Luận Văn Nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động góc cho trẻ MGL ở trường mầm non Trung Hà - Yên Lạc

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 29/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần 1: Mở đầu

    1. Lý do chọn đề tài:
    Theo Skiner thì bản chất việc học của trẻ nhỏ là thông qua sự bắt chước và quan sát người khác, biến các hành vi quan sát được thành của mình và tái tạo lại các hành vi. Tổ chức hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo và tạo ra các tình huống giáo dục là yếu tố quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Với trẻ em, chơi là hình thức cơ bản giúp trẻ phát triển khả năng suy nghĩ và sự giao tiếp của trẻ. Nhà tâm lý học Lª«nchiep khẳng định: Hoạt động vui chơi mà trung tâm là trò chơi §VTC§ là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo. Thông qua trò chơi giúp trẻ hình thành và phát triển cấu trúc tâm lý trong nhân cách của trẻ. Hoạt động chơi gây ra những biến đổi về chất có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành nhân cách trẻ mẫu giáo và chơi là tiền đề cho hoạt động học tập ở lứa tuổi tiếp theo.
    Trong thực tế hiện nay ở các trường mầm non, đa số giáo viên đã biết tổ chức hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ MGL nói riêng một cách phù hợp và đã tạo môi trường thuận lợi cho trẻ chơi, học. Đa số trẻ đã hứng thú tích cực tham gia vào các góc chơi và đã phát triển về tất cả các mặt: đức, trí, thể, mü.
    Tuy nhiên ở một số trường, cơ sở vật chất chưa đủ, một số giáo viên ( tuy không nhiều ) nhận thức chưa đầy đủ về hoạt động góc nên việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ MGL chưa tích cực, chưa tự giác. Điều này cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
    Do vậy, để quá trình chăm sóc- giáo dục trẻ đạt hiệu quả, là một giáo viên mầm non việc cần thiết phải tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt về tất cả các mặt, trong đó việc tổ chức hoạt động góc giữ một vai trò quan trọng. Để tìm hiểu hoạt động góc cho bản thân tôi đi nghiên cứu vấn đề này và tôi chọn đề tài: “ Thực trạng tổ chức hoạt động góc cho trẻ MGL ở trường mầm non Trung Hà - Yên Lạc “.
    2. Mục đích nghiên cứu.
    Nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động góc cho trẻ MGL ở trường mầm non Trung Hà - Yên Lạc, trên cơ sở phân tích thực trạng đó đưa ra một số ý kiến góp phần nâng cao chất lượng việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ MGL.
    3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu.
    3.1. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng tổ chức hoạt động góc cho trẻ MGL ở trường mầm non Trung Hà - Yên Lạc.
    3.2. Khách thể nghiên cứu: Quá trình tổ chức hoạt động góc cho trẻ MGL ở trường mầm non Trung Hà - Yên Lạc.
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
    Để hoàn thành ba×i tập này tôi đề ra 3 nhiệm vụ cơ bản:
    4.1. Xây dựng cơ sở lý luận của việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ MGL ở trướng mầm non Trung Hà - Yên Lạc.
    4.2. Điều tra thực trạng của việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ MGL ở trường mầm non Trung Hà - Yên Lạc.
    4.3. Phân tích thực trạng để đưa ra ý kiến đề xuất nhằm góp phần nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động góc cho trẻ MGL ở trường mầm non Trung Hà - Yên Lạc.
    5. Phạm vi nghiên cứu.
    Trong phạm vi bài tập này tôi chỉ nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động góc cho trẻ MGL ở trường mầm non Trung Hà - Yên Lạc.
    6. Phương pháp nghiên cứu.
    Để nghiên cứu bài tập này tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau:
    6.1: Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
    6.1.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết: thông qua đọc các tài liệu sách
    báo, tạp chí có liên quan ®Ðn tổ chức hoạt động góc cho trẻ MGL.
    6.1.2. Phương pháp phân loại, hệ thống hoá lý thuyết: để làm rõ cơ sở của vấn đề
    nghiên cứu.
    6.2. Nhóm phương pháp thực tiễn.
    6.2.1. Phương pháp quan sát sư phạm:
    - Quan sát trẻ: Thông qua hành động, lời nói, nét mặt cë chỉ, biểu hiện xúc cảm,
    tình cảm của trẻ trong và sau khi chơi.
    -Quan sát giáo viên: Dự giờ và quan sát cách tổ chức hoạt động góc cho trẻ MGL.
    6.2.2. Phương pháp đàm thoại: đàm thoại trực tiếp với trẻ.
    6.2.3. Phương pháp điều tra viết: lấy ý kiến của giáo viên.
    6.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động của trẻ.
    6.2.5. Phương pháp điều tra: Soạn câu hỏi và giáo viên trả lời.
    6.3. Phương pháp thống kê toán học: Để xử lý kết quả nghiên cứu, tăng mức độ tin
    cậy cho đề tài.
    Trong các phương pháp sử dụng ở trên, phương pháp quan sát sư phạm và phương pháp đàm thoại là phương pháp chính, còn các phương pháp khác đóng vai trò hỗ trợ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...