Luận Văn Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế xã hội xã Trì Quang - huyệ

Thảo luận trong 'Kinh Tế Phát Triển' bắt đầu bởi Củ Đậu Đậu, 24/3/14.

  1. Củ Đậu Đậu

    Bài viết:
    991
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt
    nghiệp Khoa Kinh tế & PTNT - Trường ĐẠi học Nông Lâm Thái Nguyên năm 2013
    MỞ ĐẦU
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài
    Kinh tế thị trường đã đem lại sự tăng trưởng nhanh chóng nhưng cũng
    bắt đầu đặt ra cho chúng ta nh ững vấn đề đảm bảo nhu cầu cho con người,
    nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhu cầu của con người bao gồm những nhu
    cầu căn bản như ăn, ở, mặc, nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nhu cầu hạnh phúc.
    Tiền bạc sẽ không luôn luôn đem lại hạnh phúc cho con người, triết lý đó
    được kiểm nghiệm hằng ngày khi người giàu phải đối mặt với nhu cầu khác
    lạ khó thỏa mãn bằng nhu cầu tiền bạc. Đó là nhu cầu cuộc sống bình an, sự
    dư thừa tiền bạc nhiều khi không mang lại hạnh phúc cho gia đình mà có khi
    ngược lại, mang tai họa về như là vướng vào những cuộc ăn chơi xa đọa mắc
    phải tệ nạn xã hội, cờ bạc, mại dâm, ma túy . làm cho xã hội bất ổn. Một
    câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với bảo
    đảm chất lượng cuộc sống, trật tự an toàn xã hội ổn định, môi trường được
    giữ vững. Do đó phát triển ổn định mọi mặt kinh tế - xã hội luôn là mục tiêu
    định hướng của Đảng và nhà nước ta cũng như của mỗi quốc gia.
    Nước ta đi lên bằng sản xuất nông nghiệp là chủ đạo, nên trong quá
    trình phát tri ển kinh tế - xã hội gặp không ít khó khăn. Thiên tai d ịch bệnh
    diễn ra liên tiếp, tác động xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân. Hiện nay
    đang trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp
    tăng cao cả ở thành thị và nông thôn, sản xuất kinh doanh g ặp nhiều khó
    khăn, nhập siêu ở mức cao, lạm phát tăng cao. Với tình trạng này kéo dài
    sẽ dẫn đến hàng loạt các vấn đề xã hội khác.
    Để đương đầu với những khó khăn trong quá trình phát tri ển kinh tế -xã hội Đảng và Nhà nước đã và đang tiếp tục thực hiện đẩy mạnh công
    cuộc CNH-HĐH đất nước. Đưa đất nước ta phát triển bền vững và toàn
    diện. Tuy vậy nhưng thực tế cho thấy nông thôn nước ta vẫn còn những
    yếu kém cần phải sớm khắc phục như: Tình trạng lạc hậu về khoa học kỹ
    thuật, khoa học công nghệ, ruộng đất ngày càng bị thu hẹp, ruộng đất bị lấy
    đi để xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc xây các khu nhà để
    kinh doanh, ngoài ra vấn đề chất lượng nông sản xuất khẩu còn chưa cao,
    hiệu quả kinh tế từ sản xuất nông nghiệp còn thấp, cơ cấu kinh tế chuyển
    dịch chậm (Nguyễn Lân Dũng, 2008) công nghiệp chế biến kém phát triển,
    mức sống và dân trí nhiều vùng nông thôn rất thấp, CSHT, trình đ ộ quản
    lý, quan h ệ sản xuất chậm đổi mới.
    Huyện Bảo Thắng nằm ở phía đông nam tỉnh Lào Cai, phía bắc giáp
    huyện Mường Khương, phía tây giáp huyện Sa Pa và một phần thành phố
    Lào Cai, phía đông giáp huyện Bắc Hà, phía nam giáp huyện Văn Bàn và
    Bảo Yên. Huyện nằm giữa trung tâm của tỉnh Lào Cai, có con Sông Hồng
    chảy cắt dọc huyện, ven sông là những bãi đất màu mỡ là tiềm năng thế
    mạnh về kinh tế phát triển sản xuất. Giao thông thu ận tiện cả đường sắt lẫn
    đường quốc lộ, có quốc lộ 70 và quốc lộ 4E chạy dọc địa bàn huyện, thuận
    tiện cho việc giao thương buôn bán hàng hóa dịch vụ. Với thế mạnh về đất
    đai, lao động và lợi thế về địa lý, giao thông từng bước được khai thác hiệu
    quả. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, diện mạo thôn xã không
    ngừng được đổi mới.
    Trì Quang là một xã nghèo của huyện Bảo Thắng, đời sống của nhân
    dân còn nghèo nàn gặp không ít khó khăn trong cuộc sống hằng ngày, nhu
    cầu phát triển kinh tế và ổn định xã hội đang là nhu c ầu cấp bách đặt ra
    hiện nay đối với người dân nơi đây. Tỷ lệ sản xuất nông - lâm nghiệp còn
    cao chiếm 81,06%, tiểu thủ công nghiệp dịch vụ chiếm 18,94%, công tác
    môi trường, nhà ở, công tác quản lý đất đai chưa được quy hoạch, công
    trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật, phục vụ phát triển kinh tế xã hội với bảo vệ
    môi trường, đào tạo nghề và xây dựng cơ sở vật chất . chưa được đồng bộ
    và chưa quản lý sử dụng một cách thống nhất, có kế hoạch trước mắt và lâu
    dài (Ủy ban nhân dân xã Trì Quang, 2012) . Với lực lượng lao động có sẵn
    và có tiềm năng đất đai, tài ngu yên rừng của xã hiện nay thì sự phát triển
    của xã là chưa tương xứng với tiềm năng của nó bởi cơ sở hạ tầng còn
    nhiều hạn chế, yếu kém, các ngành kinh t ế chưa thực sự phát triển để phát
    huy hết tiềm năng vốn có của xã cho nên hiệu quả kinh tế còn thấp, tốc độ
    phát triển chậm. Cùng với sự phát triển đó và bên cạnh những khó khăn
    gặp phải vậy ta cần phải đi sâu hơn đ ể nghiêm cứu đánh giá phát huy
    những mặt thuận lợi, đề xuất những giải pháp đ ể khắc phục sự hạn chế, vì
