Nghiên cứu thực trạng giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học qua hoạt động ngoại khóa

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THÔNG TIN CHUNG

    Chủ nhiệm đề tài: ThS. Vũ Minh Tuấn
    Đơn vị công tác: Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình.
    Thành viên: ThS. Lê Xuân Phán; ThS. Phạm Thu Hà.
    Thời gian thực hiện: Từ 12/2009 đến 12/2010

    Mục tiêu nghiên cứu

    Làm rõ thực trạng giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học qua hoạt động ngoại khóa (HĐNK) ở nhà trường tiểu học, đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học qua HĐNK.

    Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lí luận; Phương pháp nghiên cứu thực tiễn; Phương pháp thống kê toán học.

    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    1/ Về lí luận

    Đề tài đề cập đến khái niệm HVĐĐ theo từ điển Tiếng Việt, theo từ điển tâm lý học Theo từ điển Giáo dục thì hành vi - phản ứng và hành động của con người và động vật thể hiện các quan hệ với môi trường bên ngoài. Hành vi của con người là hệ thống các hành động của một nhân cách có ý thức, trong đó thể hiện trước hết những mỗi quan hệ của con người với môi trường xã hội. Hành vi của động vật mang tính chất sinh lý, vì con vật chỉ có khả năng thích nghi với điều kiện của môi trường.

    Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội được biểu hiện dưới dạng các quy tắc, chuẩn mực hành vi của con người trong các mối quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc, với cộng đồng và với môi sinh.

    HVĐĐ bao gồm những yếu tố, hành động đem lại những kết quả có ý nghĩa đạo đức, tư cách là mặt biểu hiện bên ngoài, và thái độ (mục đích, động cơ) thấm nhuần ý thức đạo đức, với tư cách là mặt kích thích bên trong.

    Đề tài cũng đề cấp tới khái niệm giáo dục theo nghĩa rộng và giáo dục theo nghĩa hẹp.

    Giáo dục đạo đức là bộ phận hợp thành của nội dung giáo dục toàn diện nhằm giúp thế hệ trẻ hình thành lý tưởng, ý thức và tình cảm đạo đức, tạo nên những hành vi và thói quen HVĐĐ của con người mới, XHCN thể hiện ở những phẩm chất đạo đức.

    Giáo dục HVĐĐ là tổ chức cho HS lặp đi, lặp lại nhiều lần những thao tác, hành động đạo đức trong học tập, sinh hoạt, trong cuộc sống nhằm có được HVĐĐ đúng đắn và từ đó có thói quen đạo đức bền vững.giáo dục.

    Đề tài cũng đề cập đến các khái niệm về hình thức tổ chức dạy học, hoạt động ngoại khóa, quan niệm về giáo dục HVĐĐ cho HS tiểu học qua HĐNK.

    2/ Về thực tiễn

    Đề tài tiến hành khảo sát trên mẫu 268 GV tiểu học và cán bộ quản lý, 20 HS lớp 4 trên địa bàn 3 tỉnh (Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nội), thời gian và 2 năm học 2008-2009 và 2009-2010.

    Kết quả khảo sát cho thấy: 1/ Tất cả GV đều nhận thức được vai trò của HĐNK có tác dụng rất lớn trong HVĐĐ cho HS, tuy nhiên GV còn ngại tổ chức vì sợ ảnh hưởng đến các môn học như Toán, Tiếng Việt hoặc GV chỉ tổ chức HHNK khi có yêu cầu của nhà trường; 2/ Nguyên nhân dẫn đến việc hạn chế các HĐNK nhằm giáo dục HVĐĐ cho HS tiểu học còn hạn chế là do thiếu điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, thiếu sự quan tâm của các cấp quản lý giáo dục, và quan trọng hơn cả là GV chưa biết cách thiết kế HĐNK.

    Qua nghiên cứu, đề tài có đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao việc giáo dục HVĐĐ cho HS tiểu học qua HĐNK:

    - Quy trình tổ chức hoạt động hành vi đạo đức cho HS tiểu học qua HĐNK: 1/ Bước 1: Chuẩn bị- Lập kế hoạch, thiết kế hoạt động, xác định mục tiêu hoạt động (tri thức, thái độ, hành vi, thói quen hành vi), xác định yêu cầu, nội dung hoạt động, dự kiến, liên hệ với các lực lượng tham gia, thống nhất ý tưởng, phân công trách nhiệm, xác định chuẩn bị các điều kiện cần thiết; 2/ Bước 2- Tiến hành- hoạt động triển khải những kế hoạch đã được xác định ở bước 1. Trong quá trình thực hiện hoạt động, GV đóng vai trò là người tổ chức, điều khiển hoạt động, HS là người tích cực chủ động sáng tạo trong việc thực hiện hoạt động, các lực lượng khác hỗ trợ, giám sát bảo đảm sự an toàn cho HS trong quá trình tham gia hoạt động; 3/ Bước 3 – Đánh giá hoạt động – GV cần xác định mục tiêu đánh giá, nội dung và lực lượng tham gia đánh giá, phương thức đánh giá và công cụ đánh giá.

