Luận Văn Nghiên cứu thực trạng sử dụng đất ở đô thị trên địa bàn phường Kim Long và phường Hương Sơ, thành ph

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 20/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Phần 1. MỞ ĐẦU 1
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2. Mục tiêu đề tài 2
    1.2.1. Mục tiêu tổng quát 2
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
    1.3. Yêu cầu của đề tài 2
    Phần 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
    2.1. Cơ sở lý luận 3
    2.1.1. Khái niệm chung về đô thị 3
    2.1.2. Khái niệm chung về đất đô thị 5
    2.1.3. Khái niệm chung và phân loại đất ở 5
    2.1.4. Khái niệm chung về đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị 6
    2.1.5. Sử dụng đất đô thị 6
    2.1.6. Quản lý Nhà nước về đất đô thị 9
    2.2. Cơ sở thực tiễn 17
    2.2.1. Tổng quan quá trình hình thành và phát triển đô thị 17
    2.2.2. Khái quát sự phát triển đô thị ở Thừa Thiên Huế 21
    2.2.3. Thực trạng sử dụng đất ở đô thị trên địa bàn các thành phố của cả nước 24
    2.2.4. Kinh nghiệm về quản lý đất đô thị của một số nước trên thế giới 26
    Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
    3.1. Đối tượng nghiên cứu 31
    3.2. Phạm vi nghiên cứu 31
    3.3. Nội dung nghiên cứu 31
    3.4. Phương pháp nghiên cứu 31
    3.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu 31
    3.4.2. Phương pháp xử lý, phân tích, tổng hợp số liệu 32
    3.4.3. Phương pháp chuyên gia 32
    3.4.4. Phương pháp so sánh 32
    Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34
    4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của phường Kim Long và phường Hương Sơ 34
    4.1.1. Điều kiện tự nhiên 34
    4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 38
    4.1.3. Đánh giá chung thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn phường Kim Long và phường Hương Sơ 47
    4.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2012 trên địa bàn phường Kim Long và phường Hương Sơ 48
    4.3. Thực trạng sử dụng đất ở đô thị trên địa bàn phường Kim Long và phường Hương Sơ 53
    4.3.1. Diện tích đất ở đô thị trên địa bàn phường Kim Long và phường Hương Sơ 53
    4.3.2. Phương án quy hoạch sử dụng đất của phường Kim Long và phường Hương Sơ đến năm 2020 54
    4.3.3. Các loại hình sử dụng đất ở đô thị phổ biến trên địa bàn phường Kim Long và phường Hương Sơ 59
    4.3.4. Phân tích thực trạng sử dụng đất ở đô thị trên địa bàn phường Kim Long và phường Hương Sơ 66
    4.3.5. Đánh giá chung thực trạng sử dụng đất ở đô thị trên địa bàn phường Kim Long và phường Hương Sơ 81
    4.4. Công tác quản lý đất ở đô thị trên địa bàn phường Kim Long và phường Hương Sơ 83
    4.4.1. Giao đất ở đô thị và thu hồi đất ở đô thị 83
    4.4.2. Đăng ký và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị 85
    4.4.3. Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất ở đô thị 87
    4.4.4. Đánh giá chung công tác quản lý đất ở đô thị trên địa bàn phường Kim Long và phường Hương Sơ 90
    4.5. Những giải pháp về sử dụng và quản lý đất ở đô thị 90
    Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94
    5.1. Kết luận 94
    5.2. Kiến nghị 95
    Phần 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
    Phần 7. PHỤ LỤC

    Phần 1 MỞ ĐẦU
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đất đai luôn là vấn đề được quan tâm đặc biệt của mỗi quốc gia. Xã hội ngày càng phát triển, dân số ngày càng tăng nhưng quỹ đất nhìn chung là không tăng lên, cho nên để đảm bảo sự phát triển hài hòa và bền vững thì việc nghiên cứu sử dụng đất, đặc biệt là đất ở đô thị một cách tối ưu là bài toán chung cho các nước trên thế giới và Việt Nam.
    Hệ thống đô thị Việt Nam được hình thành và phát triển tương đối sớm, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử của đất nước, đến này vẫn giữ được những nét riêng biệt của mình. Hiện tại, hệ thống đô thị được phân thành 6 loại và phân bố rải đều khắp lãnh thổ, đảm nhận vai trò là hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước.
    Là nước “đất chật người đông”, mật độ dân số cao tác động nhiều đến mọi mặt của đời sống, sinh hoạt của nhân dân, việc sử dụng đất ở trong các đô thị ngày càng trở nên bức xúc, đặc biệt là các đô thị ven biển miền Trung Việt Nam. Quy mô, hình dạng các thửa đất không đồng nhất cũng như việc bố trí, sắp xếp các thửa đất còn nhiều bất hợp lý giữa các khu vực và các hộ gia đình tạo nhiều ngóc ngách gây lãng phí đất. Nguồn gốc thửa đất phức tạp gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý. Mặt khác, công tác quản lý đất ở còn lỏng lẻo, không kiểm soát kịp thời các biến động do còn thiếu cơ sở thông tin chính xác. Bên cạnh đó, hệ thống các văn bản quy định nhiều nhưng chưa kịp thời điều chỉnh với thay đổi của thực tiễn và chồng chéo, việc thực thi các quy định không nghiêm.
    Thành phố Huế được xác định là động lực phát triển của tỉnh đồng thời là một trong những trung tâm phát triển của địa bàn kinh tế trọng điểm vùng Trung Trung Bộ. Hơn thế nữa, Huế được xem là thành phố du lịch nên trong công tác quản lý, sử dụng đất đô thị lại cần được quan tâm và chú ý nhằm đảm bảo hài hòa giữa tính truyền thống và hiện đại. Cho đến nay, chưa có một nghiên cứu cụ thể chi tiết về thực trạng sử dụng đất ở đô thị trên địa bàn thành phố.
    Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp cùng với sự giúp đỡ của thầy giáo TS. Nguyễn Hữu Ngữ, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng sử dụng đất ở đô thị trên địa bàn phường Kim Long và phường Hương Sơ, thành phố Huế”.

    1.2. Mục tiêu đề tài
    1.2.1. Mục tiêu tổng quát

    Nghiên cứu thực trạng sử dụng đất ở đô thị trên địa bàn phường Kim Long và phường Hương Sơ, thành phố Huế. Từ đó, đưa ra những đề xuất giải pháp, kiến nghị cho việc sử dụng đất ở đô thị.
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực trạng sử dụng đất ở đô thị trên địa bàn phường Kim Long và phường Hương Sơ.
    - Phân tích kết quả điều tra của các loại hình sử dụng đất ở đô thị trên địa bàn phường Kim Long và phường Hương Sơ.
    - Đề xuất những giải pháp về sử dụng và quản lý đất ở đô thị trên địa bàn phường Kim Long và phường Hương Sơ.
    1.3. Yêu cầu của đề tài
    - Những tài liệu, số liệu thu thập, thừa kế, thống kê được phải đầy đủ, chính xác, có tính pháp lý cao.
    - Các phương pháp nghiên cứu đã đề ra phải được sử dụng trong việc nghiên cứu đề tài.
    - Nghiên cứu đúng, khách quan, trung thực và toàn diện thực trạng sử dụng đất ở đô thị trên địa bàn nghiên cứu.
    - Những đề xuất giải pháp, kiến nghị phải dựa trên tình hình thực tiễn của địa bàn nghiên cứu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...