Tiến Sĩ Nghiên cứu thực trạng hen phế quản ở học sinh tiểu học, trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên năm họ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 9/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
    NĂM 2010



    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ .1
    Chương 1 TỔNG QUAN .3
    1.1 Dịch tễ học về hen phế quản .3
    1.2 Các yếu tố nguy cơ gây HPQ .7
    1.3 Chẩn đoán hen phế quản .18
    1.4 Điều trị dự phòng (kiểm soát) HPQ 22

    Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. .32
    2.1 Đối tượng nghiên cứu 32
    2.2 Thời gian nghiên cứu: 32
    2.3 Địa điểm nghiên cứu: .32
    2.4 Phương pháp nghiên cứu 32
    2.5 Các chỉ tiêu nghiên cứu 37
    2.6 Tiêu chuẩn chẩn đoán HPQ theo GINA 2004 41
    2.7 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân can thiệp 42
    2.8 Tiêu chuẩn loại trừ .42
    2.9 Nội dung can thiệp .42
    2.10 Công cụ và vật liệu nghiên cứu 47
    2.11 Phương pháp và kỹ thuật thu thập số liệu 48
    2.12 Phương pháp khống chế sai số 52
    2.13 Xử lý số liệu .53
    2.14 Đạo đức nghiên cứu: 53

    Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 54
    3.1 Thực trạng hen phế quản 54
    3.2 Một số yếu tố nguy cơ gây HPQ 57
    3.3 Hiệu quả kiểm soát HPQ bằng ICS + LABA (seretide) .60

    Chương 4 BÀN LUẬN 73
    4.1. Tỷ lệ HPQ 73
    4.2 Yếu tố nguy cơ gây HPQ 77
    4.3 Hiệu quả can thiệp .88
    KẾT LUẬN .105
    KHUYẾN NGHỊ 107
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .108

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Hen phế quản là bệnh khá phổ biến trong các bệnh đường hô hấp ở
    nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây
    nên và có xu hướng ngày càng tăng. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới
    2004, trên thế giới có hơn 300 triệu người bệnh hen phế quản, với 6-8% người
    lớn, hơn 10% ở trẻ em dưới 15 tuổi, ước tính đến năm 2025 con số này tăng
    lên đến 400 triệu người [89].
    Sự gia tăng nhanh chóng của hen phế quản ở khắp các châu lục trên thế
    giới được GINA (Global Initiative for Asthma) 2004 thông báo: Vương Quốc
    Anh, nước cộng hòa Ailen có tỷ lệ hen phế quản cao nhất thế giới 16,1%, tỷ lệ
    hen phế quản hiện nay cao gấp 5 lần so với 25 năm trước; tại châu Đại Dương
    tỷ lệ hen phế quản 14,6% tăng nhanh trong thập kỷ qua; ở Bắc Mỹ 11,2%, tỷ
    lệ hen phế quản ở trẻ em và thanh thiếu niên tăng từ 25-75% trong mỗi thập
    kỷ từ năm 1960 đến nay; Nam châu Phi tỷ lệ hen phế quản 8,1% vùng Nam
    Phi cao hơn các vùng khác của châu Phi . [89].
    Khu vực Đông Nam Á - Tây Thái Bình Dương, tình hình hen phế quản
    trẻ em trong 10 năm (1984-1994) tăng lên đáng kể: Nhật Bản từ 0,7%-8%,
    Xingapo từ 5-20%, Inđônêsia 2,3-9,8%, Philippin 6-18,8% [6].
    Ở Việt Nam tuy chưa có thống kê đầy đủ, theo công bố của một số tác
    giả cho thấy tỷ lệ hen phế quản cũng gia tăng nhanh chóng năm 1998 tỷ lệ
    hen phế quản ở trẻ em dưới 15 tuổi là 2,7% [21], năm 2002 là 9,3% [27], năm
    2005, 2006 là 10,42% [34] và 8,74% [14].
    Thiệt hại do hen phế quản gây ra không chỉ là các chi phí trực tiếp cho điều trị
    mà còn làm giảm khả năng lao động, gia tăng các trường hợp nghỉ học, nghỉ làm và
    ảnh hưởng đến hoạt động thể lực. Nghiên cứu của AIRIAP (Asthma Insights and
    Reality in Asia- Pacific) về tình hình hen phế quản tại châu Á- Thái Bình Dương năm
    2000 cho thấy: tỷ lệ bệnh nhân nghỉ học, nghỉ làm trong một năm là 30-32%,
    (ở Việt Nam là 16-34%); tỷ lệ nhập viện cấp cứu trong năm là 34%, (trong đó
    Việt Nam là 48%); bệnh nhân mất ngủ trong 4 tuần qua là 47%, (Việt Nam là
    71%) [79].
    Thời gian qua, việc phòng và điều trị hen phế quản theo hướng dẫn của
    GINA đã đạt được nhiều kết quả do hiểu rõ cơ chế bệnh sinh của hen phế quản,
    nhận diện và phòng tránh các yếu tố nguy cơ gây hen phế quản sớm, đặc biệt là
    nâng cao việc kiểm soát bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh
    [66]. Tuy nhiên, theo báo cáo của nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài
    nước về thực trạng kiểm soát và điều trị hen phế quản vẫn còn nhiều thiếu sót,
    nhiều bệnh nhân được chẩn đoán hen phế quản chỉ được điều trị cắt cơn mà
    không được điều trị dự phòng nên cơn hen phế quản tái phát nhiều lần khiến
    bệnh ngày càng nặng, chi phí cho điều trị tốn kém, tăng tỷ lệ nhập viện cấp
    cứu, hiệu quả điều trị không cao [20], [79], [95], [103].
    Thái Nguyên là một thành phố công nghiệp, nằm trong khu vực miền
    núi phía Bắc, trong những năm qua cùng với sự phát triển chung của đất
    nước, quá trình đô thị hoá, công nghiệp hóa diễn ra khá nhanh chóng. Tỷ lệ
    hen phế quản và các yếu tố nguy cơ gây hen phế quản ở đây như thế nào?
    Hiệu quả kiểm soát hen phế quản bằng ICS + LABA ở đây ra sao? Để trả lời
    những câu hỏi này, chúng tôi tiến hành đề tài nhằm 3 mục tiêu sau:
    1. Mô tả thực trạng hen phế quản ở học sinh tiểu học, trung học cơ sở
    thành phố Thái Nguyên năm học 2007-2008.
    2. Xác định một số yếu tố nguy cơ gây hen phế quản ở học sinh tiểu
    học, trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên.
    3. Đánh giá hiệu quả kiểm soát hen phế quản ở học sinh tiểu học,
    trung học thành phố Thái Nguyên bằng ICS + LABA (Seretide).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...