Tiến Sĩ Nghiên cứu thực trạng và hiệu quả một số giải pháp nâng cao chất lượng máu, chế phẩm máu tại trung t

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 20/8/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. Lịch sử truyền máu và tổ chức cung cấp máu trên thế giới 3
    1.1.1. Lịch sử truyền máu trên thế giới 3
    1.1.2. Mô hình cung cấp máu trên thế giới 4
    1.2. Lịch sử truyền máu và tổ chức cung cấp máu ở Việt Nam . 5
    1.2.1. Lịch sử truyền máu ở Việt Nam 5
    1.2.2. Các hình thức tổ chức cung cấp máu ở Việt Nam . 6
    1.3. Tình hình truyền máu tại Hải Phòng 7
    1.3.1. Nhu cầu về máu . 7
    1.3.2 Nguồn người cho máu 7
    1.3.3. Tổ chức và quản lý hệ thống truyền máu . 8
    1.4. Những yêu cầu đảm bảo chất lượng truyền máu 8
    1.4.1. Yêu cầu đảm bảo chất lượng cho người hiến máu . 8
    1.4.2. Yêu cầu đảm bảo chất lượng cho nhân viên y tế . 9
    1.4.3. Yêu cầu đảm bảo chất lượng cho người nhận máu . 9
    1.5. Các giải pháp nâng cao chất lượng máu . 10
    1.5.1. Giải pháp vận động HMTN và lựa chọn người HMTN có nguy cơ
    thấp và hiến máu nhắc lại . 10
    1.5.2. Giải pháp lấy máu tập trung . 16
    1.5.3. Giải pháp nâng cao chất lượng xét nghiệm sàng lọc các bệnh nhiễm
    trùng và hòa hợp miễn dịch 21
    1.5.4. Giải pháp sản xuất chế phẩm máu trong vòng 8 giờ kể từ khi kết thúc
    tiếp nhận máu và bảo quản, lưu trữ máu đúng quy chuẩn . 21
    1.5.5. Giải pháp nâng cao nhận thức sử dụng chế phẩm máu . 21
    1.5.6. Giải pháp truyền máu tự thân 22
    1.5.7. Giải pháp loại bỏ bạch cầu trong đơn vị máu truyền . 23
    1.6. Kiểm tra chất lượng các chế phẩm máu . 24
    1.6.1. Kiểm tra thể tích máu tiếp nhận . 24
    1.6.2. Kiểm tra các chế phẩm máu 26
    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 31
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu thực trạng chất lượng máu và chế phẩm máu31
    2.1.2. Đối tượng nghiên cứu hiệu quả giải pháp nâng cao chất lượng máu và
    chế phẩm máu . 31
    2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 32
    2.2.1. Thời gian nghiên cứu . 32
    2.2.2. Địa điểm nghiên cứu 32
    2.3. Phương pháp nghiên cứu . 32
    2.3.1. Thiết kế nghiên cứu . 32
    2.3.2. Tính cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu . 32
    2.3.3. Nội dung nghiên cứu 36
    2.3.4. Sơ đồ nghiên cứu . 41
    2.3.5. Các chỉ tiêu đánh giá 42
    2.3.6. Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu . 43
    2.3.7. Kiểm tra chất lượng các chế phẩm máu 46
    2.4. Xử lý số liệu 48
    2.5. Đạo đức nghiên cứu . 48
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 49
    3.1. Thực trạng chất lượng máu và chế phẩm máu ở Hải Phòng 2010 -2011 49
    3.1.1. Thực trạng chất lượng người hiến máu . 49
    3.1.2. Thực trạng số lượng máu tiếp nhận tập trung của người hiến máu . 55
    3.1.3. Thực trạng chất lượng chế phẩm máu năm 2010 – 2011 56
    3.2. Hiệu quả giải pháp nâng cao chất lượng chế phẩm máu . 60
    3.2.1. Hiệu quả của giải pháp tuyên truyền vận động . 60
    3.2.2. Hiệu quả giải pháp áp dụng quy trình được chuẩn hóa và sản xuất chế
    phẩm máu trong vòng 8 giờ kể từ khi kết thúc tiếp nhận máu . 68
    3.2.3. Kiểm tra chất lượng máu và chế phẩm máu tại Trung tâm Huyết học-
    Truyền máu Hải Phòng 72 3.2.4. Hiệu quả giải pháp tập huấn nâng cao chất lượng sử dụng máu và chế
    phẩm máu . 76
    3.2.5. Một số biểu hiện tai biến truyền máu 77
    Chương 4: BÀN LUẬN 78
    4.1. Đặc điểm phong trào vận động HMTN, điều chế các chế phẩm máu và
    các đơn vị máu toàn phần sử dụng nghiên cứu tại Trung tâm Huyết
    học - Truyền máu Hải Phòng 78
    4.1.1. Đặc điểm phong trào vận động HMTN tại Hải Phòng 78
    4.1.2. Đặc điểm về điều chế các chế phẩm máu tại Hải Phòng . 79
    4.1.3. Đặc điểm các đơn vị máu toàn phần nghiên cứu . 80
    4.2. Thực trạng chất lượng máu và chế phẩm máu tại Hải Phòng năm 2010 - 2011 . 81
    4.2.1. Thực trạng chất lượng người hiến máu . 81
    4.2.2.Thực trạng số lượng máu tiếp nhận tập trung . 91
    4.2.3. Thực trạng chất lượng máu và chế phẩm máu tại Trung tâm Huyết
    học-Truyền máu Hải Phòng . 92
    4.3. Hiệu quả giải pháp nâng cao chất lượng chế phẩm máu . 97
    4.3.1. Hiệu quả giải pháp tuyên truyền vận động 97
    4.3.2. Hiệu quả tăng cường tiếp nhận máu tập trung . 102
    4.3.3. Hiệu quả áp dụng quy trình chuẩn sản xuất chế phẩm máu, tiến hành
    sản xuất trong vòng 8 giờ kể từ khi tiếp nhận máu và kiểm tra chất
    lượng chế phẩm máu 103
    4.3.4. Hiệu quả giải pháp nâng cao sử dụng máu và chế phẩm tại Trung tâm
    Huyết học - Truyền máu Hải Phòng 111
    KẾT LUẬN . 113
    KIẾN NGHỊ 115
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ
    NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Máu và chế phẩm máu được sử dụng ngày càng nhiều trong điều trị và
    cấp cứu bệnh nhân, việc cung cấp máu và chế phẩm máu an toàn đầy đủ là
    mục tiêu của công tác truyền máu. Một đơn vị máu đến với người bệnh là kết
    quả từ khâu vận động hiến máu tình nguyện (HMTN), tiếp nhận, sàng lọc, sản
    xuất, bảo quản và phân phối máu [1].
    Muốn có đủ máu chất lượng, chúng ta phải có đủ số lượng người tham
    gia HMTN không vì mục đích kinh tế và khâu tiếp nhận, sàng lọc, sản xuất
    chế phẩm máu không ngừng được đầu tư cải tiến [1],[2].
    Ở các nước tiên tiến nguồn máu tiếp nhận chủ yếu từ người HMTN; từ



