Thạc Sĩ Nghiên cứu thực trạng mạng lưới chợ bán rau trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CẢM ƠN
    Với lòng biết ơn chân thành, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo
    trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, các thầy cô giáo Khoa Kinh tế & Phát triển
    nông thôn đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt tôi cả về kiến thức chuyên môn và
    đạo đức con người trong suốt 4 năm học qua.
    Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo PGS.TS Ngô Thị
    Thuận, Bộ môn Phân tích định lượng đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ
    tôi tận tình trong quá trình thực tập để tôi có thể hoàn thành cuốn luận văn tốt
    nghiệp này.
    Tôi cũng xin cảm ơn các bác, các chú lãnh đạo của Ủy ban nhân dân thành
    phố Thái Bình, các chú trong Ban quản lý các chợ Bồ Xuyên, chợ Đề Thám I,
    chợ Quang Trung, chợ Đậu, chợ Tiền Phong, những người bán rau tại các chợ,
    những người tiêu dùng rau tại thành phố Thái Bình đã tạo điều kiện thuận lợi,
    giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và thu thập số liệu tại thành phố.
    Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người
    thân, bạn bè – những người luôn ở bên, động viên tôi trong suốt quá trình học tập
    cũng như nghiên cứu và hoàn thành báo cáo này.
    Tuy nhiên, do thời gian có hạn và kinh nghiệm còn hạn chế nên không thể
    tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy,
    cô giáo và các bạn.
    Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2010
    Sinh viên
    Trần Thị Thu Trang
    iiTÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
    Tên đề tài
    “Nghiên cứu thực trạng mạng lưới chợ bán rau trên địa bàn thành phố
    Thái Bình, tỉnh Thái Bình”
    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là đánh giá thực trạng hoạt động của mạng
    lưới chợ bán rau trên địa bàn thành phố Thái Bình; Phân tích những điểm mạnh yếu, cơ
    hội và thách thức của mạng lưới chợ bán rau từ đó đề xuất biện pháp chủ yếu nhằm ổn
    định, phát triển các chợ nói chung và chợ bán rau nói riêng trên địa bàn thành phố cho
    các năm tới.
    Để thực hiện nghiên cứu này chúng tôi đã sử dụng các phương pháp chủ yếu là
    điều tra chọn mẫu, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh để so sánh giữa
    các chợ, giữa các tác nhân tham gia buôn bán rau tại các chợ, phương pháp phân tích
    SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của mạng lưới chợ ở
    thành phố Thái Bình, làm căn cứ để đưa ra biện pháp nhằm ổn định, phát triển mạng
    lưới chợ.
    Những nội dung và kết quả chính của nghiên cứu:
    1) Rau là loại thực phẩm không thể thiếu được trong cuộc sống con người, nhu
    cầu tiêu dùng rau hàng ngày trung bình của mỗi người vào khoảng 250 - 300g (tức
    khoảng 7,5 - 9 kg/người/tháng). Vì vậy cần phải tổ chức tốt việc sản xuất và tiêu thụ để
    đáp ứng nhu cầu rau xanh của người dân.
    2) Ở nước ta hình thức tiêu thụ rau rất phong phú bao gồm: chợ, bán rong, siêu
    thị, cửa hàng bán rau; mỗi hình thức đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng.
    3) Rau ở thành phố Thái Bình được tiêu thụ chủ yếu qua chợ. Tính đến năm
    2009, toàn tỉnh Thái Bình có 288 chợ, trong đó 231 chợ đã quy hoạch chiếm 80,21%
    tổng số chợ toàn tỉnh. Cùng năm, trên địa bàn thành phố Thái Bình, tổng số chợ là 25
    chợ, trong đó số chợ đã quy hoạch là 14 chợ chiếm 6,06% tổng số chợ đã quy hoạch
    toàn tỉnh, chiếm 56% tổng số chợ toàn thành phố. Đa số các chợ có quy mô trung bình
    từ 2000 – 4000 m 2 , có tới 42,86% tổng số chợ có <100 người bán, chỉ có 28,57% tổng
    số chợ có >200 người bán. Điều này cho thấy quy mô các chợ vẫn còn nhỏ, số lượng
    người bán còn ít. Nguyên nhân là do đa số các chợ là chợ bán kiên cố (chiếm 64,29%),
    đã được xây dựng lâu nên cơ sở vật chất của nhiều chợ xuống cấp (50% tổng số chợ đã
    iiiđược xây dựng >10 năm). Hiện tại, các chợ chủ yếu được quản lý theo hình thức Ban
    quản lý, chợ quản lý theo mô hình doanh nghiệp còn ít (5 chợ, chiếm 35,71% tổng số
    chợ đã quy hoạch), đặc biệt vẫn còn 2 chợ do tổ quản lý. Điều này ảnh hưởng đến hiệu
    quả hoạt động của các chợ.
