Tiến Sĩ Nghiên cứu thực trạng dạy-học môn Đạo đức y học trong đào tạo bác sĩ tại các trường Đại học Y và đán

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 16/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ
    NĂM 2013

    MỤC LỤC
    Trang
    Lời cảm ơn
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các chữ viết tắt trong luận án
    Danh mục các bảng và biểu đồ

    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
    3
    1.1. Khái quát lịch sử phát triển của đạo đức y học
    1.1.1. Định nghĩa đạo đức và đạo đức y học
    1.1.2. Các yếu tố chi phối đạo đức và đạo đức y học .
    1.1.3. Một số mốc thời gian quan trọng trong lịch sử phát triển của đạo đức y học
    1.2. Bốn nguyên lý cơ bản của đạo đức y học .
    1.2.1. Tôn trọng quyền tự chủ
    1.2.2. Lòng nhân ái
    1.2.3. Không làm việc có hại .
    1.2.4. Công bằng
    1.3. Đạo đức y học trong đào tạo y khoa .
    1.3.1. Khuyến nghị dạy-học đạo đức y học của các tổ chức quốc tế và một số quốc gia .
    1.3.2. Đào tạo ĐĐYH tại các nước trên thế giới và Việt Nam
    1.3.3. Kết quả nghiên cứu về dạy-học đạo đức y học tại các nước trên thế giới và Việt Nam 3
    CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
    2.1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu .
    2.2. Phương pháp nghiên cứu
    2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
    2.2.2. Cỡ mẫu .
    2.2.3. Chọn mẫu
    2.3. Nội dung và các biến số nghiên cứu .
    2.3.1. Mục tiêu 1. Nghiên cứu thực trạng dạy-học đạo đức y học trong đào tạo bác sĩ tại tám trường Đại học Y năm học 2009-2010
    2.3.2. Mục tiêu 2. Đề xuất chương trình, tài liệu, phương pháp dạy-học, phương pháp lượng giá môn Đạo đức y học .
    2.3.3. Mục tiêu 3. Đánh giá kết quả can thiệp thử nghiệm tại hai trường Đại học Y Hà Nội và Đại học Y Thái Nguyên
    2.4. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu
    2.4.1. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu cho nghiên cứu mô tả thực trạng .
    2.4.2. Phương pháp sử dụng cho đề xuất giải pháp can thiệp .
    2.4.3. Kỹ thuật, công cụ thu thập số liệu cho nghiên cứu can thiệp thử nghiệm
    2.5. Các bước thực hiện nghiên cứu
    2.6. Sai số và khống chế sai số .
    2.7. Xử lý và phân tích số liệu
    2.8. Đạo đức trong nghiên cứu .
    2.9. Sơ đồ nghiên cứu 44
    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 59
    3.1. Thực trạng dạy-học đạo đức y học trong đào tạo bác sĩ tại tám trường Đại học Y năm học 2009-2010
    3.1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu .
    3.1.2. Hiểu biết của sinh viên và nguồn thông tin về Đạo đức y học
    3.1.3. Chương trình, tài liệu, phương pháp dạy-học và phương pháp lượng giá môn Đạo đức y học tại tám trường Đại học Y .
    3.1.4. Mong muốn của sinh viên và giảng viên về dạy-học Đạo đức y học
    3.2. Chương trình, tài liệu, phương pháp dạy-học, phương pháp lượng giá môn Đạo đức y học .
    3.2.1. Chương trình và tài liệu môn Đạo đức y học
    3.2.2. Phương pháp dạy-học môn Đạo đức y học
    3.2.3. Phương pháp lượng giá môn Đạo đức y học .
    3.3. Kết quả can thiệp thử nghiệm tại hai trường Đại học Y Hà Nội và Đại học Y Thái Nguyên
    3.3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu .
    3.3.2. Hiểu biết của sinh viên và nguồn thông tin về Đạo đức y học .
    3.3.3. Chương trình và nội dung dạy-học môn Đạo đức y học
    3.3.4. Phương pháp dạy-học
    3.3.5. Phương pháp lượng giá
    CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 96
    4.1. Thực trạng dạy-học đạo đức y học trong đào tạo bác sĩ tại tám trường Đại học Y năm học 2009-2010
    4.1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu .
    4.1.2. Hiểu biết của sinh viên và nguồn thông tin về Đạo đức y học
    4.1.3. Chương trình, tài liệu, phương pháp dạy-học và phương pháp lượng giá môn Đạo đức y học tại tám trường Đại học Y
    4.1.4. Mong muốn của sinh viên và giảng viên về dạy-học Đạo đức y học
    4.2. Chương trình, tài liệu, phương pháp dạy-học, phương pháp lượng giá môn Đạo đức y học .
    4.2.1. Chương trình và tài liệu môn Đạo đức y học
