Tiểu Luận Nghiên cứu thực trạng cán bộ y tế trường học tại tỉnh Phú Thọ năm 2007

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Nghiên cứu thực trạng cán bộ y tế trường học tại tỉnh Phú Thọ năm 2007

    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Y tế trường học (YTTH) là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh. Đây là một công tác vừa trực tiếp vừa gián tiếp thực hiện mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước, coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Trong những năm gần đây, đă có rất nhiều văn bản, chỉ thị, quyết định do Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhằm tăng cường công tác y tế tại các trường học [2,3,7,8,17,19,14,21]. Nh́n chung, công tác YTTH đă và đang được các ngành các cấp, phụ huynh học sinh và nhân dân quan tâm, đă thu được những kết quả nhất định. Đặc biệt, nhiều tổ chức trong nước và quốc tế đă và đang có các chương tŕnh dự án tài trợ công tác YTTH như Quĩ Nhi đồng liên hiệp quốc, tổ chức y tế thế giới(WHO), tổ chức Plan tại Việt nam, tổ chức mắt hột quốc tế v.v . [20].
    Theo báo cáo tổng hợp t́nh h́nh YTTH năm 2002 của Bộ Y tế, chỉ có 44/61 tỉnh thành phố có báo cáo về YTTH, trong đó 40/61 tỉnh thành có ban chỉ đạo cấp tỉnh theo hướng dẫn của Liên Bộ (LB) Y Tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo, 30/61 tỉnh có văn bản liên ngành y tế - giáo dục hướng dẫn các cấp thực hiện [21]. Chưa có tỉnh nào có đủ ban chỉ đạo y tế trường học cấp huyện. Các hoạt động YTTH triển khai chưa nhiều, nơi có triển khai cũng chỉ có một số nội dung như tạo phong trào xanh - sạch - đẹp, cung cấp nước uống cho học sinh, công tác khám sức khoẻ định kỳ, quản lư hồ sơ sức khoẻ hầu hết chưa thực hiện theo quy định [21]. Bên cạnh đó, nguồn lực thực hiện hoạt động YTTH c̣n rất nhiều bất cập như vấn đề đội ngũ cán bộ YTTH, kinh phí cho hoạt động YTTH, trách nhiệm của mỗi ngành (Y tế và Giáo dục) chưa được xác định rơ ràng. Những vấn đề này đă và đang là trở ngại cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả YTTH của từng địa phương và cả nước [18,20,21].
    Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi, cách thủ đô Hà Nội 80 km về phía Bắc, phía Bắc giáp Tuyên Quang, Nam giáp Ḥa B́nh, Đông giáp Vĩnh Phúc và Hà Tây, Tây giáp Sơn La và Yên Bái. Phú Thọ ở vị trí tiếp giáp giữa Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc, là trung tâm tiểu vùng Tây - Đông Bắc. Diện tích chiếm 1,2% diện tích cả nước và chiếm 5,4% diện tích vùng miền núi phía Bắc. Năm 2007, toàn tỉnh có 23 bệnh viện, 12 trung tâm y tế huyện và 273 trạm y tế xă, phường, thị trấn với 1528 giường bệnh, 70% trạm y tế được xây dựng kiên cố, 55% trạm y tế có bác sỹ, 100% trạm có y sỹ sản khoa hoặc nữ hộ sinh. Về trường học, năm 2007 tỉnh có tất cả 599 trường phổ thông với số học sinh là 250 448 em [13].
    Nghiên cứu này là một phần trong đề tài cấp Bộ năm 2007 - 2009 với câu hỏi nghiên cứu là:
    · Ai là người thực hiện công tác y tế trường học tại tỉnh Phú Thọ năm 2007?
    · Năng lực thực hiện của đối tượng thực hiện công tác y tế trường học tại tỉnh Phú Thọ năm 2007?
    Để trả lời câu hỏi trên, chúng tôi đă tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng cán bộ y tế trường học tại tỉnh Phú Thọ năm 2007”với các mục tiêu sau đây:
    1. Mô tả nguồn nhân lực thực hiện công tác y tế trường học tại tỉnh Phú Thọ năm 2007.

