Thạc Sĩ Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất chè của hộ nông dân vùng chè đặc sản phía Tây

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ii
    LỜI CẢM ƠN

    Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Quản lý Đào tạo sau
    đại học cũng như các khoa chuyên môn, phòng ban của Trường Đại học Nông
    Lâm đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
    tại trường. Để hoàn thành nội dung đề tài "Nghiên cứu thực trạng và giải
    pháp phát triển sản xuất chè của các hộ nông dân vùng chè đặc sản phía
    Tây thành phố Thái Nguyên”, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi luôn
    nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể.
    Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS - TS. Đinh Ngọc Lan,
    người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành đề
    tài này.
    Trong quá trình làm việc, xin trân trọng cảm ơn sự tạo điều kiện giúp
    đỡ của UBND thành phố Thái Nguyên, các phòng, ban, đơn vị của thành
    phố: Phòng Kinh tế, Chi cục Thống kê, phòng Tài Nguyên và Môi trường,
    phòng Lao động - Thương binh & Xã hội; Đảng ủy, HĐND, UBND,
    UBMTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội các xã Tân
    Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc
    thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp và các thông tin hữu ích phục vụ nghiên cứu.
    Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong
    suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.

    Thái Nguyên, ngày 30 tháng 10 năm 2014
    Tác giả





    Trần Thanh Hải

    iii
    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
    DANH MỤC CÁC BẢNG vii
    DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ . ix
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
    2. Mục tiêu của đề tài . 3
    2.1. Mục tiêu chung . 3
    2.2. Mục tiêu cụ thể . 3
    3. Ý nghĩa của đề tài . 3
    3.1. Ý nghĩa trong học tập . 3
    3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn . 3
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 5
    1.1. Cơ sở lý luận 5
    1.1.1. Đặc điểm của cây chè 5
    1.1.2. Vai trò của cây chè đối với đời sống con người . 12
    1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh chè . 14
    1.2. Cơ sở thực tiễn 21
    1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới 21
    1.2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè ở Việt Nam 26
    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
    2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 34
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 34
    2.1.2. Phạm vi nghiên cứu . 34
    2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu . 34

    iv
    2.2.1. Địa điểm tiến hành nghiên cứu . 34
    2.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu 34
    2.3. Nội dung nghiên cứu 35
    2.3.1. Câu hỏi nghiên cứu 35
    2.3.2. Nội dung nghiên cứu . 35
    2.4. Phương pháp nghiên cứu . 35
    2.4.1. Phương pháp chọn mẫu điều tra . 35
    2.4.2. Phương pháp điều tra thu thập thông tin . 36
    2.4.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu . 37
    2.4.4. Phương pháp so sánh . 38
    2.5. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích 38
    2.5.1 . Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất của hộ 38
    2.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè . 39
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 41
    3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của vùng chè đặc
    sản phía Tây thành phố Thái Nguyên 41
    3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên . 41
    3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của vùng chè đặc sản phía Tây thành phố
    Thái Nguyên 43
    3.2. Thực trạng phát triển sản xuất chè của vùng chè đặc sản phía Tây thành
    phố Thái Nguyên . 51
    3.2.1. Tình hình sản xuất chè của vùng chè đặc sản phía Tây thành phố
    Thái Nguyên 52
    3.2.2. Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè tại các xã nghiên cứu 54
    3.2.3. Một số khó khăn, thuận lợi, cơ hội và thách thức của các hộ nông
    dân sản xuất chè . 70
    3.3. Đánh giá chung về phát triển vùng chè đặc sản phía Tây thành phố
    Thái Nguyên . 73

