Thạc Sĩ Nghiên cứu thực trạng và kiến thức-thái độ -thực hành về bệnh răng miệng của học sinh tiểu học tại h

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 20/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Nhu Ely, 20/1/14
    Chỉnh sửa cuối: 20/1/14
    LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
    năm 2010


    Đặt vấn đề . 1
    Chương 1: Tổng quan 3
    1.1 Bệnh RM vấn đề sức khoẻ toàn cầu 3

    1.1.1 Tình hình bệnh răng miệng thế giới .3
    1.1.2. Tình hình bệnh răng miệng tại Việt Nam .8
    1.2. Tình hình phòng bệnh RM và dự phòng biến chứng bệnh SR 10
    1.2.1. Tình hình phòng bệnh RM trên thế giới 10
    1.2.2. Tình hình phòng bệnh RM tại Việt Nam 13
    1.2.3. Dự phòng biến chứng bệnh sâu răng .14
    1.3. Vai trò, chức năng và sự cần thiết phải triển khai CT NHĐ 17

    Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 28
    2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu . 28
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 28
    2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu 29
    2.4. Phương pháp thu thập thông tin 31
    2.5. Phương pháp khống chế sai số 31
    2.6. Các vấn đề đạo đức trong nghiên cứu . 31
    2.7. Phương pháp xử lý số liệu . 32

    Chương 3: Kết quả nghiên cứu 33
    3.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu . 33
    3.2. Tình hình bệnh lý răng miệng của học sinh 35
    3.3. Đánh giá về kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh về CSRM 39
    3.4. Một số yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng 44

    Chương 4: Bàn luận 48

    4.1. Tình hình thực trạng bệnh lý RM, của HS trường tiểu học 48
    4.2. Thực trạng về kiến thức, thái độ và thực hành của HS . 54
    4.3.Các yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng 59

    KẾT LUẬN 65
    KHUYẾN NGHỊ . 67

    TÀI LIỆU THAM KHẢO BÀI BÁO KHOA HỌC PHỤ LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ




    Bệnh răng miệng (BRM) là bệnh phổ biến, gặp ở sấp sỉ 90% dân số trên thế giới, ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội. BRM hay gặp nhất là bệnh sâu răng và viêm lợi, bệnh mắc rất sớm, ngay từ khi trẻ 2 tuổi, nếu không được điều trị, bệnh sẽ tiến triển gây biến chứng tại chỗ và toàn thân, ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực và thẩm mỹ của trẻ sau này. Do tính chất phổ biến, tỷ lệ mắc cao trong cộng đồng nên điều trị BRM tốn kém cho cá nhân và xã hội cả về kinh phí cũng như thời gian. Điều quan trọng là đòi hỏi phải có màng lưới phòng khám nha khoa rộng khắp với dụng cụ trang bị đắt tiền, cùng đội ngũ thầy thuốc chuyên khoa đông đảo. Chính vì vậy từ lâu BRM đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm [26], [38].
    Phòng bệnh răng miệng là quá trình tương đối đơn giản, không phức tạp, không đòi hỏi trang thiết bị đắt tiền, không đòi hỏi cán bộ kỹ thuật chuyên môn cao, chi phí thấp, dễ thực hiện tại cộng đồng, đặc biệt tại các trường học đã đem lại hiệu quả cao. Do đó phòng bệnh răng miệng sớm ngay ở lứa tuổi học sinh là chiến lược khả thi nhất đã được WHO khuyến cáo triển khai. Chương trình chăm sóc răng miệng (CSRM) tại trường học đã được quan tâm và thực hiện ở hầu hết các nước trên thế giới và trong khu vực từ nhiều thập kỷ nay. Tại hội nghị về Nha khoa phòng ngừa tổ chức tại Thái Lan năm 1998, WHO đã khuyến cáo nên áp dụng kỹ thuật trám răng không sang chấn (Atraumatic Restorative Treatment Technique - ART) là một kỹ thuật đơn giản, dễ phổ cập, như là chiến lược toàn cầu để dự phòng bệnh sâu răng (SR) ở giai đoạn sớm cho học sinh tại các trường học để hạ thấp tỷ lệ biến chứng do bệnh gây ra [6], [39] .
    Tại Việt Nam đã có trên 80% dân số mắc bệnh răng miệng, trong khi mạng lưới RHM chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc của nhân dân. Vì vậy hiện nay phòng bệnh răng miệng là công tác trọng tâm của ngành Răng Hàm Mặt. Tổ chức và phát triển Nha học đường (NHĐ) là biện pháp phòng và làm giảm dần bệnh răng miệng cho lứa tuổi trẻ em ở trường học [ 14], [ 15].
    Chương trình Nha học đường đã triển khai rộng khắp đến 63 tỉnh, thành phố trong cả nước nhưng tỷ lệ bệnh răng miệng ở tuổi học sinh vẫn còn cao.

    Các nghiên cứu can thiệp đều cho thấy nếu làm tốt công tác NHĐ thì tỷ lệ bệnh răng miệng sẽ giảm. Việc đẩy mạnh công tác phòng bệnh RM đặc biệt là chương trình nha học đường là thiết thực cho sức khoẻ học sinh và hữu ích cho việc tiết kiệm ngân sách quốc gia, giảm gánh nặng cho ngành Y tế và giảm chi phí cho xã hội góp phần cải thiện sức khoẻ cộng đồng [5], [16].
    Văn Chấn là huyện miền núi của tỉnh Yên Bái. Trong những năm qua, chương trình nha học đường đã được triển khai và thực hiện đến các trường học ở các xã trong huyện nhằm làm giảm tỷ lệ mắc bệnh răng miệng và nâng cao sức khỏe cho học sinh tuổi học đường nói riêng và sức khỏe nhân dân trên địa bàn huyện nói chung. Tuy nhiên việc thực hiện còn gặp nhiều khó khăn về mọi mặt, công tác tổ chức còn mang tính hình thức và chưa được quan tâm đúng mức, do đó tỷ lệ bệnh răng miệng của học sinh tại các trường phổ thông còn cao .
    Từ những nhu cầu thực tiễn đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : "Nghiên cứu thực trạng và kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh răng miệng của học sinh tiểu học tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái năm 2009 " với các mục tiêu sau:
    1. Mô tả thực trạng bệnh răng miệng và kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh trường tiểu học Nghĩa Lộ và Nậm Búng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái về chăm sóc sức khoẻ răng miệng
    2. Xác định một số yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng của học sinh hai trường tiểu học.
     
Đang tải...