    4) Thực trạng bán rau ở 5 chợ bán rau đại diện: chợ Bồ Xuyên, chợ Quang
    Trung, chợ Đề Thám I, chợ Đậu, chợ Tiền Phong cho thấy: khối lượng tiêu thụ rau ở
    các chợ bình quân một ngày lớn, đặc biệt là chợ bán buôn Bồ Xuyên (người bán buôn
    bình quân tiêu thụ 700 – 800 kg/ngày, người thu gom bình quân 300 – 400 kg/ngày),
    còn ở các chợ bán lẻ bình quân 70 – 90 kg/người/ngày. Doanh thu của những người
    tham gia kinh doanh khá cao trong đó cao nhất là đối với cà chua: chợ bán buôn bình
    quân 1047,5 nghìn đồng/người/ngày, chợ bán lẻ bình quân 127,57 nghìn
    đồng/người/ngày.
    5) Cơ sở vật chất của chợ còn nghèo nàn, mối quan hệ giữa các tác nhân còn
    lỏng lẻo. Các chợ đã quy hoạch của thành phố Thái Bình chủ yếu là chợ bán lẻ, chợ
    bán buôn, chợ đầu mối rất ít. Hiện tại mới chỉ có 1 chợ bán buôn rau Bồ Xuyên hình
    thành tự phát. Lượng rau cung cấp cho thành phố thất thường, đặc biệt vào thời điểm
    giáp vụ và trái vụ, phải nhập ở những tỉnh khác như Hà Nội, Nam Định hay từ Trung
    Quốc. Đây là nguyên nhân chính làm cho giá rau lên xuống thất thường và ảnh hưởng
    đến chất lượng rau.
    6) Việc bố trí, sắp xếp các mặt hàng kinh doanh còn chưa hợp lý, tình trạng vừa
    thừa, vừa thiếu mặt bằng kinh doanh diễn ra ngay trong một chợ. Đặc biệt, diện tích
    dành cho bán rau còn ít, diện tích bình quân 1 người bán rau quả chỉ khoảng 3,5 m 2 .
    Tại một số chợ, công tác quản lý hoạt động kinh doanh chưa có hiệu quả cao, chưa
    phát huy hết chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định. Chưa thực hiện
    nghiêm pháp lệnh giá, niêm yết giá tại chợ, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm,
    phòng cháy chữa cháy. Sắp xếp chỗ bán hàng chưa hợp lý, còn lấn chiếm đường đi
    trong chợ để bán hàng Việc xử lý vi phạm còn hạn chế và chưa kịp thời.
    Các kênh tiêu thụ rau hình thành rất nhiều, do nhiều nguồn cung cấp khác nhau
    nên rất khó kiểm soát. Việc kiểm soát chất lượng rau rất hạn chế, các dụng cụ kiểm tra
    nhanh còn thiếu. Giấy chứng nhận rau theo quy trình an toàn còn ít, người mua chủ yếu
    ivdựa vào lòng tin. Phương tiện vận chuyển chủ yếu là xe thồ, xe máy, chưa có phương
    tiện bảo quản rau.
    Mối quan hệ giữa sản xuất và thị trường còn lỏng lẻo, các ràng buộc về khối
    lượng, chất lượng, an toàn thực phẩm, thời điểm cung cấp chưa có sự cam kết giữa
    người sản xuất, người trung gian và người tiêu dùng trong việc tiêu thụ.
