Tiến Sĩ Nghiên cứu thực trạng thể lực và hiệu quả sử dụng thực phẩm chức năng từ cá Cơm và cá Chìa vôi giúp

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 21/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
    NĂM 2011

    Mục lục
    Đặt vấn đề 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. Khái niệm thể lực và các tố chất thể lực
    1.1.1. Khái niệm về thể lực
    1.1.2. Các tố chất thể lực
    1.2. Cơ sở sinh lý các tố chất thể lực theo quan điểm Y học hiện đại
    1.2.1. Cơ sở sinh lý tố chất sức mạnh
    1.2.2. Cơ sở sinh lý tố chất sức nhanh
    1.2.3. Cơ sở sinh lý tố chất sức bền
    1.2.4. Cơ sở sinh lý tố chất khéo léo
    1.3. Cơ sở sinh lý các tố chất thể lực theo quan điểm Y học cổ truyền
    1.3.1. Tố chất sức mạnh
    1.3.2. Tố chất sức nhanh
    1.3.3. Tố chất sức bền
    1.3.4. Tố chất khéo léo
    1.4. Đại cương về hồi phục cho vận động viên
    1.4.1. Trạng thái mệt mỏi
    1.4.2. Đặc điểm sinh lý của quá trình hồi phục
    1.5. Vai trò của một số hormon đối với thể lực và sự hồi phục của vận động viên
    1.5.1. Testosteron
    1.5.2. Cortisol
    1.6. Nhu cầu dinh dưỡng của vận động viên
    1.6.1. Khái niệm về dinh dưỡng thể thao
    1.6.2. Nhu cầu năng lượng của vận động viên
    1.6.3. Nhu cầu các chất dinh dưỡng
    1.7. Một số phương pháp bổ sung dinh dưỡng tăng cường thể lực cho vận động viên
    1.7.1. Bổ sung dinh dưỡng bằng chế độ ăn
    1.7.2. Bổ sung dinh dưỡng bằng thuốc và thực phẩm chức năng
    1.7.3. Một số phương pháp bổ sung dinh dưỡng của Y học cổ truyền
    1.8. Cá Cơm và cá Chìa vôi
    1.8.1. Cá Cơm
    1.8.2. Cá Chìa vôi
    1.9. Đặc điểm hoạt động thể lực của vận động viên pencak silat

    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    1.1. Đối tượng nghiên cứu
    1.2. Chất liệu nghiên cứu
    1.3. Phương pháp nghiên cứu
    1.4. Mô hình nghiên cứu

    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
    3.2. Trình độ thể lực của vận động viên pencak silat
    3.3. Thực trạng chế độ dinh dưỡng của vận động viên pencak silat
    3.4. Hiệu quả tăng cường thể lực của Phunamine theo Y học hiện đại
    3.4.1. Tố chất sức mạnh
    3.4.2. Tố chất sức nhanh
    3.4.3. Tố chất sức bền
    3.4.4. Tố chất khéo léo
    3.5. Hiệu quả tăng cường thể lực của Phunamine theo Y học cổ truyền
    3.6. Hiệu quả tăng nhanh quá trình hồi phục của Phunamine
    3.7. Tác dụng không mong muốn của Phunamine

    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 79
    4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
    4.2. Trình độ thể lực của vận động viên pencak silat
    4.3. Thực trạng dinh dưỡng của vận động viên pencak silat
    4.4. Hiệu quả tăng cường thể lực của Phunamine theo Y học hiện đại
    4.4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
    4.4.2. Hiệu quả tăng cường tố chất sức mạnh cho vận động viên của phunamine
    4.4.3. Hiệu quả tăng cường tố chất sức nhanh cho vận động viên của phunamine
    4.4.4. Hiệu quả tăng cường tố chất sức bền cho vận động viên của phunamine
    4.4.5. Hiệu quả tăng cường tố chất khéo léo cho vận động viên của phunamine
    4.5. Hiệu quả tăng cường thể lực của Phunamine theo Y học cổ truyền
    4.6. Hiệu quả tăng nhanh quá trình hồi phục của Phunamine
    4.7. Tác dụng không mong muốn của Phunamine
    4.8. Thành phần và hàm lượng của Phunamine

    CHƯƠNG V: KẾT LUẬN 123
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục 1: Thực đơn của vận động viên
    Phụ lục 2: Một số kết quả nghiên cứu về thành phần cá Cơm và Hải long

