Luận Văn Nghiên cứu thực trạng và các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên ở một số

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    Giáo dục thể chất (GDTC) trong các trường đại học là một bộ phận quan trọng của mục tiêu giáo dục và đào tạo, đồng thời là một mặt giáo dục tồn diện cho thế hệ trẻ, tạo ra lớp người trí thức mới, có năng lực, phẩm chất, có sức khỏe, đó là những con người “ Phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Muốn vậy, nhà trường không chỉ thực hiện nhiệm vụ giáo dục về trí tuệ khoa học, tri thức nghề nghiệp, mà còn phải giúp sinh viên trở thành một con người có sức khỏe lành mạnh. Mục tiêu chiến lược này thể hiện ở những yêu cầu mới bức bách về sức khỏe về thể lực của lớp người lao động mới trong công cuộc đổi mới nền kinh tế xã hội, đặc biệt là nền kinh tế trí thức nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước ta hiện nay (Nghị quyết TW.II-Khóa VIII).

    Trong những năm qua, đã có không ít những công trình nghiên cứu khoa học, những buổi hội thảo có ý nghĩa với nội dung xoay quanh những vấn đề cấp bách về GDTC của trường học nói chung và khối đại học chuyên nghiệp nói riêng, với mục đích nâng cao chất lượng dạy và học tập môn GDTC trong nhà trường. Đến nay, hầu hết các trường đại học đều thực hiện chương trình GDTC trong nhà trường và đã có những bước tiến rõ rệt trong việc giảng dạy nội dung chương trình môn học GDTC. Nhiều cải tiến về phương pháp giảng dạy, nhiều giải pháp. Song song với những đổi mới và tiến bộ trên, công tác GDTC trong các trường đại học vẫn gặp nhiều khó khăn, bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu của mục tiêu giáo dục đào tạo và phát triển sự nghiệp TDTT của cả nước, cần phải phân tích những khó khăn, thực trạng và có giải pháp cụ thể được đặt ra cho mục tiêu là nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe cho sinh viên.

    Để từng bước đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giảng dạy - học tập môn GDTC theo tinh thần các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước. Qua các công trình đã nghiên cứu về GDTC của các tác giả trong nước như: “Nghiên cứu xác định cơ chế chính sách và giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện quy họach công tác TDTT ngành Giáo dục – Đào tạo từ năm 1998 – 2000 và định hướng đến 2025” của các tác giả Nguyễn Kỳ Anh, Vũ Đức Thu (1998); “Thực trạng phát triển thể chất của học sinh, sinh viên trước thềm thế kỷ XXI” của các tác giả Lê Văn Lẫm, Vũ Đức Thu, Nguyễn Trọng Hải, Vũ Bích Huệ (2000), và cùng tham khảo các chương trình giáo dục thể chất ở một số nước phát triển và tiên tiến trên thế giới như : Trung Quốc, Singapore, Nhật, Anh, Mỹ Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đđề tài “Nghiên cứu thực trạng và các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên ở một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh”.


    MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

    Nghiên cứu thực trạng công tác giảng dạy - học tập môn giáo dục thể chất ở một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, đồng thời có các giải pháp kiến nghị cụ thể để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất cho sinh viên từ năm 2009 đến năm 2025, qua kết quả nghiên cứu, đánh giá thực trạng sức khỏe xây dựng thang điểm để đánh giá tiêu chuẩn rèn luyện sức khoẻ cho sinh viên.


    NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

    1- Nghiên cứu thực trạng công tác giáo dục thể chất hiện nay của một số trường Đại học tại TP. HCM.

    2- Nghiên cứu thực trạng sức khỏe, thể lực của các SV hiện nay ở một số trường Đại học tại TP. HCM.

    3- Qua kết quả nghiên cứu thực trạng thể lực, xây dựng thang đđiểm để đánh gía tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho sinh viên.

    4- Giải pháp, kiến nghị để nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất cho sinh viên từ năm 2009 – 2025.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...