Luận Văn Nghiên cứu thực trạng cây xanh đường phố tại quận Liên Chiểu – TP. Đà Nẵng nhằm đề ra giải pháp phát

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Nghiên cứu thực trạng cây xanh đường phố tại quận Liên Chiểu – TP. Đà Nẵng nhằm đề ra giải pháp phát triển bền vững




    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    1.1. Lược sử nghiên cứu cây xanh đường phố 4
    1.1.1. Giới thiệu về cây xanh đô thị . 4
    1.1.1.1. Khái niệm về cây xanh đô thị 4
    1.1.1.2. Phân loại cây xanh đường phố 5
    1.1.1.3. Vai trò của cây xanh đường phố 5
    1.1.2. Tiêu chuẩn cây xanh đường phố 8
    1.1.3. Kĩ thuật trồng cây xanh đường phố 10
    1.1.3.1. Một số yêu cầu trong khi trồng cây xanh trên đường phố 10
    1.1.3.2. Những kĩ thuật cụ thể khi trồng cây xanh trên đường phố . 11
    1.1.3.3. Kĩ thuật chăm sóc cây xanh đường phố 12
    1.1.4. Tổng quan về tình hình nghiên cứu cây xanh đường phố . 13
    1.1.4.1. Tình hình nghiên cứu cây xanh đường phố trên thế giới . 13
    1.1.4.2. Tình hình nghiên cứu cây xanh đường phố ở Việt Nam . 16
    1.1.4.3. Tình hình nghiên cứu cây xanh đường phố ở Thành phố Đà Nẵng 17
    1.2. Đặc điểm khu vực nghiên cứu . 18
    1.2.1. Điều kiện tự nhiên . 18
    1.2.2. Tình hình kinh tế, xã hội 19
    1.2.3. Cơ sở hạ tầng, giao thông . 20
    CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG ĐỊA ĐIỂM THỜI GIAN NỘI
    DUNG
    VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 22
    2.1. Đối tượng nghiên cứu . 22
    2.2. Địa điểm nghiên cứu . 22
    2.3. Thời gian nghiên cứu 22
    2.4. Nội dung nghiên cứu 22
    2.5. Phương pháp nghiên cứu 22
    59
    2.5.1. Phương pháp kế thừa có chọn lọc . 22
    2.5.2. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. . 23
    2.5.3. Phương pháp khảo sát thực địa 23
    2.5.3.1. Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa 23
    2.5.3.2. Phương pháp xử lý và bảo quản mẫu . 23
    2.5.3.3. Phương pháp giám định tên cây 24
    2.5.3.4. Phương pháp lập danh lục . 24
    2.5.4. Phương pháp xử lí số liệu. . 24
    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
    3.1. Kết quả điều tra thành phần loài cây xanh đường phố quận Liên Chiểu – Tp Đà
    Nẵng 25
    3.1.1. Thành phần loài cây xanh đường phố quận Liên Chiểu 25
    3.1.2. Nhận xét về tính đa dạng của cây xanh đường phố tại Quận Liên Chiểu 27
    3.1.3. Mô tả đặc điểm của một số loài cây xanh đường phố trên địa bàn quận Liên
    Chiểu - Tp Đà Nẵng 28
    3.1.3.1. Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum Back.) 28
    3.1.3.2. Bàng (Terminalia catappa L.) . 29
    3.1.3.3. Trứng cá (Muntingia calabura L.) 30
    3.1.3.4. Muồng tím (Samanea siamea Merr.) 31
    3.1.3.5. Sao đen (Hopea odorata Roxb.) 32
    3.1.3.6. Cây Sấu (Dracontomelon dao Merr.) 33
    3.1.3.7. Viết (Mimusops elengi L.) . 34
    3.1.3.8. Xà cừ (Khaya senegalensis Tuss.) . 35
    3.1.3.9. Sữa (Alstonia scholaris L.) . 36
    3.1.3.10. Bằng lăng tím (Lagerstroemia reginae Roxb.) 37
    3.2. Kết quả điều tra về số lượng, sự phân bố và tình hình phát triển các loại cây
    xanh đường phố trên địa bàn quận Liên Chiểu – Tp Đà Nẵng . 38
    3.2.1. Số lượng các loài cây xanh đường phố trên đại bàn quận Liên Chiểu – Tp