    7) Tiêu thụ rau ở các chợ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như dân số, thu nhập
    dân cư, giá bán, trình độ văn hóa và cách thức tổ chức, quản lý chợ. Tốc độ tăng dân
    số bình quân hàng năm của thành phố giai đoạn 2005 – 2009 là 1,03%. Theo dự báo về
    dân số của thành phố Thái Bình, do quá trình đô thị hóa và phát triển du lịch nên tốc độ
    tăng dân số từ nay đến năm 2015 sẽ tăng lên khoảng 372.000 người. Đến năm 2015 dự
    báo mức tiêu dùng bình quân nhân khẩu đô thị của Thái Bình là 97 kg rau/năm. Như
    vậy nhu cầu rau đến năm 2015 của thành phố Thái Bình đạt 36,08 nghìn tấn rau/năm.
    GDP bình quân đầu người (theo giá thực tế) năm 2015 đạt khoảng 58,6 triệu
    đồng/người.
    8) Những biện pháp nhằm phát triển mạng lưới chợ nói chung và chợ bán rau
    nói riêng là: thực hiện quy hoạch mạng lưới chợ, hoàn thiện ban quản lý chợ, đầu tư
    xây dựng, nâng cấp các chợ, đặc biệt là xây dựng chợ bán buôn, phát triển sản xuất rau
    đảm bảo lượng rau cung cấp cho thành phố, bố trí hợp lý hệ thống phân phối rau, tổ
    chức sơ chế, bảo quản rau, kiểm soát chất lượng rau, giá cả
    vMỤC LỤC
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn .ii
    Tóm tắt khoá luận .iii
    Mục lục .vi
    Danh mục các bảng ix
    Danh mục sơ đồ, đồ thị, hình ảnh .x
    Danh mục các từ viết tắt .xi
    viDANH MỤC CÁC BẢNG
    Bảng 2.1: Tốc độ phát triển sản xuất rau trên thế giới giai đoạn 1998 – 2002 24
    Bảng 2.2: Sản lượng rau trên thế giới 25
    Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lượng rau phân theo vùng .27
    Bảng 2.4: Tỷ lệ tiêu thụ từng sản phẩm theo vùng 29
    Bảng 2.5: Số lượng chợ cả nước đến năm 2005 32
    Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Thái
    Bình 44
    Bảng 4.1: Số lượng chợ bán rau của tỉnh Thái Bình đến năm 2009 54
    Bảng 4.2: Phân loại các chợ quy hoạch của thành phố Thái Bình theo diện tích 56
    Bảng 4.3: Phân loại các chợ đã quy hoạch của thành phố Thái Bình theo số người bán hàng. 58
    Bảng 4.4: Phân loại các chợ đã quy hoạch của thành phố Thái Bình theo thời gian thành lập,
    cơ sở vật chất và hình thức quản lý 59
    Bảng 4.5: Kết quả thu lệ phí, nộp ngân sách của các chợ quy hoạch trên địa bàn thành phố
    Thái Bình năm 2008 .61
    Bảng 4.6: Một số đặc trưng cơ bản của 5 chợ bán rau trên địa bàn thành phố Thái Bình .63
    Bảng 4.7: Chức năng, nhiệm vụ của các thành viên trong Ban quản lý chợ theo hình thức Ban
    quản lý 68
    Bảng 4.8: Chức năng, nhiệm vụ của các thành viên Ban quản lý chợ theo hình thức doanh
    nghiệp quản lý 70
    Bảng 4.9: Tỷ trọng số người tham gia kinh doanh các mặt hàng trong chợ 72
    Bảng 4.10: Diện tích mặt bằng bình quân/người bán của các chợ điều tra trên địa bàn thành
    phố Thái Bình 73
    Bảng 4.11: Lượng rau tươi mua bán bình quân/ngày của 1 người kinh doanh ở chợ bán buôn
    Bồ Xuyên .77
    Bảng 4.12: Giá một số loại rau ở chợ bán buôn Bồ Xuyên .78
    Bảng 4.13: Doanh thu bán rau bình quân 1 ngày của người bán tại chợ bán buôn Bồ Xuyên 80
    Bảng 4.14: Kết quả thăm dò ý kiến của người bán ở chợ bán buôn Bồ Xuyên về thuận lợi, khó
    khăn và các kiến nghị .80
    Bảng 4.15: Khối lượng rau tiêu thụ bình quân 1 ngày 1 người bán lẻ ở các chợ bán lẻ 82
    Bảng 4.16: Giá bán lẻ một số loại rau theo vị trí chợ 84
