Thạc Sĩ Nghiên cứu thực trạng môi trường khuyến tri thức tại các công ty tư nhân thuộc lĩnh vực giáo dục ở V

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu thực trạng môi trường khuyến tri thức tại các công ty tư nhân thuộc lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam: cơ sở để tăng cường và nâng cao quản trị tri thức”.
    Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
    Khoá đào tạo: 2010 - 2014
    Người hướng dẫn khoa học: TS. Cecilia N. Gascon
    Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên.
    Cơ sở đào tạo: Chương trình liên kết đào tạo Tiến sĩ Quản lý giáo dục giữa Đại học Thái Nguyên - Việt Nam và Đại học Tổng hợp Southern Luzon – Philippines.
    Đơn vị cấp bằng: Đại học Tổng hợp Southern Luzon – Philippines.
    NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN
    1. Luận án đề xuất phương pháp, công cụ và hệ thống câu hỏi để đánh giá thực trạng môi trường khuyến tri thức tại các công ty tư nhân thuộc lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam.

    2. Luận án chỉ ra mối quan hệ giữa môi trường khuyến tri thức và những khía cạnh sáng tạo ra tri thức với các chỉ số hiệu quả kinh doanh cụ thể như doanh thu của nhân viên, tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận và lợi nhuận phân bổ theo đầu nhân viên, chỉ số môi trường hợp tác, đổi mới sản phẩm. Liên quan đến lĩnh vực của đối tượng nghiên cứu, các công ty giáo dục thể hiện sự khác biệt đáng kể trong các hoạt động sáng tạo tri thức dù tương đối giống nhau về môi trường khuyến tri thức. Kết quả nghiên cứu khẳng định tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đối với cả hai dạng thức học tập – chính thức hay không chính thức - tại doanh nghiệp. Cấp độ ổn định và vốn nhân sự có tương quan mật thiết với nhu cầu đào tạo gia tăng của tổ chức.

    3. Luận án đề xuất sử dụng mô hình khái niệm hữu ích trong quản trị tri thức tại doanh nghiệp vừa và nhỏ, soi vào các hoạt động kinh doanh cụ thể hàng ngày của mỗi công ty, từ khía cạnh môi trường khuyến tri thức tới sáng tạo tri thức. Điều này góp phần vào sự phát triển cấp thiết quản trị tri thức thực tế thông qua việc tích hợp các nguyên tắc và luận điểm của nhiều ngành. Quản lý tri thức thường chỉ được nghiên cứu từ góc độ quản lý kinh tế, nhưng theo cách này, mô hình có thể mang tới những hữu ích về mặt chính sách khi tích hợp quản lý tri thức với chính sách giáo dục chủ đạo về học tập suốt đời.
    KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẪN ĐỀ
    CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
    * Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
    - Lãnh đạo và quản trị viên của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể đánh giá được môi trường khuyến tri thức của tổ chức mình thường xuyên (hàng năm) bằng cách sử dụng phương pháp, công cụ và bảng câu hỏi của luận án.
    - Các kết quả nghiên cứu đưa ra những gợi ý cơ sở để chính phủ và các nhà hoạch định chính sách giáo dục cân nhắc, xem xét đưa ra kế hoạch hành động về đào tạo tổng quát với ngân sách thích hợp đối với nhiều ngành.
    * Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu:
    - Cần nghiên cứu những giải pháp cụ thể và ứng dụng ở phạm vi rộng lớn hơn, thậm chí đối với các công ty thuộc lĩnh vực khác ngoài giáo dục.
    - Cần nghiên cứu sâu, rộng mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa các hoạt động học tập không chính thức và các hoạt động học tập chính thức trong tương quan với môi trường hợp tác tại doanh nghiệp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...