm nhạc và Mác - Lê
    4.2.2. Đối tượng nghiên cứu: Việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở 5 khoa: Giáo dục Đặc biệt, khoa Giáo dục Mầm non, .
    4.3. Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau
    để triển khai các nội dung nghiên cứu trong luận văn.
    4.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu lý luận
    Mục đích: Nhằm thu thập thông tin về các vấn đề có liên quan làm cơ sở lí luận cho đề tài.
    Công cụ: - Thông tin, số liệu, tài liệu bài giảng khóa đào tạo này.
    - Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã công bố
    (Các dữ liệu mà luận văn nghiên cứu nằm trong danh mục tài liệu tham khảo)
    Cách tiến hành: Tìm hiểu thu thập, đọc, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các tài liệu có liên quan ở trong và ngoài nước làm cơ sở lí luận cho đề
    4.3.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu (ankét)
    Mục đích: Nhằm thu thập ý kiến của giảng viên và sinh viên về thực trạng đánh giá KQHT của trường CĐSPTƯ về các phương pháp ĐGKQHT, tần suất đánh giá, về việc tổ chức thi, .có mang tính khách quan, công bằng hay không. thực trạng ĐGKQHT ở trường CĐSPTƯ .
    Phương tiện: (Xem thông tin chi tiết trong phụ lục)
    - Phiếu điều tra sinh viên
    - Phiếu trưng cầu ý kiến của giáo viên
    Cách tiến hành: Thiết kế bảng hỏi; phát cho mỗi giảng viên, sinh viên 1 phiếu điều tra và đề nghị họ trả lời. Hướng dẫn cách trả lời từng nội dung trong phiếu (nếu người trả lời thắc mắc). Trong phiếu có một vài câu hỏi mở. Sau đó tổng hợp, phân tích so sánh đưa ra sự đánh giá lại làm cơ sở cho việc điều tra thực trạng
    4.3.3. Phương pháp thử nghiệm
    Mục đích: Thử nghiệm phương pháp TNKQ để ĐGKQHT của sinh viên
    Phương tiện: Bài thi kết thúc học phần CTS cho trẻ CPTTT ở khoa GD-ĐB
    trường CĐSPTƯ.
    Cách tiến hành: Xây dựng và sử dụng bộ trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của sinh viên để đo năng lực của thí sinh so với độ khó của câu hỏi. Hơn nữa qua phương pháp còn đánh giá tính khả thi cũng như hiệu quả của nó trong việc ĐGKQHT của sinh viên trong một học phần cụ thể. Tổ chức cho SV thi nghiêm túc theo đúng quy định của khoa, của trường.
    4.3.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
    Mục đích: Tham khảo các ý kiến đóng góp cho đề tài khi xây dựng phiếu điều tra thực trạng; khi lập bảng trọng số, soạn các câu hỏi thi (để làm tăng độ giá trị nội
    dung của đề thi), xử lí- phân tích dữ liệu, điều chỉnh và hoàn thiện bộ trắc nghiệm đã


    xây dựng để bài test có độ giá trị và độ tin cậy.
    Phương tiện: - Phiếu điều tra GV, SV
    - Bảng trọng số
    - Đề thi kết thúc học phần
    Cách tiến hành: Trong quá trình thiết kế phiếu điều tra, xây dựng bảng trọng số, biên soạn câu hỏi thi, tác giả đều tổ chức họp nhóm lấy ý kiến chuyên gia và đồng nghiệp; Gửi các vấn đề có liên quan qua thư hoặc thư điện tử sau đó ghi nhận sự góp ý.
    4.3.5. Phương pháp phỏng vấn sâu
    Mục đích: Nhằm kiểm chứng theo xác xuất từ 5- 9% kết quả thu qua phiếu điều tra, hỗ trợ cho phương pháp điều tra bằng phiếu chất về thực trạng ĐGKQHT cho sinh viên ở các khoa trong trường CĐSPTƯ.
    Phương tiện: - Các câu hỏi ý kiến giáo viên, sinh viên
    - Ghi chép và thu băng trong quá trình đàm thoại
    Cách tiến hành: Đưa ra các câu hỏi rồi trò chuyện với cán bộ, giảng viên để biết ý kiến của họ về thực trạng ĐGKQHT của sinh viên. Ngoài ra cũng trò chuyện với SV để có thông tin phản hồi về các bài thi, nội dung các câu hỏi trong bài thi - kiểm tra ĐG KQHT
    4.3.6. Phương pháp xử lý số liệu
    Mục đích: Từ phiếu điều tra thu được, tổng hợp, xử lí và phân tích dữ liệu
    để lập nên các bảng biểu để đưa ra kết quả nghiên cứu; qua đó rút ra kết luận và đưa những đề xuất.
    Phương tiện: Phần mềm Quest, SPSS, mô hình Rasch, .
    Cách tiến hành: Từ cơ sở kết quả thu được chúng tôi tổng hợp số liệu bằng phương pháp thống kê.
    - Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS và phần mềm Quest
    - Phân tích số bằng mô hình Rasch
    - So sánh kết quả thu được giữa năng lực của thí sinh và độ khó của câu hỏi
    từ đó rút ra những nhận xét chung và các nhận xét cụ thể về từng câu hỏi. So sánh sự khác biệt từ số liệu thu được giữa nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm

    4.4. Phạm vi, thời gian khảo sát
    4.4.1. Phạm vi nghiên cứu :
    Do thời gian có hạn, trong phạm vi của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ khảo sát, nghiên cứu giảng viên và sinh viên ở 5 khoa: khoa Giáo dục Mầm non có số lượng giảng viên nhiều nhất trường, hơn nữa đây là khoa đầu tiên được thành lập đã có tên tuổi, thương hiệu và uy tín cao trong cả nước. Còn khoa giáo dục Đặc biệt nơi tác giả đang công tác là khoa mới được thành lập, 2 khoa này cùng đào tạo giáo viên dạy các trường mẫu giáo bình thường và hòa nhập.
    4.4.2. Thời gian khảo sát:
    Đề tài dự kiến nghiên cứu từ tháng 5/2007 đến tháng 8/2008
    III. CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN

    MỞ ĐẦU NỘI DUNG
    Chương I: Cơ sở lý luận về đánh giá kết quả học tập của sinh viên

    Chương II: Thực trạng hoạt việc giá kết quả học tập của sinh viên trường CĐSPTƯ
    Chương III: Biện pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra đánh giá KQHT KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
     
Đang tải...