    khâu tiếp nhận, sàng lọc, sản xuất, cung cấp đến sử dụng chế phẩm máu đều
    theo đúng qui trình nên chất lượng máu và chế phẩm máu được đảm bảo [3].
    Chuyên ngành truyền máu Việt Nam trong những năm gần đây đã có
    những tiến bộ vượt bậc trong việc cung cấp chế phẩm máu an toàn. Phong
    trào vận động HMTN phát triển rộng khắp dần tiến tới xoá bỏ tình trạng tiếp
    nhận máu từ người hiến máu chuyên nghiệp (HMCN). Tương lai của truyền
    máu sẽ là tập trung hoá sàng lọc, điều chế và cung cấp máu để đảm bảo chất
    lượng máu và chế phẩm trong toàn quốc [4],[5].
    Thành phố Hải Phòng với dân số khoảng 1,9 triệu người và có khoảng
    4.000 giường bệnh điều trị. Trong những năm qua thành phố luôn trong tình
    trạng thiếu máu dùng cho cấp cứu và điều trị. Việc sử dụng máu toàn phần
    còn phổ biến, chỉ định sử dụng chế phẩm máu trong lâm sàng chưa được
    chú trọng nên chất lượng truyền máu còn hạn chế [6].
    Năm 2007, Trung tâm Huyết học - Truyền máu Hải Phòng được thành
    lập, công tác truyền máu ở thành phố đã có những thay đổi đáng kể: số
    lượng máu tiếp nhận hàng năm từ người HMTN tăng không ngừng, từ dưới 20% trong năm 2006 tăng lên 51% năm 2007 và 77,4% năm 2009, đối tượng
    người hiến máu chủ yếu là học sinh - sinh viên (HS-SV). Việc sản xuất các
    chế phẩm máu có bước phát triển, sản xuất từ dưới 10% năm 2006 đến năm
    2009 đạt 75% lượng máu tiếp nhận. Tuy nhiên, công tác truyền máu còn một
    số hạn chế như số lượng máu tiếp nhận không được cải thiện; quy trình sản
    xuất chế phẩm máu chưa được chuẩn hóa dẫn đến chất lượng máu và chế
    phẩm máu còn hạn chế; truyền máu lâm sàng chủ yếu vẫn sử dụng máu toàn
    phần nên an toàn truyền máu (ATTM) không được đảm bảo [6].
    Giai đoạn 2012-2013, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng
    đã xây dựng kế hoạch mở rộng đối tượng người hiến máu; lấy máu tập
    trung theo đợt; áp dụng quy trình sản xuất chế phẩm máu được chuẩn hóa
    theo dự án khoa học công nghệ 11-DA5 cấp nhà nước nước [7], chế phẩm
    máu được điều chế trong vòng 8 giờ kể từ khi kết thúc tiếp nhận máu; tổ
    chức đào tạo sử dụng máu và chế phẩm máu cho các bác sỹ và điều dưỡng
    lâm sàng để nâng cao chất lượng truyền máu trong điều trị. Để biết được
    thực trạng chất lượng máu và chế phẩm máu tại Hải Phòng cũng như hiệu quả
    của các giải pháp nâng cao chất lượng truyền máu do UBND và Ban chỉ đạo
    vận động HMTN thành phố Hải Phòng chỉ đạo, chúng tôi nghiên cứu đề tài
    này với mục tiêu:
    1. Nghiên cứu thực trạng chất lượng máu và chế phẩm máu tại Hải
    Phòng giai đoạn 2010- 2011.
    2. Đánh giá hiệu quả một số giải pháp: mở rộng đối tượng người hiến máu;
    tiếp nhận máu tập trung; áp dụng quy trình chuẩn hóa sản xuất; đào tạo
    truyền máu lâm sàng để nâng cao chất lượng máu và chế phẩm máu tại
    Trung tâm Truyền máu Hải Phòng giai đoạn 2012 – 2013.
     
Đang tải...