Luận Văn Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đất nông nghiệp trê

Thảo luận trong 'Địa Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu


    Hiện nay có một điều không thể phủ nhận là vai trò đất đai đang ngày càng trở nên quan trọng, nó gắn liền với sự tồn vong của một quốc gia, là tài sản quý giá, là điểm tựa cho mọi hoạt động lao động sản xuất và sinh hoạt của con người. Đặc biệt khi nền kinh tế thị trường phát triển mạnh, quá trình đô thị hoá diễn ra trên quy mô toàn cầu gây ra những hậu quả đáng lo ngại như: bùng nổ dân số, hiện tượng ô nhiễm môi trường, mất cân đối trong cơ cấu sử dụng đất thì việc sử dụng đất như thế nào là một bài toán khó. Tất cả những trở ngại đó là áp lực nặng nề đặt lên vai các nhà quản lý đất đai.
    Nước ta sau 20 năm đổi mới đã có những thành tựu vượt bậc nhưng hiện vẫn đang là một nước nông nghiệp. Vì vậy, đất nông nghiệp đối với nước ta có ý nghĩa to lớn. Là một huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, Thanh Trì cũng không nằm ngoài thực tế đó. Huyện Thanh Trì nằm ở “ngã ba đường”, là một nút nối giữa Hà Nội, Hà Tây và các tỉnh phía nam như Hà Nam, Nam Định, Nghệ An Do vậy, nó có vai trò hết sức quan trọng đối với Thủ đô Hà Nội. Trong xu thế đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ, huyện Thanh Trì cũng đang thay đổi từng ngày tác động to lớn đến việc sử dụng đất trên địa bàn huyện. Hiện nay huyện Thanh Trì có số lao động nông nghiệp chiếm tới 60.8%, diện tích đất nông nghiệp chiếm trên 56%. Qua con số đó có thể thấy đất nông nghiệp hết sức có ý nghĩa đối với huyện này. Tuy nhiên, tình hình sử dụng đất nông nghiệp cũng như tình hình chung của cả nước đang diễn biến rất phức tạp. Thực tế đang có những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và sự phát triển bền vững của huyện Thanh Trì.
    Qua thời gian thực tập tại Phòng Tài nguyên và môi trường huyện, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề quản lý đất nông nghiệp, tôi đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì – Hà Nội”.
    Quản lý đất nông nghiệp là một vấn đề rộng lớn nên trong phạm vi nghiên cứu đề tài này tôi chỉ xin đề cập đến nội dung là quản lý nhà nước về đất nông nghiệp. Tôi lựa chọn đề tài này với mục đích củng cố, bổ sung, mở rộng những lý thuyết đã được học và hệ thống hoá được các vấn đề lý luận liên quan đến quản lý nhà nước về đất nông nghiệp. Trên cơ sở đó tìm hiểu một cách sâu sắc về tình hình quản lý, sử dụng đất nông nghiệp của huyện Thanh Trì – nơi tôi thực tập trong thời gian qua. Qua đó có thể đưa ra một số giải pháp và kiến nghị với các cấp, các ngành có thẩm quyền nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất nông nghiệp, mong muốn được đóng góp một phần công sức vào công cuộc xây dựng và phát triển của huyện.
    Báo cáo thực tập tốt nghiệp là sản phẩm kết tinh tất cả những kiến thức tôi đã được học trên giảng đường đại học và đặc biệt là những bài học rút ra từ thực tế trong thời gian thực tập cũng như toàn bộ những số liệu, tài liệu thu thập được trong thời gian qua.
    Chuyên đề thực tập này được hoàn thành dựa trên việc vận dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản : phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh kết hợp với phương pháp phân tích, đánh giá các số liệu, tài liệu của địa phương để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
    Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp này có các nội dung chính sau:
    Lời mở đầu.
    Chương I: Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về đất nông nghiệp.
    Chương II: Thực trạng quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn
    huyện Thanh Trì – Hà Nội.
    Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì.
    Kết luận.
    Tài liệu tham khảo
    Do trình độ và thời gian có hạn nên đề tài nghiên cứu này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong nhận được sự góp ý quý báu của các thầy cô giáo, các cán bộ Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Thanh Trì để đề tài hoàn thiện hơn.
    Trong thời gian qua, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các trợ lý của Trung tâm đào tạo địa chính và kinh doanh bất động sản Trường Đại học Kinh tế quốc dân và các cấp lãnh đạo cũng như các cán bộ Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Thanh Trì. Qua đây, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Quý cơ quan đã nhiệt tình giúp đỡ, đặc biệt tới Giáo viên hướng dẫn GS.TSKH. Lê Đình Thắng đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề thực tập này.




