Thạc Sĩ Nghiên cứu thực trạng sốt rét và đánh giá kết quả can thiệp phòng chống sốt rét tại một số xã biên g

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/7/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Bệnh sốt rét hiện nay vẫn còn là một vấn đề sức khoẻ lớn trên thế giới nói
    chung và tại Việt Nam nói riêng. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới khoảng
    40% dân số thế giới hiện nay đang sống trong vùng có nguy cơ mắc sốt rét. Hàng
    năm có khoảng 350-500 triệu người mắc sốt rét và hơn 1 triệu người chết do sốt rét
    [30]. Đến năm 2010 ước tính trên thế giới có 216 triệu người mắc sốt rét và 655.000
    người chết do sốt rét [122].
    Vấn đề sốt rét biên giới đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu.
    Đã có nhiều vụ dịch sốt rét được ghi nhận ở các vùng biên giới như ở các huyện của
    Uganda nơi có biên giới với Tanzania và Rwanda, vùng biên giới của các nước Ấn
    Độ, Sri Lanka, Pakistan. Trong khu vực, vùng biên giới giữa các nước Thái Lan -
    Campuchia, Thái Lan-Myanmar luôn có tình hình sốt rét phức tạp [30].
    Tại Việt Nam, theo số liệu báo cáo hàng năm của Chương trình phòng chống
    sốt rét Quốc gia nhiều tỉnh có mức độ lưu hành sốt rét cao chủ yếu thuộc khu vực
    Miền Trung - Tây Nguyên hầu hết các tỉnh có các xã, huyện có đường biên giới với
    Lào hoặc Campuchia đều có tỷ lệ bệnh nhân mắc sốt rét cao hơn so với các địa
    phương khác trong toàn quốc [28]. Bệnh sốt rét tuy đã giảm nhưng có nguy cơ quay
    trở lại lớn; đối tượng dễ mắc bệnh là những người sống ở vùng sâu, vùng xa và đặc
    biệt là những người dân sống ở vùng biên giới giữa Việt Nam với Lào và
    Campuchia. Tại các vùng này nguy cơ lan truyền sốt rét tiếp diễn và phức tạp, việc
    nhiễm bệnh sốt rét chủ yếu thông qua giao lưu tự do nên rất khó khăn trong việc
    giám sát, phát hiện, điều trị và quản lý bệnh nhân sốt rét [42].
    Quảng Trị là một tỉnh thuộc khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Tình hình sốt
    rét của tỉnh tuy đã được cải thiện nhiều trong những năm qua nhưng tỷ lệ mắc và
    nguy cơ sốt rét vẫn còn cao. Tỷ lệ bệnh nhân sốt rét, ký sinh trùng sốt rét/1.000 dân;
    tỷ lệ tử vong do sốt rét/100.000 dân vẫn nằm trong số 6 tỉnh có tỷ lệ mắc sốt rét cao
    nhất trong toàn quốc [74]. Tình hình dịch tễ sốt rét vùng biên giới giữa 2 tỉnh Quảng
    Trị (Việt Nam) và Savanakhet (Lào) thường diễn biến phức tạ4
    . Đặc biệt ở 12 xã thuộc vùng
    Lìa của huyện Hướng Hoá giáp biên giới với Lào có tỷ lệ mắc sốt rét cao, có nhiều
    ổ sốt rét trọng điểm như: xã Xy, xã Thanh [13], [18].
    Hướng Hoá là một huyện trọng điểm sốt rét của tỉnh Quảng Trị , toàn bộ 22 xã
    đều nằm trong vùng sốt rét lưu hành nặng, có đường biên giới dài 156 km giáp với
    tỉnh Savanakhet (Lào). Theo báo cáo của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Quảng Trị
    số bệnh nhân sốt rét hàng năm của huyện Hướng Hoá thường chiếm trên 60% tổng
    số bệnh nhân sốt rét của toàn tỉnh và số ký sinh trùng sốt rét luôn trên 50% tổng số
    ký sinh trùng được phát hiện trong toàn tỉnh. Trong đó số bệnh nhân sốt rét được
    phát hiện từ các xã biên giới luôn chiếm tỷ lệ cao so với tổng số bệnh nhân sốt rét
    toàn huyện [41].
    Từ trước đến nay các nghiên cứu về bệnh sốt rét ở nước ta và ngay tại tỉnh
    Quảng Trị vẫn tập trung vào dịch tễ sốt rét, phòng chống véc tơ [13], [14], kháng
    thuốc sốt rét [42], [58], kiến thức-thái độ-thực hành [17], [41], xây dựng mạng lưới
    [12] và cũng đã đạt được nhiều kết quả về phòng chống bệnh sốt rét nhưng vẫn còn
    nhiều ổ bệnh dai dẵng chưa được giải quyết triệt để do chưa có một nghiên cứu nào
    về mô hình về quản lý, giám sát, phát hiện và điều trị sớm bệnh nhân sốt rét ngay tại
    hộ gia đình ở vùng biên giới.
    Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô hình phòng chống sốt rét tại hộ gia
    đình ở vùng biên giới với 2 mục tiêu sau:
    1. Mô tả đặc điểm dịch tễ sốt rét và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tại
    một số xã biên giới của huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị.
    2. Đánh giá kết quả can thiệp phòng chống sốt rét tại một số xã biên giới.
    Điểm mới của nghiên cứu này là:
    Xây dựng mô hình phòng chống sốt rét tại hộ gia đình ở vùng biên giới tỉnh
    Quảng Trị với mục tiêu phát hiện, điều trị sớm và quản lý ca bệnh sốt rét tại nhà.
    Phối hợp phòng chống sốt rét tại vùng biên giới giữa 2 nước Việt-Lào.
    Phát hiện thêm về tác nhân gây bệnh sốt rét (KSTSR) mới ở tỉnh Quảng Trị
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...