    2. Mô tả năng lực thực hiện của đối tượng thực hiện công tác y tế trường học tại tỉnh Phú Thọ năm 2007.

    CHƯƠNG I. TỔNG QUAN

    1.1. Tổng quan về y tế trường học

    1.1.1. Những khái niệm về y tế trường học

    Cho tới nay khái niệm về YTTH chưa được định nghĩa rơ ràng trong các tài liệu nên trong phần này tôi trích dẫn khái niệm về trường học nâng cao sức khỏe (NCSK) (health promoting school) đă được WHO xây dựng.
    Theo WHO, “ Trường học nâng cao sức khoẻ là trường học trong đó cả lời nói và việc làm đều có những hoạt động hỗ trợ và cam kết thúc đẩy sức khoẻ toàn diện cho tất cả mọi thành viên cộng đồng trong nhà trường từ t́nh cảm, xă hội, thể chất đến các vấn đề đạo đức” [7,24].
    YTTH là 1 bộ phận của y tế nói chung nhưng mang những đặc thù riêng: là tổ chức y tế chăm sóc sức khoẻ cho học sinh thuộc hệ thống giáo dục đào tạo, đặc biệt chú ư đến lứa tuổi học sinh phổ thông, nhà trẻ và mẫu giáo. YTTH là một nghề đ̣i hỏi những kỹ năng tổng hợp của nhiều chuyên môn, rất cần thiết cho sự phát triển tâm sinh lư b́nh thường của học sinh.
    1.1.2. Vai tṛ của y tế trường học

    Học sinh nước ta chiếm trên 1/4 dân số, là thế hệ tương lai của đất nước. Trường học là nơi hàng ngày các em được học tập, rèn luyện, vui chơi nhưng đấy cũng là môi trường rất dễ lây lan dịch bệnh và xảy ra tai nạn nếu chúng ta không quan tâm tới việc nâng cao công tác YTTH. Trường học là nơi giáo dục về sức khỏe, vệ sinh cá nhân . để tránh lây lan dịch bệnh hiệu quả nhất. Trường học là môi trường trang bị cho học sinh những kiến thức y học thông thường trong cuộc sống tốt nhất. Chính v́ vậy công tác YTTH sẽ góp phần giảm thiểu tối đa những nguy cơ về tật khúc xạ, vẹo cột sống, bệnh về răng . cho học sinh.
    Phần lớn thời gian ban ngày của các em là ở trong trường, v́ thế việc có một cán bộ y tế chuyên môn là vô cùng cần thiết. Ngoài nhiệm vụ sơ cấp cứu ban đầu cho học sinh, họ c̣n chịu trách nhiệm về việc kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm trong bếp ăn, căng tin của trường .Một khi trường học không có cán bộ y tế chuyên trách sẽ thiệt tḥi cho các em học sinh trong việc hướng dẫn pḥng chống bệnh tật, giun sán, răng miệng, pḥng chống suy dinh dưỡng v.v .
    V́ thế có thể thấy rằng YTTH đóng 1 vai tṛ hết sức quan trọng, cần tập trung thực hiện tốt công tác y tế trong các trường học, củng cố, phát triển cơ sở y tế trong các trường học trong cả nước, bố trí đầy đủ và nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế trong các trường học, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường học tập, đồng thời bảo đảm cơ bản nguồn lực cho các hoạt động y tế trong các trường học.
    1.1.3. Nội dung chủ yếu của y tế trường học [7,23,24]

    1. Nâng cao hiệu quả GDSK trong chương tŕnh học.
    2. Tổ chức các dịch vụ sức khoẻ học đường.
    3. Xây dựng môi trường vật chất và xă hội lành mạnh trong trường học.
    4. Xây dựng và thực hiện các chính sách nâng cao sức khoẻ trường học.
    1.1.4. Nhiệm vụ của cán bộ y tế trường học [7]


    1. Tham mưu cho Hiệu trưởng nhà trường trong việc xây dựng kế hoạch chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác y tế hàng năm.
    2. Theo dơi và khám sức khoẻ định kỳ cho học sinh.
    3. Sơ cấp cứu và xử lư các trường hợp tai nạn thương tích và bệnh tật khi xảy ra ở trường học.
    4. Tổ chức các biện pháp giữ ǵn vệ sinh, góp phần bảo vệ môi trường trường học xanh - sạch - đẹp.
    5. Kiểm tra vệ sinh an toàn các cơ sở học tập, phương tiện đồ dùng dạy học, nhà ăn, kư túc xá, các công tŕnh vệ sinh, nước sạch.
    6. Triển khai các chương tŕnh dự án về giáo dục chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh môi trường ở trong nhà trường.
    7. Quản lư sổ y bạ và các tài sản của pḥng, trạm y tế.
    8. Tham gia đánh giá t́nh trạng sức khoẻ của học sinh, sinh viên.
    Trong nghiên cứu này sẽ bám sát 4 nội dung (mục 1.1.3) và 8 nhiệm vụ này để mô tả các thực trạng YTTH tại tỉnh Phú Thọ năm 2007.
    1.1.5. Quyền lợi của các bộ y tế trường học [7]