    Đà Nẵng 38
    3.2.2. Tình hình phát triển của hệ thống cây xanh đường phố trên địa bàn
    quận Liên Chiểu – TP Đà Nẵng 41
    60
    3.2.3. Phân loại theo cấp độ cây xanh đường phố của quận Liên Chiểu –
    TP Đà Nẵng . 43
    3.3. Các nhân tố tác động đến hệ thống cây xanh đường phố quận Liên Chiểu – TP
    Đà Nẵng 46
    3.3.1. Tác động của thiên nhiên . 46
    3.3.2. Tác động từ các hoạt động của con người 48
    3.4. Đề ra giải pháp phát triển bền vững hệ thống cây xanh đường phố quận Liên
    Chiểu – TP Đà Nẵng 50
    3.4.1 Giải pháp giáo dục 50
    3.4.2. Giải pháp quản lý - quy hoạch . 50
    3.4.3. Giải pháp kỹ thuật 52
    3.4.4. Giải pháp công nghệ 53
    CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 54
    1. Kết luận . 54
    2. Kiến nghị . 55
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 56




    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Cây xanh là một yếu tố tạo nên diện mạo và đời sống đô thị. Trong nhiều
    trường hợp, niềm tự hào của công dân về thành phố không phải là tăng trưởng kinh
    tế, công trình cao tầng mà lại là cây xanh. Càng ngày người ta càng khám phá ra các
    gíá trị khác của cây xanh trên tất cả các phương diện sinh học, kỹ thuật, kinh tế và
    văn hoá xã hội. Ngoài các giá trị đã được biết đến như cung cấp ô-xy, ngăn và lọc
    bụi, giảm tiếng ồn, tạo ra vi khí hậu, còn rất nhiều giá trị khác mà người ta không
    thể ngờ tới.
    Đà Nẵng đang phấn đấu để trở thành một trong những trung tâm công nghiệp
    phần mềm, trung tâm thời trang của khu vực miền Trung và cả nước, là một trong
    những địa phương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và cơ bản
    trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020. Công nghiệp tiếp tục là ngành
    kinh tế quan trọng, góp phần đưa Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của
    cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung.
    Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, quá trình đô thị hóa ở Đà
    Nẵng cũng diễn ra nhanh chóng. Bên cạnh đó hạ tầng kĩ thuật đô thị cũng có một số
    bất cập, đặc biệt là vấn đề cây xanh đô thị. Theo thống kê của Công ty Cây xanh Đà
    Nẵng, hiện tỷ lệ cây xanh đô thị của TP mới đạt xấp xỉ 1m
    2
    /người, thấp hơn nhiều
    so với Hà Nội (4,5m
    2
    /người) và TP.HCM (1,67m
    2
    /người); đặc biệt tỉ lệ cây xanh
    đường phố chỉ mới 0,45m
    2
    /người; trong khi tiêu chuẩn cây xanh đô thị của các TP
    trên 20 vạn dân phải 5m
    2
    /người mới đảm bảo chống ô nhiễm môi trường, giữ cân
    bằng sinh thái. Bên cạnh đó, theo đề án xây dựng Đà Nẵng trở thành “Thành phố
    môi trường” vào năm 2020 thì (đến năm 2020) diện tích cây xanh đô thị phải đạt
    bình quân 6 - 8m
    2
    /người.
    Chúng ta cũng biết rằng, cây xanh có tác dụng trong việc cải tạo khí hậu, làm
    tăng vẽ đẹp cảnh quan đô thị . Tùy vào điều kiện tự nhiên, bản sắc văn hóa mà cây
    xanh ở mỗi đô thị có những sắc thái, đặc trưng riêng. Việc trồng cây xanh ở nơi
    công cộng, nhất là tại những khu dân cư mới, vẫn còn mang tính tự phát, thiếu quy
    hoạch về lựa chọn, bố trí loại cây trồng phù hợp.
