Luận Văn Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun kim ở lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo và các yếu tố liên quan tại Thành p

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/1/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới với khí hậu nóng ẩm là điều kiện rất thuận lợi cho các bệnh giun sán phát triển quanh năm. Đặc biệt là các bệnh nhiễm giun truyền qua đất đã và đang gây nhiều tác hại trong cộng đồng dân cư một cách thầm lặng và lâu dài, bệnh xảy ra ở tất cả mọi lứa tuổi. Tuy nhiên thường gặp ở trẻ em lứa tuổi từ 03 – 14 tuổi, đặc biệt là lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo.
    Ở nước ta tỉ lệ nhiễm bệnh giun tròn truyền qua đất rất cao, bệnh phổ biến thường gặp 3 loài giun. Một đặc điểm của bệnh nhiễm giun truyền qua đất ở Việt Nam là thường nhiễm phối hợp 2-3 loại là rất cao, ở Miền Bắc tỉ lệ có thể lên tới 60-70%. Tuy nhiên tỉ lệ nhiễm tùy thuộc theo vùng, do phụ thuộc vào địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng, nghề nghiệp và các tập quán, thói quen sinh hoạt của từng vùng, từng địa phương, từng dân tộc. Đặc biệt là thói quen sinh hoạt, thói quen, thiếu vệ sinh, thiếu nước sạch của cộng đồng dân cư.
    Bệnh NGĐR gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cộng đồng, trẻ em đặc biệt là lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo do kiến thức về phòng chống bệnh chưa cao nên ảnh hưởng đến sức khỏe mà trực tiếp là ảnh hưởng đến việc học tập của các em. Theo tổ chức Y Tế Thế giới( TCYTTG) đánh giá thì Ký sinh trùng đường ruột (KSTĐR) được xem là nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh nặng cho trẻ em và là một trong những nguyên nhân gây tử vong cho trẻ, các bệnh ký sinh trùng đường ruột gây ra thiếu máu, thiếu sắt, chậm phát triển thể chất và trí tuệ, giảm khả năng học tập, tăng thời gian nghỉ học, bệnh có thể gây suy dinh dưỡng, tắc ruột, giun chui ống mật Ngoài các yếu tố về môi trường tự nhiên, ở các nước chậm phát triển đặc biệt là vùng nông thôn, các yếu tố dịch tễ khác có liên quan đến nhiễm KSTĐR là do hành vi, thói quen ăn uống, thói quen sinh hoạt, phong tục tập quán chưa tốt. Hơn nữa, tác hại trên con người còn phụ thuộc vào cách tác động của KSTĐR trên vật chủ, phụ thuộc vào số lượng KST cư trú tại đường tiêu hóa hoặc mức độ tác hại còn có thể phụ thuộc vào sự đa nhiễm, điều này chưa được xác định vì có ít công trình nghiên cứu theo hướng này.
    Thành phố Phan Thiết là Trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Bình Thuận với diện tích 206,45 km[SUP]2[/SUP] dân số 218,567, có 14 phường, 4 xã ngoại thành và nơi đang diễn ra nhanh quá trình đô thị hóa, cho đến nay tại tỉnh Bình Thuận chưa có một nghiên cứu nào về tình hình nhiễm giun kim ở nhà trẻ, mẫu giáo . Trước tình hình trên, để góp phần nhỏ vào việc phát hiện đánh giá tỉ lệ nhiễm giun kim ở lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo và các yếu tố liên quan. Đồng thời, đề ra biện pháp phòng chống bệnh nhiễm giun tròn truyền qua đất tại 3 trường mẫu giáo TP. Phan thiết. Được sự hỗ trợ của Ban Giám Đốc Trung tâm Y tế TP.Phan thiết, Ban giám hiệu nhà trường, đội ngũ giáo viên và học sinh, với sự cộng tác của một số Y Bác sĩ, kỹ thuật viên xét nghiệm. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu, xác định tỉ lệ nhiễm giun kim ở nhà trẻ mẫu giáo, đồng thời xác định có sự liên quan với các hành vi, thói quen xấu của các cháu với tình trạng nhiễm giun tròn truyền qua đất của các cháu hay không? Từ đó sẽ đề ra biện pháp giáo dục sức khoẻ cho người dân tại TP. Phan thiết nói chung và các cháu nhà trẻ mẫu giáo nói riêng. Nghiên cứu này cũng là cơ sở để đóng góp kiến nghị cho ngành y tế có biện pháp can thiệp cộng đồng có hiệu quả.
    Với những lý do nêu trên, Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun kim ở lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo và các yếu tố liên quan tại Thành phố Phan Thiết tỉnh Bình Thuận năm 2011”, với các mục tiêu sau:
    1. Xác định tỷ lệ nhiễm giun kim ở lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo tại 3 trường tp. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận năm 2011
    2. Tìm hiểu các yếu tố có liên quan đến nhiễm kim ở lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo tại 3 trường TP. Phan thiết, tỉnh Bình thuận năm 2011
     
Đang tải...