    · Được hưởng chế độ đăi ngộ theo chính sách hiện hành qui định cho cán bộ y tế cơ sở hoặc hưởng chế độ thoả thuận giữa nhà trường và bản thân.
    · Được tham dự các lớp huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao tŕnh độ nghiệp vụ.
    · Được tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến để cải tiến nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.
    · Được tham gia các buổi sinh hoạt và các hoạt động khác như cán bộ, giáo viên nhà trường.
    · Được mời giảng môn sức khoẻ, tham gia tuyên truyền pḥng dịch bệnh cho học sinh, sinh viên và cán bộ giáo viên toàn trường về các chủ đề chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ.
    · Được xét khen thưởng theo quy định hiện hành của ngành giáo dục và đào tạo và ngành y tế.
    · Đề nghị Bộ khen thưởng các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc về công tác giáo dục thể chất và YTTH.
    · Chỉ đạo triển khai các chương tŕnh dự án quốc gia và quốc tế về vệ sinh môi trường, giáo dục thể chất và sức khoẻ học sinh, sinh viên các cấp.
    · Tổng kết đánh giá công tác giáo dục thể chất và y tế trường học theo tiêu chí thi đua của Bộ ban hành.
    · Kiểm tra việc thực hiện công tác giáo dục thể chất và YTTH tại các cơ sở giáo dục nhà trường trong toàn ngành.
    · Triển khai thực hiện việc bảo trợ nhà nước của Bộ giáo dục và đào tạo đối với các tổ chức xă hội và quần chúng về thể dục thể thao của sinh viên, học sinh chuyên nghiệp và học sinh phổ thông Việt Nam.
    · Phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất tŕnh Bộ trưởng kế họach mở rộng quan hệ quốc tế trong lĩnh vực thể dục thể thao và y tế trường học phục vụ mục tiêu giáo dục toàn diện.
    1.2. Các nghiên cứu trên thế giới về y tế trường học

    Từ thế kỉ thứ 19 nhiều nước ở châu Âu đă có những chủ trương và phương pháp thực hiện y tế học đường. Các nhà nghiên cứu tập trung vào việc thống kê xây dựng trường sở và bắt đầu đưa ra những tiêu chuẩn vệ sinh trong lĩnh vực này.
    Năm 1877 giáo sư Babinski đă cho xuất bản cuốn sách giáo khoa về vệ sinh học, giáo sư nhăn khoa Breslauer, giáo sư Herman Cohn từ năm 1864 đă nghiên cứu sự tăng nhanh bệnh cận thị học đường có liên quan đến chiếu sáng [19].
    Trong những năm cuối thế kỉ thứ 19 hệ thống YTTH đă phát triển và các bác sĩ, y tá học đường với nhiệm vụ khám sức khỏe định ḱ và khám chuyên khoa. Trọng tâm công tác YTTH là pḥng chống bệnh dịch và tổ chức quản lí công tác tiêm chủng.
    Đến thế kỉ 20 đă có sự cộng tác chặt chẽ giữa bác sĩ học đường với các cơ sở pḥng lao và đă đánh dấu một bước tiến bộ theo đường lối dự pḥng.
    Từ năm 1960 người ta đă phát hiện ra hiện tượng gia tốc phát triển cơ thể trẻ em ở lứa tuổi học đường. Những công tŕnh nghiên cứu về sự mệt mỏi của trẻ em trong học tập đă được tŕnh bày tại hội nghị quốc tế ở Tây Ban Nha và sự thống nhất tổ chức y tế học đường và vệ sinh học đường cũng được đề cập tới. Những công tŕnh nghiên cứu về xây dựng trường sở, chiếu sáng và trang thiết bị đồ dùng học tập giảng dạy đặc biệt là những nghiên cứu về bàn ghế học sinh đă được chú trọng tới.
    Năm 1981 Vermer Kneist, viện vệ sinh xă hội Cộng Ḥa Dân Chủ Đức đă công bố mô h́nh xây dựng YTTH với nhiệm vụ của thầy thuốc học đường và mối liên quan của các tổ chức xă hội [20].
    Edith Ockel (1973) nghiên cứu về gánh nặng của trẻ em trong học tập và chỉ rơ những em có hiệu suất học tập thấp có sự diễn biến về huyết áp và tần số mạnh khác với trẻ em trung b́nh và với trẻ em có hiệu suất học tập cao trong giờ học và đă đề xuất cải thiện chế độ học tập nhằm nâng cao hiệu suất trong học tập [20].
    Những nghiên cứu về sức chịu đựng về sinh lí của trẻ em trong luyện tập thể dục thể thao đă đưa ra những quy định chế độ luyện tập riêng cho những học sinh bị bệnh măn tính như tim mạch, hô hấp .và giờ đây vệ sinh đă được đưa vào thành môn học chính khóa ở các trường phổ thông trên thế giới.
    Nhằm đẩy mạnh công tác YTTH, năm 1995, WHO đă xây dựng sáng kiến YTTH toàn cầu (Global School Health Initiatives) nhằm tăng số lượng các “trường học nâng cao sức khỏe” (Health-Promoting Schools). Sáng kiến này nhằm mục đích NCSK cho học sinh, cán bộ trường học, gia đ́nh và thành viên của cộng đồng thông qua trường học. Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu và hoàn cảnh của mỗi nước, một trường học NCSK được hiểu là trường học có môi trường khỏe mạnh để sinh hoạt, học tập và làm việc [22,23]. Cơ sở để WHO xây dựng ra sáng kiến này là dựa vào tuyên ngôn Ottawa về NCSK (1986), tuyên bố Jakarta tại Hội nghị quốc tế lần thứ 4 về NCSK (1997) và đề xuất của nhóm chuyên gia TCYTTG về giáo dục và NCSK trường học toàn diện (1995).
    Hưởng ứng mục tiêu của WHO, nhiều nước trong khu vực đă đẩy mạnh công tác YTTH, đặc biệt có mô h́nh FRESH của Inđônêxia. Tuy nhiên ở một số nước trong khu vực, làm thế nào để có mô h́nh quản lư công tác YTTH vẫn đang là vấn đề quan tâm của các nhà hoạch định chính sách khi vấn đề này đ̣i hỏi không chỉ sự nỗ lực của một ngành y tế hay giáo dục mà cần có sự phối hợp đồng bộ liên ngành [25].
    1.3. Các nghiên cứu tại Việt Nam về y tế trường học