    Từ thực trạng trên đã có nhiều nghiên cứu, nhiều bài báo, nhiều đề tài đánh
    giá về mảng cây xanh đô thị của thành phố Đà Nẵng nói chung và các quận huyện
    3
    thuộc thành phố nói riêng về nhiều mặt khác nhau. Tuy nhiên trên địa bàn Quận
    Liên Chiểu, một quận công nghiệp trẻ tập trung 2 khu công nghiệp lớn của thành
    phố Đà Nẵng vẫn chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể.
    Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu
    thực trạng cây xanh đường phố tại quận Liên Chiểu – TP. Đà Nẵng nhằm đề
    ra giải pháp phát triển bền vững” cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
    Đề tài của chúng tôi nhằm xác định thành phần loài cây xanh đường phố và
    tìm hiểu các nhân tố tác động đến hệ thống cây xanh đường phố trên địa bàn nghiên
    cứu. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững hệ thống cây
    xanh đường phố trên địa bàn quận Liên Chiểu - TP Đà Nẵng.
    4
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. Lược sử nghiên cứu cây xanh đường phố
    1.1.1. Giới thiệu về cây xanh đô thị
    1.1.1.1. Khái niệm về cây xanh đô thị
    Thuật ngữ "cây xanh" có thể được hiểu là bao gồm rất nhiều dạng sống, từ
    cây gỗ, cây bụi, cây leo đến các loài cây thảo. Ở đây, chúng tôi chỉ xét cây xanh
    theo nghĩa là các cây gỗ được trồng để vừa tạo mảng xanh cho môi trường cảnh
    quan, vừa tạo bóng, dáng, đồng thời tạo ra những gam màu khác nhau để tôn tạo
    cảnh sắc đặc trưng cho các công trình đô thị như đường phố, công viên, sân vườn
    công sở, trường học, chùa chiền và các đền đài - lăng tẩm.
    Trong phát triển, quy hoạch, xây dựng đô thị, cây xanh được xem là đối tượng
    đặc biệt chú ý trong bố trí cảnh quan, chủng loại thích hợp với môi trường, khí hậu,
    tác dụng tâm lý và vai trò cải thiện hệ sinh thái. Trong bối cảnh toàn cầu hóa nóng
    lên thì cây xanh làm giảm lượng CO
    2
    và tẩy đi mọi chất bẩn trong không khí như
    ngăn bụi, giảm tiếng ồn, tạo bóng mát và chống gió nữa. Cây xanh giúp chống xói
    mòn và giữ đất, tạo nên phong cảnh, cung cấp nơi cư trú, thức ăn cho các loài chim
    và bảo vệ cư dân thành phố.
    Tổ chức dải cây xanh cho các tuyến phố và cho các không gian xanh đô thị
    như công viên cây xanh, vườn hoa, dải cây xanh cách ly . sẽ khai thác tối đa vẻ đẹp
    cảnh quan thiên nhiên đô thị. Trong quy hoạch, các không gian cây xanh được coi
    như lá phổi của phố thị, là không gian chức năng thành phố ban tặng cho cư dân đô
    thị tận hưởng không khí trong lành hiếm hoi của cuộc sống thị thành tấp nập. Bố trí
    cây xanh hợp lý sẽ che nắng tốt mà vẫn bảo đảm chiếu sáng tự nhiên cho công trình
    tăng thêm cảnh quan cho phố xá thị thành.
    Như vậy, vai trò của cây xanh đã có sự thay đổi cơ bản về chức năng trong hệ
    sinh thái đô thị: trước đây chủ yếu là trang trí và kiến trúc cảnh quan thì nay là điều
    hoà khí hậu và bảo vệ môi trường. Với quan điểm này đòi hỏi phải xây dựng một
    loạt các giải pháp khoa học công nghệ từ việc quy hoạch đến việc chọn loài cây
    trồng, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cây trồng, các kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc và
    quản lý.




    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    1. Bộ Xây Dựng (2005), Thông tư số 20/2005//TT- BXD ngày 20/12/ 2005 hướng
    dẫn quản lý cây xanh đô thị.
    2. Bộ Xây Dựng (2006), Quyết đinh ban hành TCXDVN 362:2005: Quy hoạch cây
    xanh sử dụng công cộng trong các đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế.