    v
    3.3.1. Những mặt đạt được: . 73
    3.3.2. Những mặt còn hạn chế 74
    3.3.3. Nguyên nhân ảnh hưởng . 75
    3.4. Một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất chè của các hộ nông dân vùng
    chè đặc sản phía Tây thành phố Thái Nguyên . 75
    3.4.1. Quy hoạch vùng sản xuất chè đặc sản phía Tây thành phố Thái Nguyên 75
    3.4.2. Cơ cấu giống và kế hoạch mở rộng diện tích, năng suất chất lượng chè
    và sản xuất chè nguyên liệu 76
    3.4.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm chè, xây dựng hệ thống quản lý, kiểm
    tra giám sát đánh giá chất lượng chè . 78
    3.4.4. Tăng cường hoạt động thông tin thị trường và xúc tiến thương mại để
    tiêu thụ sản phẩm chè 79
    3.4.5. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ở vùng chè 81
    3.4.6. Giải pháp về các chính sách phát triển vùng chè đặc sản phía Tây
    thành phố Thái Nguyên 81
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 86
    1. Kết luận . 86
    2. Kiến nghị . 87
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
    PHỤ LỤC 94


    vi
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    BQ : Bình quân
    CNXH : Chủ nghĩa xã hội
    CNH - HĐH : Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
    ĐVT : Đơn vị tính
    đ : Đơn vị tính đồng Việt Nam
    HTX : Hợp tác xã
    HĐND : Hội đồng nhân dân
    KD : Kinh doanh
    LĐ : Lao động
    LĐNN : Lao động nông nghiệp
    NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
    NLNTS : Nông lâm nghiệp thuỷ sản
    SL : Số lượng
    SXKD : Sản xuất kinh doanh
    SP : Sản phẩm
    Tr.đồng : Triệu đồng
    UBND : Uỷ ban nhân dân
    WTO : Tổ chức thương mại thế giới
    XDCB : Xây dựng cơ bản














    vii
    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lượng chè thế giới qua các thời kỳ từ
    1962 - 2012 . 22
    Bảng 1.2: Sản lượng chè thế giới qua các năm từ 2009 - 2013. . 23
    Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng chè năm 2013 của một số nước
    trên thế giới . 24
    Bảng 1.4: Diện tích, năng suất, sản lượng chè Việt Nam từ năm 2010 - 2013 . 27
    Bảng 1.5: Sản lượng chè xuất khẩu của một số quốc gia tháng 01/2013 . 29
    Bảng 3.1: Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp ở vùng chè đặc sản phía
    Tây thành phố năm 2011 - 2013 . 45
    Bảng 3.2: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chủ yếu năm
    2011 - 2013 . 46
    Bảng 3.3: Kết quả sản xuất các ngành kinh tế năm 2011 - 2013 48
    Bảng 3.4: Tình hình giàu, nghèo ở các xã vùng chè đặc sản phía Tây thành
    phố năm 2011 - 2013 . 50
    Bảng 3.5: Diện tích chè vùng chè đặc sản phía Tây thành phố năm 2013 . 52
    Bảng 3.6: Diện tích, năng suất, sản lượng chè kinh doanh vùng chè đặc
    sản phía Tây thành phố năm 2013 54
    Bảng 3.7: Phân loại hộ của 03 xã vùng nghiên cứu 54
    Bảng 3.8: Tổng thu từ trồng trọt bình quân hộ sản xuất chè 55
    Bảng 3.9: Hình thức chế biến chè của vùng chè đặc sản phía Tây thành phố 60
    Bảng 3.10: Ý kiến của hộ nông dân về những hạn chế trong chế biến . 61
    Bảng 3.11: Hình thái tiêu thụ chè của vùng chè đặc sản phía Tây thành phố 63
    Bảng 3.12: Hình thức, sản phẩm tiêu thụ sản phẩm chè của vùng chè đặc
    sản phía Tây thành phố . 65
    Bảng 3.13: Chi phí sản xuất bình quân của hộ nông dân trên 01 ha chè năm 2013 67
    Bảng 3.14: Kết quả và hiệu quả sản xuất 01ha chè của vùng chè đặc sản
    phía Tây thành phố năm 2012 - 2013 . 69

