Nghiên cứu thực trạng và xu hướng sử dụng sách điện tử trong giáo dục phổ thông

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung

    Mãsố: V2013–04
    Chủ nhiệm đề tài: ThS. Hà Văn Quỳnh
    Các thành viên tham gia: ThS. Vương Quốc Anh
                                                  ThS. Bùi Thị Thao
    Thời gian bắt đầu/kết thúc: Tháng 9 năm 2013/ tháng 8 năm 2014

    2. Tính cấp thiết

    Sự phát triển của khoa học công nghệ, mạng Internet đã tạo điều kiện cho việc chia sẻ các tư liệu dạy HS động, hấp dẫn, có tính tương tác cao. Trong khi đó, sách in vẫn chỉ ở mức thô sơ với hình ảnh và chữ tĩnh, không chú giải được trực quan các kiến thức phức tạp như Hệ mặt trời, các chuyển động cơ học, Hơn nữa, sách in tốn nhiều giấy để in, việc cập nhật, chỉnh sửa nội dung tốn kém, việc tìm kiếm nội dung trong sách in phải thực hiện thủ công, chậm, khó có thể đánh dấu và ghi chú thích vào sách, ngoài ra sách in thường nhanh cũ và hỏng khi dùng nhiều. Sự bùng nổ của Internet và các thiết bị số giúp cho SĐT ngày càng được nhiều người quan tâm. Với dung lượng nhỏ gọn nhưng chứa đựng một lượng tri thức lớn, sách điện tử (SĐT) là một sự lựa chọn tuyệt vời cho người sử dụng có nhu cầu lưu trữ và đọc sách mọi lúc, mọi nơi trên các thiết bị điện toán cá nhân, chi phí phát hành và in ấn của SĐT rất thấp.

    Ngoài ra SĐT có những lợi thế mà sách in thông thường không có được: sự gọn nhẹ, có thể điều chỉnh về cỡ chữ, màu sắc và các thao tác cá nhân hóa tùy theo sở thích của người đọc. SĐT có thể bao gồm cả chữ viết, hình ảnh, âm thanh, video sống động sử dụng rất thuận tiện, có tính tương tác cao, giúp nâng cao quá trình dạy và học. Hiện nay nhiều nhà xuất bản (NXB) ở Việt Nam trong đó có NXB giáo dục đã phát hành một số SĐT đáp ứng nhu cầu của người đọc nói chung và HS, sinh viên nói riêng. Để việc triển khai xuất bản trang bị hệ thống SĐT cũng như trang bị các thiết bị dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học đáp ứng đổi mới giáo dục phổ thông sau 2015 và góp phần đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam cần phải thực hiện ngay việc nghiên cứu đánh giá thực trạng và xu hướng sử dụng SĐT trong giáo dục phổ thông đáp ứng xu thế, nhu cầu tất yếu của việc sử dụng SĐT trong dạy học.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Tìm hiểu thực trạng và xu hướng sử dụng sách điện tử ở một số trường phổ thông và đề xuất một số định hướng trang bị và sử dụng sách giáo khoa điện tử trong trường phổ thông.

    4. Nội dung nghiên cứu

    - Nghiên cứu lí luận: khái niệm về sách điện tử; sách điện tử, sách giáo khoa điện tử; lịch sử hình thành và phát triển của sách điện tử; vai trò của sách giáo khoa điện tử; ưu thế và hạn chế của sách điện tử và hạn chế của sách điện tử và sách giáo khoa điện tử.
    - Nghiên cứu thực tiễn xu hướng sử dụng sách điện tử trong giáo dục: tình hình sử dụng sách điện tử ở trên thế giới; nêu ra những thực trạng và xu hướng sử dụng sách điện tử trên thế giới; cách sử dụng sách giáo khoa điện tử trong giáo dục phổ thông ở một số nước và ở Việt Nam.
    - Định hướng sử dụng sách điện tử trong trường phổ thông; Nghiên cứu đề xuất về thiết kế, xuất bản và trang bị sách giáo khoa điện tử ở Việt Nam và đề xuất về sử dụng sách điện tử trong dạy học.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Việc trang bị và sử dụng SĐT trong một số trường phổ thông tại Hà Nội

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài gồm: nghiên cứu các tài liệu về SĐT; Phương pháp khảo sát, điều tra; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp thống kê để xử lý số điều tra.

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 2 chương:

    Chương 1. Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn

    1.1. Một số khái niệm
    1.2. Lịch sử phát triển của sách
    1.3. Sự hình thành và phát triển của sách điện tử.
    1.4. Ưu điểm và hạn chê của sách điện tử.

    Chương 2. Thực trạng và xu hướng sử dụng sách điện tử

    2.1. Tình hình sử dụng sách điện tử trên thế giới
    2.2. Tình hình sử dụng sách điện tử ở Việt Nam
    2.3. Tình hình sử dụng sách điện tử trong giáo dục phổ thông
    2.4. Tình hình sử dụng sách giáo khoa điện tử ở trường phổ thông
    2.5. Xu hướng phát triển sách giáo khoa điện tử ở trường phổ thông
    2.6. Một số đề xuất về phát triển sách điện tử và sách giáo khoa điện tử trong giáo dục phổ thông.

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Góp phần làm rõ thêm cơ sở lí luận và thực tiễn của việc thực và xu hướng sử dụng SĐT trong giáo dục phổ thông và đề xuất một số định hướng về trang bị và sử dụng SGKĐT ở trường phổ thông.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Sự hình thành và phát triển của SĐT là một tất yếu. Thị trường SĐT ngày càng phát triển phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ, đáp ứng nhu cầu của độc giả. Đề tài đã góp phần làm rõ thêm về khái niệm SĐT, SGKĐT. Khái quát chỉ ra những ưu thế và hạn chế của SĐT, SGKĐT. Đề tài đã tóm lược được quá trình hình thành và phát triển của sách nói chung và SĐT nói riêng. Cùng đó chỉ ra bức tranh hiện thực của thị trường SĐT trên thế giới và Việt Nam. Theo đó nhóm đề tài nghiên cứu đã có những đề xuất sau: 1/ Bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp lý, chính sách để các nhà xuất bản chủ động tham gia quá trình hội nhập quốc tế, đặc biệt đối với vấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ và xuất bản điện tử; 2/ Với các NXB, song song với việc in ấn và phát hành sách in truyền thống, tăng cường việc xuất bản SĐT tương ứng; 3/ Định dạng sách điện tử theo chuẩn thông dụng để người sử dụng có thể đọc trên nhiều loại thiết bị đọc khác nhau; 4/ Hoàn thiện nâng cấp các phiên bản của SGKĐT, phát huy các thế mạnh và tiện tích của SĐT, SGKĐT phù hợp với điều kiện dạy – học; 5/ Cần tiếp tục có những thử nghiệm, những nghiên cứu đánh giá một cách tổng thể về việc trang bị, sử dụng, hiệu quả sử dụng, những tiện ích, hạn chế của SGKĐT để có những cơ chế, chính sách, định hướng cho việt phát triển SGKĐT ở trường phổ thông.


    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...