Luận Văn Nghiên cứu thực trạng hoạt động cũng như tình hình cạnh tranh trong tiêu thụ sản phẩm của Công ty kh

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Lan Chip, 19/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu
    Quá trình chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã và đang đặt ra những thách thức cùng những cơ hội phát triển cho tất cả các doanh nghiệp khác nhau đặc biệt là các doanh nghiệp quốc doanh.
    Vận hành theo cơ chế thị trường nghĩa là các doanh nghiệp phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt các quy luật khách quan của thị trường trong đó có quy luật cạnh tranh. Dưới tác động và yêu cầu của quy luật này, các doanh nghiệp phải vận dụng tối đa, linh hoạt và hợp thức các thủ pháp và nghệ thuật kinh doanh để đạt tới các lợi thế tương đối để tăng trưởng và phát triển cặp thị trường - sản phẩm, khách hàng tiềm năng - thị phần nhằm tối ưu hoá lợi nhuận mong muốn.
    Hậu quả tất yếu của động thái cạnh tranh này là một nhóm doanh nhgiệp do không hoà nhập hoặc xác định không đúng các thủ pháp cạnh tranh nên bị suy thoái, thậm chí phá sản và bị gạt ra khỏi thị trường, một số doanh nghiệp thích ứng được và vận dụng đồng bộ các thủ pháp cạnh tranh hợp lý thì không ngừng phát triển.
    Hiện nay, Việt nam đă tham gia Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEBT) để thành lập khu vực mậu dịch tự do của ASEAN (AFTA) vào năm 2003, đã tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á-Thái Bình Dương (APEC) và đang xúc tiến xin gia nhập tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Những sự kiện trên cũng có nghĩa là trong thời gian tới, doanh nghiệp Việt Nam nói chung không những chỉ cạnh tranh với nhau ở trong nước mà còn phải trực diện cạnh tranh với các doanh nghiệp ở nước ngoài.
    Thực tế trong lĩnh vực sản xuất khoá và máy móc thiết bị đã phản ánh đầy đủ và điển hình các yếu tố của môi trường kinh doanh trong cơ chế cạnh tranh.
    Công ty khoá Minh khai là một Công ty kinh doanh trong lĩnh vực này, do vậy đòi hỏi phải có những biện pháp thiết thực để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển ngày một vững mạnh.
    Vấn đề này được quan tâm nghiên cứu trên cơ sở tổng hợp các nguyên lý kinh doanh trong tình hình cạnh tranh nhằm nghiên cứu thực trạng hoạt động cũng như tình hình cạnh tranh trong tiêu thụ sản phẩm của Công ty khoá Minh Khai.
    Bài viết này được chia thành 3 phần chính:
    Phần I: Những vấn đề lý luận về nâng cao khả năng cạnh tranh trong tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
    Phần II: thực trạng khả năng cạnh tranh trong tiêu thụ sản phẩm của công ty khoá minh khai.
    Phần III: một số giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh trong tiêu thụ sản phẩm của công ty khoá minh khai

    mục lục
    Lời mở đầu 1
    Phần I: Những vấn đề lý luận về khả năng cạnh tranh trong tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 3
    I. Vai trò và loại hình Cạnh tranh của Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 3
    1. Khái niệm cạnh tranh của Doanh nghiệp 3
    2. Vai trò của cạnh tranh giữa các doanh nghiệp 4
    3. Các loại hình cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường: 5
    4. Mối quan hệ giữa cạnh tranh và hợp tác: 6
    II. Các công cụ cạnh tranh chủ yếu: 6
    1. Cạnh tranh bằng sự đa dạng hoá: 7
    2. Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm: 8
    3. Cạnh tranh bằng giá cả. 8
    4. Cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm: 10
    III. sự cần thiết của việc nâng cao khả năng cạnh tranh trong tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. 12
    1. Khả năng cạnh tranh và nâng cao khả năng cạnh tranh
    của doanh nghiệp. 12
    2. Tính tất yếu của nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 13
    Phần II: thực trạng khả năng cạnh tranh trong tiêu thụ sản phẩm của công ty khoá minh khai 15
    I. Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khoá minh khai. 15
    1. Quá trình hình thành và phát triển. 15
    2. Bộ máy tổ chức và lao động. 18
    3. Máy móc thiết bị và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 23
    4. Về nguyên vật liệu chính mà Công ty đã và đang sử dụng. 25
    5. Sản phẩm và thị trường 26
    6. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong nhũng năm gần đây: 28
    II. khả năng cạnh tranh trong tiêu thụ sản phẩm của công ty khoá minh khai trong những năm qua. 31
    1. Sản phẩm và chất lượng sản phẩm. 31
    2. Giá bán. 33
    3. Công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm. 36
    4. Các hoạt động quảng cáo-tiếp thị, yểm trợ bán hàng. 38
    5. Các công cụ cạnh tranh khác. 39
    III. các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trong tiêu thụ sản phẩm của công ty khoá minh khai. 40
    1. Các yếu tố bên ngoài. 40
    2. Các yếu tố bên trong Công ty. 44
    iv. đánh giá chung về khả năng cạnh tranh trong tiêu thụ sản phẩm của công ty. 45
    1. Những kết quả đạt được: 45
    2. Giá bán và các chính sách hỗ trợ bán hàng: 46
    3. Tồn tại. 47
    Phần III: một số giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh trong tiêu thụ sản phẩm của công ty khoá minh khai 49
    I. đa dạng hoá sản phẩm. 50
    1. Đa dạng hoá chủng loại sản phẩm. 50
    2. Đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh: 50
    II. các biện pháp nâng cao chất lượng. 51
    1. Sự cần thiết của công tác nâng cao chất lượng sản phẩm : 51
    2. Nội dung của những biện pháp 51
    III. tăng cường hoạt động Marketing và hoàn thiện hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm. 53
    1. Sự cần thiết của giải pháp: 53
    2. Nội dung của giải pháp: 53
    iv. hoàn thiện tổ chức hệ thống bán hàng 58
    kết luận 59
    tài liệu tham khảo 60
    [charge=150]http://up.4share.vn/f/26171f1315171113/TM134.DOC.file[/charge]
     
Đang tải...