Luận Văn Nghiên cứu thực trạng truyền thông giáo dục sức khỏe tuyến huyện và xây dựng mô hình thí điểm phòng

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
    BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ

    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1: TỔNG QUAN 3
    1.1. Vai trò của truyền thông giáo dục sức khỏe trong công tác chăm sóc sức khỏe
    1.2. Những đóng góp của hệ thống truyền thông giáo dục sức khỏe trong thành quả chung của ngành Y tế ở Việt Nam 5
    1.3. Các yếu tố làm cho truyền thông giáo dục sức khỏe có hiệu quả 7
    1.4. Hệ thống Truyền thông Giáo dục sức khỏe ở Việt Nam 10
    1.5. Chỉ đạo của Bộ Y tế về công tác Truyền thông Giáo dục sức khỏe 14
    1.6. Nghiên cứu hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ 15
    Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
    2.1. Thiết kế nghiên cứu 20
    2.2. Thời gian nghiên cứu 20
    2.3. Địa bàn nghiên cứu 20
    2.4. Đối tượng nghiên cứu 21
    2.5. Chọn mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu 22
    2.6. Công cụ và phương pháp thu thập thông tin 23
    2.7. Nội dung nghiên cứu chính 24
    2.8. Xây dựng mô hình can thiệp 25
    2.9. Phân tích số liệu 27
    2.10. Sai số và cách khống chế 27
    2.11. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu 27
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30
    3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 30
    3.2. Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực của các phòng TT-GDSK 32
    3.3. Thực trạng về hoạt động TT-GDSK ở tuyến huyện hiện nay 37
    3.4. Những thuận lợi khó khăn trong thực hiện hoạt động TT-GDSK ở tuyến huyện hiện nay 40
    3.5. Ý kiến đề xuất về xây dựng phòng TT-GDSK Hoạt động tại trung tâm y tế huyện 45
    3.6. Kết quả xây dựng và hoạt động của phòng TT-GDSK huyện Bình Lục 49
    Chương 4. BÀN LUẬN 66
    4.1. Thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực của phòng TT-GDSK thuộc Trung tâm y tế huyện 66
    4.2. Thực trạng hoạt động TT-GDSK tuyến huyện 70
    4.3. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động TT-GDSK ở tuyến huyện
    73
    4.4. Hoạt động xây dựng và đánh giá mô hình thí điểm Phòng TT-GDSK tại huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam 77
    4.5. Ảnh hưởng của phòng TT-GDSK đến hoạt động TT-GDSK ở tuyến xã và kiến thức, thực hành của dân về một số vấn đề sức khỏe, bệnh tật thường gặp 81
    4.6. Một số hạn chế của nghiên cứu 83
    KẾT LUẬN 84
    KHUYẾN NGHỊ 87
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
    PHỤ LỤC 93