    - Hình thức tổ chức: 1/ Tham gia hoạt động nhân đạo với mục đích giúp HS vận dụng những kiến thức đã học, qua đó thực hiện những hành vi đạo đức như chia sẻ cảm thông, giúp đỡ, động viên những người khuyết tật .; 2/ Lao động công ích với mục đích giúp HS vận dụng những kiến thức đã học ở lớp 4, lớp 5 để tham gia vào các hoạt động lao động nhằm phục vụ lợi ích cộng đồng, qua đó HS thực hiện những hành vi đạo đức thể hiện sống có trách nhiệm, nghĩa vụ với cộng đồng, với môi sinh, với những người xung quanh; 3/ Văn nghệ với mục đích giúp HS vận dụng, liên hệ những nội dung đã học để thực hiện các tiết mục văn nghệ với mục đích tri ân, tưởng nhớ hoặc đem lại niềm vui cho người khác, cộng động và những người xung quanh; 4/ Đền ơn đáp nghĩa – với mục đích giúp HS vận dụng, liên hệ những nội dung đã học để thực hiện các hoạt động tri ân, tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ, các thương bệnh binh, gia đình chính sách, những người có công sinh thành nuôi dưỡng mình; 5/ Giao lưu – giúp HS vận dụng những kiên sthuwcs đã học để tham gia các hoạt động thể hiện sự khích lệ, động viên, chia sẻ với những đối tượng liên quan; 6/ Thể dục thể thao – Giúp HS tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao nhằm kỉ niệm những ngày lễ lớn của đất nước ; 7/ Tuyên truyền – giúp HS tổ chức, tham gia vào cá hoạt động tuyên truyền nhằm tác động đến bản thân, cộng đồng những thông tin mang tính thời sự, những yêu cầu thực hiện hoặc không thực hiện những hành vi cụ thể nhằm mang lại những nét văn minh, hành vi văn hóa cho xã hội.

    - Điều kiện cơ bản đảm bảo cho việc tổ chức HĐNK để giáo dục HVĐĐ cho HS tiểu học: 1/ Các điều kiện chủ quan như công tác quản lí, chỉ đạo, đội ngũ giáo viên tiểu học, học sinh tiểu học, cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường tiểu học, sự phối hợp các lực lương giáo dục trong nhà trường; 2/ Các điều kiện khách quan như yếu tố gia đình, yếu tố xã hội.
    Với kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu kết luận: Giáo dục HVĐĐ qua HĐNK là con đường quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục HVĐĐ cho HS tiểu học. Hiện nay, thực tiễn này ở trường tiểu học còn đang bỏ ngỏ và cần được phát huy việc tổ chức các hoạt động giáo dục này để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho HS.

    3/ Một số khuyến nghị

    Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị:

    - Đối với các cấp quản lý ngành giáo dục: 1/ Công tác đào tạo bồi dưỡng-Với tư cách là nhà giáo dục, giáo viên phải thực sự đóng vai trò chủ đạo trong quá trình tổ chức các HĐNK. Để làm được điều đó, GV phải được đào tạo bồi dưỡng thường xuyên về công tác giáo dục, kĩ năng nghiệp vụ tổ chức HĐNK. Vì vậy, cần phải đưa nội dung chương trình đào tạo về HĐNK vào chương trình đào tạo GV tiểu học. Các Sở Giáo dục và Đào tạo cần thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về HĐNK, giáo dục đạo đức, giáo dục hành vi đạo đức (HVĐĐ) cho GV và cán bộ quản lý; 2/ Điều kiện vật chất kĩ thuật - Về tài chính, cần huy động nhiều nguồn kinh phí trong việc phối hợp thực hiện các HĐNK nhằm giáo dục HVĐĐ cho học sinh, tạo điều kiện để những hoạt động của HS hướng đến cộng đồng đạt hiệu quả cao. Về thông tin tư liệu, cần biên soạn giáo trình và tài liệu tham khảo để GV có điều kiện tham khảo, vận dụng. Về cơ sở vật chất, Cần đầu tư cơ sở vật chất tối thiểu ở các trường tiểu học để GV có điều kiện thực hiện việc tổ chứ HĐNK.

    - Đối với trường tiểu học: 1/ Ban Giám hiệu – Ban Giám hiệu trường tiểu học đóng vai trò quan trọng trong việc động viên, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện giáo dục HVĐĐ của GV và HS. Ban Giám hiệu cần quan tâm đúng mức việc giáo dục HVĐĐ cho HS và tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất để GV có điều kiện đa dạng các hình thức giáo dục trong đó có HĐNK, xem đây là tiêu chí đánh giá GV về thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho HS; 2/ Giáo viên – Giáo viên là người trực tiếp mang lại cho HS những giá trị mới về giáo dục HVĐĐ, do đó cần có sự chuyển biến về nhận thức và hành động trong việc lực chọn nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức HĐNK cho các em. GV phải không ngừng tự học, tự nghiên cứu để cập nhật và đáp ứng được những đòi hỏi của công tác giáo dục trong đó có giáo dục HVĐĐ, và việc tổ chức các hoạt động giáo dục nói chung và tổ chức HĐNK nói riêng; 3/ Kết hợp chặt chẽ các nội dung giáo dục trong chương trình nội khóa với chương trình HĐNK về giáo dục HVĐĐ. Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, địa phương, các cơ quan, tổ chức, gia đình để tổ chức cho HS tham gia vào các hoạt động có hiệu quả và thể hiện được HVĐĐ của mình.

    TỪ KHÓA: 1/Đạo đức; 2/Hành vi đạo đức; 3/Tiểu học.
     
    Chi tiết xin liên hệ: Phòng Thư viện, số điện thoại: 04-39423754 hoặc theo địa chỉ thư điện tử: [email protected] 

    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...