    Bảng 4.17: Ý kiến về đối tượng khách hàng của những người bán lẻ tại các chợ bán lẻ ở thành
    phố Thái Bình 85
    Bảng 4.18: Doanh thu bán rau bình quân 1 ngày của người bán lẻ tại các chợ bán lẻ thành phố
    Thái Bình .86
    Bảng 4.19: Kết quả thăm dò ý kiến của người bán lẻ ở các chợ bán lẻ và các kiến nghị 87
    Bảng 4.20: Tổng thu hàng tháng của Ban quản lý chợ 89
    viiDANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, ẢNH
    Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức mô hình chợ có Ban quản lý 14
    Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức quản lý chợ doanh nghiệp kinh doanh khai thác quản lý chợ .16
    Sơ đồ 2.3: Các cấp kênh phân phối 20
    Sơ đồ 4.1: Cơ cấu tổ chức quản lý chợ theo mô hình Ban quản lý 67
    Sơ đồ 4.2: Cơ cấu tổ chức quản lý chợ theo hình thức doanh nghiệp kinh doanh khai thác chợ
    69
    Đồ thị 4.1: Tình hình biến động giá bán ra một số loại rau ở chợ bán buôn Bồ Xuyên 79
    Đồ thị 4.2: Tình hình biến động giá bán lẻ một số loại rau .84
    Ảnh 4.1: Chợ Đậu quản lý theo mô hình Ban quản lý .66
    Ảnh 4.2: Chợ Quang Trung quản lý theo hình thức doanh nghiệp kinh doanh khai thác chợ 68
    viiiDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
    BQL Ban quản lý
    BTB Bắc Trung Bộ
    CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
    CN – XD Công nghiệp – Xây dựng
    DT Diện tích
    ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
    ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
    ĐNB Đông Nam Bộ
    ĐVT Đơn vị tính
    GTSX Giá trị sản xuất
    HCM Hồ Chí Minh
    HTX Hợp tác xã
    MNPB Miền núi phía Bắc
    NS Năng suất
    NTB Nam Trung Bộ
    KT – XH Kinh tế - xã hội
    SL Sản lượng
    TM – DV Thương mại – dịch vụ
    TN Tây Nguyên
    TP khác Thành phố khác
    Tr.đ Triệu đồng
    Tr.USD Triệu đô la
    UBND Ủy ban nhân dân
    ixPHẦN I: MỞ ĐẦU
    1.1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
    Rau quả là loại thức ăn thiết yếu của con người. Rau quả cung cấp cho con
    người nhiều vitamin và muối khoáng. Gluxit của rau quả chủ yếu là các thành phần
    đường dễ tiêu hóa. Hàm lượng chất đạm trong rau quả tuy ít nhưng có vai trò quan
    trọng trong trao đổi chất và dinh dưỡng. Chất béo trong rau quả không nhiều nhưng
    dễ tiêu và có những axit béo không thể thay thế được. Rau quả còn cung cấp cho cơ
    thể chất xơ, có tác dụng giải các độc tố phát sinh trong quá trình tiêu hóa thức ăn và
    có tác dụng chống táo bón . Do vậy, trong chế độ dinh dưỡng của con người, rau quả
    không thể thiếu và ngày càng quan trọng [30]. Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu
    quốc tế về chính sách đối với thực phẩm IFPRI (2002) và Trung tâm Tin học - Thống
    kê ICARD (2004), hầu hết các hộ đều tiêu thụ rau rất mạnh, và có tới 93% hộ tiêu thụ
    quả. Các loại rau quả được tiêu thụ rộng rãi nhất là rau muống (95% số hộ tiêu thụ), cà
    chua (88%) và chuối (87%) [29]. Hộ gia đình Việt Nam tiêu thụ trung bình 71 kg rau
    quả cho mỗi người mỗi năm, trong đó tiêu thụ rau chiếm tới 3/4 [31]. Những năm gần
    đây, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá, đời sống nhân dân được cải thiện, nhu cầu
    tiêu dùng rau quả ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng và chủng loại.