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Truyền thông giáo dục sức khỏe (TT-GDSK) có vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe (CSSK) cộng đồng vì thế đã được Tổ chức y tế Thế giới (TCYTTG) xếp là nội dung số một trong các nội dung về Chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) [6], [40]. Ở nước ta nhận thức được vai trò quan trọng của TT-GDSK trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, Đảng, Nhà nước và Bộ Y tế rất quan tâm đến hoạt động TT-GDSK. Nghị quyết số 46- NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị đã khẳng định công tác thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe là một trong những nhiệm vụ quan trọng và giải pháp chủ yếu để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới [1]. Truyền thông giáo dục sức khỏe góp phần tích cực trong tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về y tế, trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng có thể chủ động phòng bệnh, xây dựng nếp sống vệ sinh, rèn luyện thân thể, hạn chế những lối sống và thói quen có hại với sức khỏe, phòng chống dịch bệnh và tham gia hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng, góp phần tạo ra sự bình đẳng trong CSSK [5].
    TT-GDSK là hoạt động mang tính xã hội và áp dụng các phương pháp hợp lý để thông tin và gây tác động đến quyết định của mỗi cá nhân và cộng đồng nhằm nâng cao sức khỏe (NCSK), bao gồm quá trình giúp đỡ, động viên để mọi người hiểu được vấn đề sức khỏe của họ và từ đó lựa chọn được cách giải quyết vấn đề thích hợp. TT-GDSK là một quá trình thường xuyên, liên tục và lâu dài, nó tác động đến ba lĩnh vực của đối tượng được TT-GDSK: kiến thức của đối tượng về vấn đề sức khỏe, thái độ của đối tượng đối với vấn đề sức khỏe và thực hành hay hành vi ứng xử của đối tượng để giải quyết vấn đề sức khỏe, bệnh tật [12], [14].
    Hiện nay ở nước ta hệ thống TT-GDSK đã được hình thành từ tuyến trung ương đến tuyến cơ sở. Tuy nhiên, tổ chức phòng TT-GDSK của Trung tâm y tế (TTYT) huyện chỉ mới được hình thành theo Nghị định của Chính phủ số 172/2005/NĐ-CP [10], [9]. Theo chương trình hành động TT-GDSK đến năm 2010 do Bộ trưởng Y tế phê duyệt, tuyến huyện là tuyến có vai trò quan trọng trong chỉ đạo và thực hiện chương trình hành động TT-GDSK [8]. Để có thể đảm nhận các chức năng nhiệm vụ của phòng TT-GDSK và tổ chức thực hiện, quản lý tốt các hoạt động TT-GDSK trên địa bàn huyện, phòng TT-GDSK phải có đủ các điều kiện tối thiểu về nguồn lực. Trước hết cần có đội ngũ cán bộ đủ về số lượng và được đào tạo kiến thức, kỹ năng TTGDSK.
    Bộ Y tế-Bộ Nội vụ cũng đã có Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLTBYT- BNV, ngày 05/6/2007 hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước [13], nhưng thực tế tình hình nhân lực của các phòng TTGDSK thuộc TTYT huyện hiện nay như thế nào? Liệu đội cán bộ có đủ năng lực thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình không? Họ cần được đào tạo và quản lý như thế nào để đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ chuyên môn? Mặt khác, để thực hiện tốt nhiệm vụ, phòng TT-GDSK cũng cần có cơ sở vật chất, trang thiết bị/phương tiện tối thiểu để thực hiện TT-GDSK. Điều quan trọng khác là phòng TT-GDSK phải có những quy định cụ thể về phân công nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch và cơ chế hoạt động, quản lý thích hợp. Nhưng hiện nay chúng ta còn thiếu thông tin về các vấn đề này để có thể xác định cụ thể hơn nhu cầu
    về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị/phương tiện cho thực hiện TT-GDSK ở tuyến huyện như thế nào? Mô hình hoạt động của phòng TT-GDSK tuyến huyện như thế nào là thích hợp? Đây là các câu hỏi đặt ra cần được trả lời. Để cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch và xây dựng các phòng TT-GDSK chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng truyền thông giáo dục sức khỏe tuyến huyện và xây dựng mô hình thí điểm phòng truyền thông giáo dục sức khỏe ở trung tâm y tế dự phòng huyện”.
    Nghiên cứu này tìm hiểu những khía cạnh thực tế hiện nay liên quan đến hoạt động TT-GDSK tại tuyến huyện và đề xuất mô hình phòng TT-GDSK của TT-YTDP huyện với mong muốn đẩy mạnh hoạt động TT-GDSK tại tuyến huyện, góp phần tích cực nâng cao sức khỏe cộng đồng.
    Mục tiêu nghiên cứu:
    1. Đánh giá thực trạng về nguồn lực, tổ chức và hoạt động TT-GDSK khỏe của Trung tâm Y tế Dự phòng huyện.
    2. Xác định các yếu tố tăng cường và hạn chế năng lực hoạt động của Phòng TT-GDSK huyện thuộc Trung tâm Y tế dự phòng huyện.
    3. Thực hiện và đánh giá mô hình thí điểm Phòng TT-GDSK tại một huyện đồng bằng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...