    1.3.1. Quá tŕnh phát triển của y tế trường học tại Việt Nam [20]

    Trong nhiều năm, kể từ năm 1960 y tế học đường đă được sự quan tâm chỉ đạo của LB Y tế - GD và đă có những nghiên cứu về sức khoẻ học sinh.
    Tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng, tiêu chuẩn chiếu sáng, bàn ghế với 6 loại kích thước từ I đến VI đă được ban hành trong điều lệ bảo vệ sức khoẻ từ năm 1964.
    Thông tư Liên Bộ Y tế - GD (TTLB) số 32/TTLB ngày 27/2/1964 quy định vệ sinh trường học. Thông tư đă hướng dẫn tổ chức y tế trong các trường nội trú và quy định nhiệm vụ cho các trạm y tế xă chăm lo sức khoẻ học sinh trong trường học ở xă. LB cũng đă xây dựng thí điểm được trường Tán Thuật (Thái B́nh) là lá cờ đầu về phong trào thể dục vệ sinh.
    Trong 2 năm học 1966-1967, 1967-1968 Bộ Y tế đă tổ chức điều tra sức khoẻ bệnh tật của trên 20000 học sinh ở 13 tỉnh thành phố: qua điều tra đă thấy có sự giảm sút về thể lực. Sau khi có tờ tŕnh của Bộ Y tế, Thủ tướng đă có chỉ thị 46/TTg/Vg ngày 2/6/1969 giao nhiệm vụ các ngành, các cấp và phối hợp thực hiện, giữ ǵn và nâng cao sức khoẻ học sinh.
    Năm 1973, TTLB 09/LB/YT - GD ngày 7/6/1973 hướng dẫn YTTH, trong đó có phân cấp việc khám chữa bệnh và quản lư sức khoẻ học sinh từ tuyến y tế xă đến bệnh viện tỉnh, thành phố. Trong thông tư đă ghi rơ tại tuyến điều trị huyện, khu phố có thể tổ chức bàn khám bệnh riêng cho học sinh theo ngày quy định trong hệ thống pḥng khám của bệnh viện.
    Đến năm 1982 lại có TTLB số 13/LB/GD - YT ngày 9/6/1982 về việc đẩy mạnh công tác vệ sinh trường học trong những năm 1980.
    Có thể nói công tác Y tế học đường đă được Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào Tạo quan tâm từ những năm 1960, nhưng chỉ mới ở từng giai đoạn, thiếu sự chỉ đạo và cũng chưa có những chính sách thích hợp. V́ vậy các mô h́nh tổ chức y tế trường học cũng như văn bản hướng dẫn của LB tỏ ra thiếu đồng bộ, không có hiệu quả thiết thực.
    Từ năm 1998, Bộ Y tế có chủ trương khôi phục lại và phát triển YTTH là 1 nội dung nằm trong chiến lược bảo vệ sức khỏe trẻ em và cộng đồng. Và để chỉ đạo hướng dẫn thực hiện công tác YTTH, LB đă có văn bản pháp quy hướng dẫn công tác y tế trường học như sau:
    · TTLB Giáo dục và Đào tạo - Y tế số 40/1998/TTLT – BGDDT -BYT ngày 14/7/1998 “Hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế học sinh” thay cho Thông tư số 14/TTLB ngày 19/9/1994 của LB Giáo dục và Đào tạo Y tế.
    · TTLB Y tế - Giáo dục số 03/2000/TTLT/BYT - BGDDT ngày 1/3 hướng dẫn công tác YTTH.
    · Quy định của Bộ Y tế số 1211/QĐ/BYT ngày 18/4/2000 quy định vệ sinh trường học.
    · Quy chế “GD thể chất và y tế trường học” ban hành theo QĐ số 14/2001/QĐ BGD - ĐT ngày 03/5/2001 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
    1.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam về y tế trường học tại Việt Nam