    Với truyền thống thâm canh trong nông nghiệp, Thái Bình không chỉ đạt
    năng suất lúa 12 - 13 tấn/ha (với sản lượng trên một triệu tấn/năm) mà còn là địa
    phương sản xuất rau màu với sản lượng lớn; mỗi năm tiêu thụ ở các tỉnh bạn
    400.000 - 500.000 tấn. Từ năm 2002 đến nay, diện tích rau hàng năm đạt 25.466 ha,
    cao nhất là hai năm 2004 và 2005: gần 28.000 ha. Chủng loại rau khá phong phú,
    các nhóm rau có chất lượng, giá trị kinh tế cao ngày càng được đưa vào sản xuất
    nhiều như: dưa chuột, dưa hấu, dưa gang, ớt, khoai tây xuân, cà chua, hành tỏi, bắp
    cải, cải cuốn, su hào . Điều đáng ghi nhận hơn là diện tích sản xuất rau tập trung
    (quy vùng 5 - 10 ha) 5 - 6 vụ/năm phân bố trên địa bàn hầu khắp các huyện, thành
    phố [25].
    Thành phố Thái Bình có hơn 140 ngàn dân, ngoài ra còn hàng chục ngàn
    công nhân đang làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp ở các khu công nghiệp và cụm
    công nghiệp. Hàng chục ngàn sinh viên đang học tại các trường đại học, cao đẳng,
    trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Do vậy, nhu cầu tiêu dùng các loại thực
    1phẩm trong đó có rau là lớn nhất trong tỉnh. Rau là những sản phẩm chủ yếu được
    sử dụng tươi có hàm lượng nước cao nên dễ bị thối, hỏng, dập nát. Tổ chức bảo quản
    tốt và tiêu thụ nhanh có ý nghĩa đảm bảo được chất lượng, giảm tỷ lệ hao hụt góp phần
    nâng cao hiệu quả kinh tế. Do nhận thức đúng vai trò của chợ trong quá trình phát triển
    kinh tế - xã hội và được sự quan tâm của các cấp, các ngành, các địa phương năm 2003
    Thái Bình đã triển khai thực hiện dự án quy hoạch phát triển mạng lưới chợ giai đoạn
    2003 – 2015 nhằm đáp ứng nhu cầu dân sinh, tiêu thụ hàng hóa nông sản thực phẩm
    góp phần đẩy mạnh sản xuất và phục vụ tốt đời sống nhân dân, bước đầu đã phát huy
    được những tác dụng tích cực. Mạng lưới chợ trên địa bàn đã phát triển khá nhanh
    chóng, đóng vai trò quan trọng trong việc lưu thông hàng hóa, phục vụ tốt sản xuất, đáp
    ứng nhu cầu dân sinh, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động, là nhân tố
    quan trọng đối với phát triển KT - XH và giao lưu văn hóa trong vùng, mang lại nguồn
    thu đáng kể cho ngân sách địa phương.
    Bên cạnh đó, mạng lưới chợ bán rau của Thái Bình còn nhiều vấn đề bất cập
    cần giải quyết. Đó là sự yếu kém về cơ sở vật chất, chợ tạm, chợ cóc còn tồn tại,
    chợ họp lấn chiếm vỉa hè không đảm bảo an toàn giao thông. Việc cung cấp và điều
    tiết rau trên địa bàn thành phố hiện tại chưa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về
    số lượng (lúc nhiều, lúc ít), chất lượng chưa đảm bảo. Sản phẩm rau tiêu thụ mang
    tính thời vụ, công tác bảo quản không cho phép kéo dài thời gian cung cấp rau do đó
    giá cả thường xuyên biến đổi. Thông tin về thị trường đối với những người tham gia
    không đồng đều, cấu trúc thị trường còn đơn giản, nhiều nơi tiêu thụ rau chỉ là hoạt
    động nhằm đáp ứng nhu cầu của cả người sản xuất và người tiêu dùng mà thiếu
    những quy định cụ thể.