    MỤC LỤC
    Lời mở đầu 1
    CHƯƠNG I: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP 3

    I. Khái niệm đất nông nghiệp 3
    II. Vai trò và đặc điểm của đất nông nghiệp 4
    1. Vai trò của đất nông nghiệp 4
    Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay
    thế 4
    Đất nông nghiệp là nguồn cung cấp đất đai cho các ngành kinh tế khác 4
    1.3. Đất nông nghiệp là yếu tố quyết định bảo vệ môi trường sinh thái 5
    2. Đặc điểm đất nông nghiệp 6
    Đặc tính hai mặt: không thể sản sinh và có khả năng tái tạo 6
    Tính sở hữu và sử dụng 7
    Tính đa dạng và phong phú 7
    3. Phân loại đất nông nghiệp 8
    4. Phân bố đất nông nghiệp 9
    III. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về đất nông nghiệp 12
    1. Khái niệm và vai trò của quản lý nhà nước về đất nông nghiệp 12
    2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về đất nông nghiệp 14
    IV. Cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về đất nông nghiệp 15
    1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất nông
    nghiệp và tổ chức thực hiện các văn bản đó 17
    2. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất nông nghiệp; lập bản đồ hiện trạng
    và bản đồ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp 18
    3. Thực hiện lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp 20
    4. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng
    đất nông nghiệp 23
    5. Công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất
    nông nghiệp; thống kê, kiểm kê đất đai 27
    6. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật và giả
    quyết khiếu nại, tố cáo các hành vi trong quản lý sử dụng đất nông nghiệp 31
    V. Các nhân tố ảnh hưởng 33
    1. Điều kiện tự nhiên 33
    2. Điều kiện kinh tế - xã hội 34
    3. Khoa học công nghệ 35
    4. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất đai 37
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
    ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ – HÀ NỘI 40

    I. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội .40
    1. Điều kiện tự nhiên 40
    2. Điều kiện kinh tế - xã hội 42
    3. Đánh giá thuận lợi và khó khăn đối với quản lý nhà nước về đất nông nghiệp 50
    II. Hiện trạng sử dụng đất và biến động đất nông nghiệp huyện Thanh Trì 51
    1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Thanh Trì 52
    2. Biến động đất nông nghiệp 56
    III. Hiện trạng quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì – Hà Nội 57
    1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp và tổ chức thực hiện các văn bản đó 57
    2. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất nông nghiệp; lập bản đồ hiện trạng
    và bản đồ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp 60
    Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất nông nghiệp 60
    Lập bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp 61
    3. Thực hiện lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp 63
    4. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng
    đất nông nghiệp 68
    Công tác giao đất, cho thuê đất nông nghiệp 68
    Thu hồi đất nông nghiệp 69
    Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp 70
    5. Công tác đăng ký và cấp GCN quyền sử dụng đất nông nghiệp; thống kê,
    kiểm kê đất đai 72
    5.1. Công tác đăng ký và cấp GCN quyền sử dụng đất nông nghiệp 72
    5.2. Thống kê, kiểm kê đất đai 75
    6. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật và giải
    quyết khiếu nại, tố cáo các hành vi trong quản lý sử dụng đất nông nghiệp 77
    IV. Đánh giá thành tựu và hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về
    đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì – Hà Nội. 81
    1. Kết quả đạt được 81
    2. Tồn tại 83
    3. Nguyên nhân 85
    CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN THANH TRÌ – HÀ NỘI. 88
    I. Phương hướng, mục tiêu quản lý nhà nước về đất nông nghiệp 88
    II. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì – Hà Nội 89
    1. Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về đất đai, tăng cường phối hợp giữa
    các cơ quan liên quan. 89
    2. Bổ sung và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý
    đất đai. 91
    3. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, nhanh
    chóng điều chỉnh quy hoạch không gian toàn huyện. 92
    4. Tăng cường hiệu lực pháp luật, có chế tài xử lý vi phạm pháp luật đất
    đai nghiêm khắc, triệt để. 93
    5. Tích cực tuyên truyền, giáo dục pháp luật và chủ trương, chính sách về đất
    đai của huyện đến người dân. 94
    6. Đầu tư kinh phí phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên
    địa bàn huyện Thanh Trì. 95
    7. Các cấp lãnh đạo cần có sự quan tâm hơn nữa đến công tác quản lý Nhà nước
    về đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng trên địa bàn huyện. 96
    III. Kiến nghị, đề xuất 96
    Kết luận 98
    Tài liệu tham khảo 100
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...