    vậy em đã chọn làm đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất m ột số giải
    pháp nhằm phát triển kinh tế xã hội xã Trì Quang - huyện Bảo Thắng -tỉnh Lào Cai”.
    1.2. Mục tiêu chung
    Đánh giá được hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội của xã Trì quang giai
    đoạn 2010-2012, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục khó khăn đẩy
    mạnh sự phát triển theo hướng CNH-HĐH nông thôn trên địa bàn xã.
    1.3. Mục tiêu cụ thể đề tài
    - Đánh giá hiện trạng phát triển về lĩnh vực kinh tế, xã hội qua 3 năm
    2010 - 2012.
    - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để khắc phục những hạn chế và tồn
    tại, phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội cho những năm tới.
    1.4. Yêu cầu của đề tài
    - Đánh giá đúng thực trạng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của xã.
    - Tài liệu, số liệu thu thập được phải chính xác, khách quan trung thực.
    - Giải pháp đề xuất phải có tính khả thi, phù hợp với thực trạng địa phương.
    1.5. Ý nghĩa của đề tài
    * Ý nghĩa học tập và nghiên cứu
    - Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra những bài học kinh nghiệm thực
    tế phục vụ cho công tác sau này.
    - Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu.
    - Nâng cao cả khả năng tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin của sinh
    viên trong quá trình nghiên cứu.
    - Là tài liệu tham khảo cho khoa, trường, cơ quan trong ngành và sinh
    viên của sinh viên khóa sau.
    * Ý nghĩa thực tiễn
    - Đánh giá được đời sống vật chất tinh thần của người dân trong xã.
    - Đề xuất được những biện pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng cuộc
    sống cho người dân trong xã hội nói riêng, góp phần ổn định xã hội nói chung.
    MỤC LỤC
    Phần 1 MỞ ĐẦU . 1
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
    1.2. Mục đích của đề tài 3
    1.3. Mục tiêu đề tài 3
    1.4. Yêu cầu của đề tài 3
    1.5. Ý nghĩa của đề tài . 3
    hần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
    2.1. Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế nông thôn 5
    2.2. Cơ sở thực tiễn . 12
    2.2.1. Tình hình kinh tế xã hội của một số nước trên thế giới 12
    2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai 15
    2.2.3.Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai 16
    2.2.3.1. Về nông - lâm nghiệp . 16
    2.2.3.2. Về tài nguyên thiên nhiên 18
    2.2.3.3. Về du lịch và dịch vụ . 19
    2.2.3.4. Về cơ sở hạ tầng . 20
    hần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ HƯƠNG HÁ
    NGHIÊN CỨU . 21
    3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21
    3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 21
    3.1.2. Phạm vi nghiên cứu . 21
    3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu 21
    3.3. Nội dung nghiên cứu 21
    3.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã 21
    3.3.2. Đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội của xã 21
    3.3.3. Đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội xã Trì Quang 21
    3.4. Phương pháp nghiên cứu 21
    3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu, thông tin . 21
    3.4.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 22
    hần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24
    4.1. Đặc điểm tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội của xã Trì Quang . 24
    4.1.1. Điều kiện tự nhiên . 24
    4.1.1.1.Vị trí địa lý 24
    4.1.1.2. Địa hình 24
    4.1.1.3. Khí hậu . 24
    4.1.1.4. Thủy văn . 25
    4.1.1.5. Thổ nhưỡng 25
    4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 25
    4.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã Trì Quang năm 2010-2012 . 25
    4.1.2.2. Tình hình nhân khẩu và sử dụng lao động xã Trì Quang năm 2012 28
    4.1.2.3. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật . 29
    4.1.2.4. Về công tác đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội . 33
    4.2. Thực trạng phát triển kinh tế của xã qua 3 năm 2010 - 2012 34
    4.2.1. Thực trạng chung 34
    4.2.1.1. Thực trạng ngành sản xuất nông nghiệp của xã Trì Quang . 36
    4.2.1.2. Thực trạng ngành thuỷ sản . 42
    4.2.1.3. Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 43
    4.2.1.4. Ngành thương mại - dịch vụ 44
    4.2.2. Thực trạng phát triển xã hội nông thôn xã Trì Quang qua 3
    năm 2010 - 2012 45
    4.2.2.1. Giáo dục . 45
    4.2.2.2. Y tế . 47
    4.2.2.3. Dân số kế hoạch hoá gia đình và việc làm . 50
    4.2.2.4. Văn hoá 51
    4.2.2.5. Môi trường . 52
    4.2.3. Đánh giá chung về hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội của xã Trì
    Quang qua 3 năm 2010 - 2012 53
    4.3. Một số đề xuất chủ yếu nhằm phát triển KT-XH của xã Trì Quang . 54
    hần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60
    5.1. Kết luận 60
    5.2. Kiến nghị 61
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
    DANH MỤC TỪ, CHỮ VIẾT TẮT 69
     
Đang tải...