    Vấn đề đặt ra là làm thế nào để khắc phục những tồn tại trên nhằm phát triển
    mạng lưới chợ bán rau trên địa bàn thành phố Thái Bình? Cho đến nay đã có nhiều
    công trình nghiên cứu về sản xuất và tiêu thụ rau nhưng những nghiên cứu về hoạt
    động buôn bán ở các chợ nói chung và chợ bán rau nói riêng còn rất ít cần được
    nghiên cứu tiếp, đặc biệt chưa có nghiên cứu nào được tiến hành ở thành phố Thái
    Bình. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu thực trạng mạng lưới chợ bán rau trên
    địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình” để nghiên cứu. Các câu hỏi được
    đặt ra cho nghiên cứu này là:
    2- Thực trạng hoạt động của mạng lưới chợ bán rau trên địa bàn thành phố
    Thái Bình những năm qua diễn ra như thế nào?
    - Mạng lưới chợ đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, giải quyết được đầu ra
    cho người sản xuất chưa?
    - Việc tổ chức, quản lý mạng lưới chợ bán rau đã hợp lý, hiệu quả chưa?
    - Những khó khăn, thuận lợi của các chợ bán rau trên địa bàn thành phố Thái
    Bình đang gặp phải là gì?
    - Những biện pháp nào cần được thực hiện nhằm ổn định, phát triển mạng
    lưới chợ bán rau trên địa bàn thành phố Thái Bình?
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu
    1.2.1 Mục tiêu chung
    Trên cơ sở đánh giá đúng đắn thực trạng mạng lưới chợ bán rau mà đề xuất
    định hướng một số biện pháp chủ yếu nhằm ổn định, phát triển các chợ bán rau trên
    địa bàn thành phố Thái Bình.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về mạng lưới chợ nói chung, chợ bán rau
    nói riêng.
    - Đánh giá thực trạng hoạt động của mạng lưới chợ bán rau trên địa bàn
    thành phố Thái Bình một số năm gần đây.
    - Phân tích những điểm mạnh yếu, cơ hội và thách thức của mạng lưới chợ
    bán rau ở thành phố Thái Bình.
    - Đề xuất biện pháp chủ yếu nhằm ổn định, phát triển các chợ bán rau trên
    địa bàn thành phố Thái Bình cho các năm tới.
    1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu chính: đề tài tập trung nghiên cứu các chợ có bán rau
    trên địa bàn thành phố Thái Bình.
    - Đối tượng nghiên cứu bổ sung: những loại rau chính, những người tham gia
    trên thị trường (người bán lẻ, người thu gom, người tiêu dùng .).
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
    - Về không gian: Đề tài nghiên cứu được tiến hành trên phạm vi thành phố
    Thái Bình, một số nội dung chuyên sâu được khảo sát ở một số chợ điển hình: chợ
    Đề Thám I, chợ Bồ Xuyên, chợ Quang Trung, chợ Tiền Phong, chợ Đậu.
    3- Về nội dung nghiên cứu:
    + Đề tài tập trung đánh giá thực trạng hoạt động mạng lưới chợ bán rau của
    thành phố Thái Bình.
    + Thông qua đó phân tích SWOT của các chợ nói chung và chợ bán rau nói
    riêng.
    + Đề xuất một số biện pháp chủ yếu nhằm ổn định, phát triển mạng lưới chợ
    bán rau trên địa bàn thành phố.
    - Về thời gian nghiên cứu:
    + Thông tin phục vụ cho việc đánh giá thực trạng hoạt động mạng lưới chợ
    được thu thập từ năm 2007 – 2009, một số nội dung chuyên sâu được khảo sát vào
    năm 2010.
    + Định hướng và biện pháp đến năm 2015.
     
Đang tải...