    4.2.2. Phương pháp dạy-học môn Đạo đức y học
    4.2.3. Phương pháp lượng giá môn Đạo đức y học .
    4.3. Kết quả can thiệp thử nghiệm tại hai trường Đại học Y Hà Nội và Đại học Y Thái Nguyên
    4.3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu .
    4.3.2. Hiểu biết của sinh viên và nguồn thông tin về đạo đức y học
    4.3.3. Chương trình và nội dung dạy-học môn Đạo đức y học
    4.3.4. Phương pháp dạy-học
    4.3.5. Phương pháp lượng giá .
    4.4. Một số hạn chế của nghiên cứu
    KẾT LUẬN . 139
    KHUYẾN NGHỊ 141
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN VỚI ĐỀ TÀI 142
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 143
    PHỤ LỤC 154
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Trách nhiệm cao cả của các nhân viên y tế là chăm sóc sức khỏe con người, vì lợi ích chung của cộng đồng và xã hội. Từ nhiều năm nay, các tổ chức quốc tế nói chung và y học nói riêng trên thế giới như Hội Y học Thế giới, Liên hiệp quốc, Hội đồng Điều dưỡng quốc tế, Tổ chức Y tế Thế giới, Tổ chức quốc tế về Giáo dục-Khoa học-Văn hóa đã phê chuẩn, tuyên bố và điều chỉnh nhiều quy định liên quan đến các nguyên lý và tiêu chí đạo đức trong thực hành và nghiên cứu y học như Quyền con người; Thực hành y học tốt; Trách nhiệm chuyên môn và quan hệ với đồng nghiệp của người điều dưỡng; Quyền của người bệnh [69],[70],[78],[90][106],[111],[112],[123].
    Ở Việt Nam, năm 1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết trong ‘Thư gửi Hội nghị cán bộ y tế’ rằng “Lương y như từ mẫu” [16]. Năm 1989, Quốc hội Việt Nam đã thông qua ‘Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân’ [25] và Bộ Y tế đã đưa ra quy định về việc thực hiện ‘12 điều y đức’ [4]. Mặc dù đây là một trong những tiêu chuẩn quan trọng của người thầy thuốc được nhà nước và xã hội quan tâm, nhưng cho đến nay, bên cạnh những thành tựu mà ngành y học Việt Nam đã đạt được trong nhiều năm qua, thì y đức vẫn còn là một vấn đề rất cần được cải thiện để phù hợp với sự phát triển của y học thực hành và đáp ứng mong đợi của cộng đồng.
    Nghiên cứu về đạo đức y học trên thế giới đã được thực hiện tại nhiều nước ở khắp các châu lục, trong nhiều lĩnh vực như: thực hành lâm sàng; nghiên cứu khoa học; đào tạo y khoa Các nghiên cứu đều khuyến nghị sự cần thiết phải đào tạo về đạo đức y học cho sinh viên trong chương trình chính khóa tại các trường Đại học Y [55],[57],[60],[63],[76],[84],[86].
    Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu thực
    trạng nhận thức và thực hành y đức của bác sĩ ở ba tuyến bệnh viện huyện, tỉnh và trung ương” cho thấy: với 321 sinh viên của năm trường Đại học Y trong nghiên cứu, chỉ có 18,9% sinh viên năm thứ ba và 9,4% sinh viên năm thứ sáu được học môn Đạo đức y học tại trường. 98,7% sinh viên trả lời “Cần và rất cần được học Đạo đức y học trong chương trình chính khóa”. Với 704 bác sĩ đang làm việc tại 14 bệnh viện trong nghiên cứu, hiểu biết về đạo đức y học của các bác sĩ rất chung chung và 86,9% bác sĩ cho rằng “Cần thiết đào tạo lại đạo đức y học cho nhân viên y tế” [23].
    “Chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa” tại các trường Đại học Y của Việt Nam có môn học “Tâm lý và y đức” [1]. Nhu cầu học tập đạo đức y học của sinh viên và các bác sĩ là bằng chứng đã được chứng minh qua nghiên cứu. Vậy, đạo đức y học đã được dạy-học như thế nào tại các trường Đại học Y? Liệu các sinh viên y khoa có được đào tạo đầy đủ về đạo đức y học trước khi tốt nghiệp hay không? . Để trà lời những câu hỏi này, đòi hỏi phải có những nghiên cứu riêng về đạo đức y học.
    Từ yêu cầu cấp thiết này, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu thực trạng dạy-học môn Đạo đức y học trong đào tạo bác sĩ tại các trường Đại học Y và đánh giá kết quả can thiệp thử nghiệm với ba mục tiêu:
    1. Mô tả thực trạng dạy-học đạo đức y học trong đào tạo bác sĩ tại tám trường Đại học Y năm học 2009-2010.
    2. Đề xuất chương trình, tài liệu, phương pháp dạy-học và phương pháp lượng giá môn Đạo đức y học.
    3. Đánh giá kết quả can thiệp thử nghiệm tại trường Đại học Y Hà Nội và Đại học Y Thái Nguyên.
     
Đang tải...