    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Trong những năm gần đây, nhất là sau SEA Game 22 với những thành tích thi đấu vượt bậc của các vận đông viên Việt Nam nói chung và vận đông viên pencak silat nói riêng [72], sự phát triển của thể thao ngày càng thu hút được sự quan tâm của nhiều nghành, nhiều giới. Với mục tiêu đạt được nhiều thành tích cao tại Á vận hôi trong nhà 2009 được tổ chức ở Việt Nam và chuẩn bị cho Sea Games 25, trong đó pencak silat là môt môn mũi nhọn, nhằm cải thiện vị thế của thể thao Việt Nam tầm châu lục, việc đào tạo - huấn luyện vận đông viên đang là môt trong những nhiệm vụ cấp thiết của ngành thể thao nước ta. Để đạt được thành tích cao trong thi đấu, ngoài các bài tập thể lực, tập kỹ thuật, chiến thuật .thì việc thiết lập chế đô ăn uống khoa học và sử dụng những thực phẩm chức năng phù hợp có tác dụng tăng cường thể lực và tăng nhanh quá trình hồi phục sức khoẻ của vận đông viên trong luyện tập và thi đấu đóng môt vai trò quan trọng [74], [89], [67].Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ sinh học trong những thập kỷ gần đây, các nhà khoa học trong lĩnh vực này đã đạt được nhiều thành tựu trong nghiên cứu, khai thác các hoạt chất sinh học tự nhiên, tạo ra các sản phẩm giàu acid-amin, isopeptid và peptid có trọng lượng phân tử thấp từ các nguồn nguyên liệu thiên nhiên [47], [48]. Môt số nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy: các đông vật biển trong đó có cá, là môt nguồn nguyên liệu dồi dào chứa nhiều loại hoạt chất sinh học có tác dụng tốt đối với sức khoẻ con người [44] như các hormon steroid và môt số chất vi khoáng cần thiết.
    Việt Nam là môt nước có hơn 3000 km bờ biển, sản lượng cá đánh bắt hàng năm không phải nhỏ. Từ ngàn đời xưa, ông cha ta đã biết sử dụng các thực phẩm, trong đó có hải sản để nâng cao sức khoẻ và phòng trị bệnh. Trong cuốn “Nam dược thần hiệu” của Danh y thiền sư Tuệ Tĩnh, môt phần tư số thuốc được đề cập có nguồn gốc từ thực phẩm. Hải thượng Lãn Ông viết thiên “Nữ công thắng lãm” hướng dẫn việc sử dụng thực phẩm để chữa bênh và tăng cường sức khoẻ. Vì vậy, để hoà nhập với xu hướng chung của thế' giới cũng như quan điểm “Nam dược trị nam nhân”, việc nghiên cứu khai thác nguồn tài nguyên biển phong phú của nước ta phục vụ cho việc bảo vệ và tăng cường sức khoẻ nói chung và nâng cao thành tích thể thao nói riêng là một vấn đề mang lính thực tiễn và cấp thiết.
    Ở nước ta đã có khá nhiều công trình nghiên cứu và sản xuất thực phẩm chức năng có tác dụng bổ dưỡng và tăng cường thể lực cho vận động viên, nhưng đa số nguyên liệu từ những động vật quí hiếm và đắt tiền đã được biết tới như hải sâm, rắn biển, rắn tam xà .[2], [44], [47], [48], [49]. Mặc dù đã thu được những thành công nhất định, nhưng khi đi vào sản xuất với số lượng lớn thì gặp phải khó khăn do nguồn nguyên liệu hiếm, giá thành cao. Trong khi đó, một số nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy trong cá Cơm và Hải long (cá Chìa vôi) có chứa nhiều hoạt chất sinh học có hoạt tính cao như các hormon steroid (testosterone, progesterone, estradiol) cũng như một số yếu tố vi lượng cần thiết như đồng, kẽm, mangan, selen là những chất rất cần thiết cho việc tăng cường thể lực và tăng nhanh quá trình hồi phục sức khoẻ cho vân động viên. Hơn nữa, hàm lượng những hoạt chất này trong cá Cơm và Hải long là tương đối cao so với Hải sâm, rắn biển Không những vậy, giá thành Hải long và đặc biệt là cá Cơm không cao, sản luợng lại khá dồi dào [19] phân bố rộng rãi nên rất phù hợp cho việc sản xuất với số lượng lớn, giá thành hạ.
    Tuy vậy, cho đến nay ở nước ta chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ về tác dụng của cá Cơm và Hải long giúp tăng cường thể lực vận động viên nói chung, đặc biệt là vận động viên pencak silat.
    Vì vạy, đề tài Nghiên cứu thực trạng thể lực và hiệu quả sử dụng thực phẩm chức năng từ cá Cơm và cá Chìa vôi giúp tăng cường thể lực vạn động viên pencak silat được tiến hành nghiên cứu với hai mục tiêu:
    1. Mô tả thực trạng về trình độ thể lực và chế độ dinh dưỡng của nam, nữ vạn động viên pencak silat tuyển 2.
    2. Đánh giá hiệu quả sử dụng thực phẩm chức năng Phunamine từ cá Cơm (Tào ngư) và cá Chìa vôi (Hải long) trong việc tăng cường thể lực và tăng nhanh quá trình hồi phục sức khoẻ cho nam, nữ vạn động viên pencak silat tuyển 2.
     
Đang tải...