    viii
    Bảng 3.15: Các yếu tố tác động đến sản xuất chè của người dân các xã
    phía Tây thành phố 71
    Bảng 3.16: Nguyện vọng của người dân về chính sách của Nhà nước 72
    Bảng 3.17: Kế hoạch trồng mới diện tích chè giai đoạn 2013 - 2016 tại
    vùng chè đặc sản phía Tây thành phố . 77
    Bảng 3.18: Kế hoạch trồng phục hồi diện tích chè giai đoạn 2013 - 2016
    tại vùng chè đặc sản phía Tây thành phố 78



    ix
    DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ


    Hình 3.1: Tổng thu từ trồng trọt của các hộ trồng chè các xã phía Tây
    thành phố năm 2013 55
    Sơ đồ 3.1. Quy trình chế biến chè xanh bằng phương pháp thủ công 56
    Sơ đồ 3.2. Quy trình chế biến chè xanh bằng thiết bị cơ giới 56
    Sơ đồ 3.3: Các hình thức tiêu thụ chè . 62








    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Chè là loại cây trồng đặc sản có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu cao. Việt
    Nam là một trong một số ít nước trên thế giới có điều kiện thiên nhiên và
    truyền thống sản xuất chè. Từ năm 2005, Việt Nam đã đứng trong hàng ngũ
    05 nước sản xuất và xuất khẩu chè hàng đầu thế giới, tuy nhiên trên thị trường
    thế giới đã xuất hiện nguồn cung vượt yêu
    , giá thành còn cao lại đối mặt với sự canh
    tranh khốc liệt của các nước sản xuất hàng đầu như Trung Quốc, Ấn Độ, Sri
    Lanka đò , hạ giá thành sản phẩm chè Việt
    Nam là điều kiện sống còn để phát triển. Việt Nam là một nước có điều kiện
    tự nhiên thích hợp cho cây chè phát triển. Chè có lịch sử phát triển trên 4000
    năm, cây chè ở Việt Nam cho năng suất, sản lượng tương đối ổn định và có
    giá trị kinh tế, tạo nhiều việc làm cũng như thu nhập cho người lao động,
    đặc biệt là các tỉnh trung du và miền núi. Với ưu thế là một cây công nghiệp
    dễ khai thác, nguồn sản phẩm đang có nhu cầu lớn về xuất khẩu cũng như
    tiêu dùng trong nước, cây chè được coi là cây trồng mũi nhọn, một thế mạnh
    của khu vực trung du và miền núi. [2]
    Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi bắc bộ, nơi có địa hình, khí
    hậu và thổ nhưỡng phù hợp với một số cây công nghiệp dài ngày, mang lại
    hiệu quả thiết thực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn
    và xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Một trong những cây công nghiệp dài
    ngày mang lại hiệu quả kinh tế cao và đã được khẳng định bằng thương hiệu
    và chỉ dẫn địa lý là cây Chè với thương hiệu Chè Tân Cương của thành phố
    Thái Nguyên nổi tiểng trong và ngoài nước.
    Cùng với một số cây công nghiệp, Chè là cây công nghiệp dài ngày có
    nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, là cây trồng xuất hiện từ lâu đời, được
    2
    trồng khá phổ biến trên thế giới. Đặc biệt là một số quốc gia khu vực châu Á như
    Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam .Nước chè là thức uống tốt, rẻ tiền hơn cà
    phê, ca cao, có tác dụng giải khát, chống lạnh, khắc phục sự mệt mỏi của cơ thể,
    kích thích hoạt động của hệ thần kinh, hệ tiêu hoá và chữa được một số bệnh
    đường ruột. Đặc biệt chất Tanin trong chè có khả năng hút chất phóng xạ [5],
    do đó nó còn chống được một số bệnh do các chất phóng xạ gây ra. Chính vì các
    đặc tính ưu việt trên, chè đã trở thành sản phẩm đồ uống phổ thông trên toàn thế
    giới. Hiện nay đã có trên 40 nước trên thế giới sản xuất chè, trong khi có trên 200
    nước tiêu thụ chè. Đây chính là một lợi thế tạo điều kiện cho việc sản xuất chè
    ngày càng phát triển [9].