    3. Bộ Xây Dựng (2009), Thông tư số 20/ 2009/ TT- BXD ngày 30/06/2009 hướng
    dẫn về sửa đổi bổ sung Thông tư số 20/2005/TT- BXD ngày 20/12/2005 hướng dẫn
    quản lý cây xanh đô thị.
    4. Nguyễn Quốc Hải (2010), Nghiên cứu thực trạng cây xanh đường phố tại Quận
    Thanh Khê – Tp Đà Nẵng”, Khóa luận Tốt nghiệp Đại học.
    5. Hội thảo chuyên đề (08/2005), Đô thị hóa và cuộc sống đô thị trong tương lai ở
    Việt Nam - Bàn về không gian công cộng trong đô thị.
    6. Trần Thanh Lâm (1996), Cây xanh với môi trường đô thị, Tạp chí Xây Dựng.
    7. Trương Thị Lệ (2011), “Nghiên cứu thực trạng cây xanh đường phố tại thành
    phố Tam Kỳ - Tỉnh Quảng Nam nhằm đề xuất một số biện pháp phát triển bền
    vững”, Khóa luận Tốt nghiệp Đại học.
    8. TS. Phan Kế Long (2011), Vai trò của cây xanh trong hệ sinh thái đô thị.
    9. Trần Kim Nhạn (2005), “ Khảo sát hiện trạng mảng xanh công viên, đường phố
    Quận Ninh Kiều, Cần Thơ”, Khoá luận Tốt nghiệp Đại học.
    10. Lê Thị Phương (2011), “Nghiên cứu thực trạng cây xanh đường phố tại quận
    Sơn Trà – Tp Đà Nẵng nhằm đề ra giải pháp phát triển bền vững”, Khóa luận Tốt
    nghiệp Đại học.
    11. Hoàng Thị Sản (2004), Phân loại thực vật. NXB Giáo Dục.
    12. Đặng Đức Thành (2008), Chuyên đề Cây xanh và giá trị cuộc sống đích thực,
    Nhà xuất bản Trẻ, TP HCM.
    13. Phạm Minh Thịnh (2000- 2001), “Nghiên cứu cây xanh đô thị trong kiến trúc
    cảnh quan của thành phố Huế. Tập san KHKT Nông Lâm nghiệ” , Trường ĐH
    Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, số 3/2002.
    14. Phan Thị Thanh Thủy (2010) “Điều tra, đánh giá thành phần loài cây xanh đô
    thị, khảo sát các mô hình bố trí cây xanh trên đường phố và công viên thành phố
    57
    Pleiku, tỉnh Gia Lai ” Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Tạp chí khoa học,
    Đại học Huế.
    15. Trần Văn Toàn (2011), Quản lý cây xanh đô thị trên nền GIS, Đà Nẵng.
    16. Bùi Huy Trí và cộng sự (2005), Một số giải pháp phát triển hệ thống cây xanh
    đường phố thành phố Đà Nẵng. Viện Quy Hoạch Xây Dựng, Đà Nẵng.
    17. Ủy ban nhân dân quận Liên Chiểu (2011), Báo cáo Kết quả thực hiện kế hoạch
    kinh tế-xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2010, phương hướng nhiệm vụ năm 2011.
    18. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2008), Đề án "Xây dựng Đà Nẵng - thành
    phố môi trường", Đà Nẵng.
    19. Nguyễn Văn Vui, Trương Thị Mỹ Phẩm, Ngô Trực Nhã (2011), “Bước đầu điều
    tra thực trạng cây xanh bóng mát và cây cảnh trang trí ở thành phố Cao Lãnh tỉnh
    Đồng Tháp”, Trường Đại hoc Cần Thơ.
    Tiếng Anh
    20. Coder, Dr. Kim D , (10/1996) Identified Benefits of CommunityTrees and
    Forests, University of Georgia.
    21. KiatW. Tan, “ A greenway network for Singapore” National Parks Board,
    Singapore Botanic Gardens, 1 Cluny Road, Singapore 259569, Singapore, Available
    online 8 december 2004.
    22. Wolf, K, 1998(b), Trees in Business Districts - Comparing Values of Consumers
    and Business, University of Washington College of Forest Resources, Fact sheet
    #31.
    24. Viealife Gallery, Construction program to develop green buildings from the
    Vietnam experience of the world
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...