    Thành phố Thái Nguyên nằm ở trung tâm tỉnh Thái Nguyên, là trung
    tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnh Thái Nguyên và vùng Việt
    Bắc, là thành phố trung du, miền núi Bắc Bộ, có vị trí thuận lợi, quan trọng
    trong việc phát triển Kinh tế - Xã hội của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền
    núi phía Bắc, được thiên nhiên ưu đãi một hệ thống đất đai và điều kiện khí
    hậu thời tiết khá thích hợp cho việc phát triển cây chè. So với các huyện trong
    tỉnh, thành phố có diện tích chè khá lớn được phân bố chủ yếu ở các xã phía
    Tây, với vùng trọng điểm là các xã: Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân.
    Hiện nay, cây chè đã trở thành một trong những cây trồng mũi nhọn góp
    phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân.
    Trong nhiều năm qua, sản xuất chè của thành phố đã có bước phát
    triển, song kết quả sản xuất chè còn chưa cao so với tiềm năng và còn nhiều
    vấn đề cần phải xem xét, giải quyết. Xuất phát từ yêu cầu đó tôi lựa chọn đề
    tài: "Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất chè của các hộ
    nông dân vùng chè đặc sản phía Tây thành phố Thái Nguyên" làm đề tài
    nghiên cứu nhằm góp phần thiết thực triển khai chiến lược phát triển nông
    nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
    3
    2. Mục tiêu của đề tài
    2.1. Mục tiêu chung
    Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất chè của các hộ
    nông dân vùng chè đặc sản phía Tây thành phố Thái Nguyên, vai trò của sản
    xuất chè đối với quá trình phát triển kinh tế của tỉnh, những tồn tại của sản xuất
    chè, từ đó đề xuất giải pháp phát triển vùng chè đặc sản phía Tây thành phố
    Thái Nguyên góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của
    thành phố.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Phân tích được tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè của các hộ
    nông dân ở vùng chè đặc sản phía Tây thành phố Thái Nguyên,.
    - Đánh giá được hiệu quả kinh tế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh chè
    của các hộ nông dân trong các xã vùng chè đặc sản của thành phố Thái Nguyên.
    - Đánh giá được những mặt đạt được và hạn chế trong sản xuất và
    kinh doanh chè của các hộ nông dân tại các xã vùng chè đặc sản của thành
    phố Thái Nguyên.
    - Đưa ra được định hướng, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng
    cao hiệu quả phát triển vùng chè đặc sản phía Tây thành phố Thái Nguyên
    trong những năm tới.
    3. Ý nghĩa của đề tài
    3.1. Ý nghĩa trong học tập
    Nghiên cứu đề tài này giúp tôi có cơ hội được vận dụng những kiến thức
    đã học vào trong thực tiễn, được học hỏi và tích lũy những kinh nghiệm, nâng
    cao năng lực chuyên môn để phục vụ cho công việc sau này. Ngoài ra nó còn
    là tài liệu tham khảo cho các sinh viên trong trường.
    3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
    Đề tài sẽ giúp cho các hộ nông dân trồng chè nhận thấy được tình hình sản
    xuất kinh doanh chè của họ, so sánh hiệu quả kinh tế từ cây chè với các cây trồng
    4
    khác để lựa chọn cho nhân rộng sản xuất chè. Từ đó giúp họ đưa ra các biện pháp,
    cách khắc phục các mặt bất lợi, phát huy những mặt thuận lợi nhằm đạt hiệu quả
    kinh tế cao hơn. Đồng thời giúp nâng cao giá trị kinh tế cho cây chè ở các xã nói
    riêng và các vùng chè khác nói chung, liên kết chặt chẽ giữa các khâu trong quá
    trình sản xuất kinh doanh chè.
     
Đang tải...