    Cho tới nay tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu về YTTH đă được công bố tuy nhiên các nghiên cứu này mới chủ yếu tập trung vào t́nh h́nh sức khỏe học sinh mà ít có nghiên cứu về các hoạt động YTTH. Hầu hết các nghiên cứu tập trung vào t́m hiểu bệnh học đường ở học sinh(cong vẹo cột sống, cận thị), tai nạn thương tích ở học sinh như nghiên cứu của Trần Văn Dần [9,10,11,12], nghiên cứu về cận thị của Chu Văn Thăng [17], Hoàng Văn Tiến [18,19], nghiên cứu mối liên quan giữa môi trường sống và sức khỏe của học sinh như Nguyễn Vơ Kỳ Anh [1], nghiên cứư về thực trạng YTTH của Nguyễn Huy Nga, Lê Thu Hiền và cộng sự [15]. Bên cạnh đó một số can thiệp cũng đă được tiến hành nghiên cứu đánh giá như mô h́nh thí điểm pḥng chống chấn thương dựa vào cộng đồng học sinh trường THCS của Hoàng Văn Phong năm 2001 [16], mô h́nh pḥng chống cận thị của Hoàng Văn Tiến năm 2005 [19].
    Các nghiên cứu về hoạt động YTTH cho thấy hệ thống tổ chức quản lư về YTTH chưa có cơ chế rơ ràng. Theo báo cáo tổng hợp t́nh h́nh y tế trường học năm 2002 của Bộ Y tế [21], chỉ có 44/61 tỉnh thành phố có báo cáo về YTTH, trong đó 40/61 tỉnh thành có ban chỉ đạo cấp tỉnh theo hướng dẫn của liên Bộ Y Tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 30/61 tỉnh có văn bản liên ngành y tế - giáo dục hướng dẫn các cấp thực hiện. Chưa có tỉnh nào có đủ ban chỉ đạo y tế truờng học cấp huyện. Về nội dung hoạt động, các hoạt động y tế trường học triển khai c̣n sơ sài. Nơi có triển khai hoạt động YTTH cũng chỉ có một số nội dung như tạo phong trào xanh sạch đẹp, cung cấp nước uống cho học sinh, cung cấp các dịch vụ YTTH như khám sức khỏe định kỳ, bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh thông thường. Các công tŕnh vệ sinh tại trường học hiện nay có nhiều tiến bộ hơn so với trước nhưng tỷ lệ các điểm trường có nhà tiêu đạt tiêu chẩn vệ sinh theo Quyết định 08/2005/QĐ-BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 31/3/2005 rất thấp, chỉ có 31,7% [6]. Về chất lượng chăm sóc sức khỏe cho học sinh, công tác khám sức khoẻ định kỳ, quản lư hồ sơ sức khoẻ hầu hết chưa thực hiện theo quy định. Toàn quốc chưa có số liệu chính thức về các bệnh học đường như cận thị và cong vẹo cột sống ở học sinh.
    Lư do dẫn tới thực trạng này, theo các nghiên cứu, báo cáo, là do nhiều khó khăn, tồn tại chưa được giải quyết như vấn đề đội ngũ cán bộ YTTH (vừa thiếu vừa yếu), kinh phí cho hoạt động YTTH c̣n hạn chế, trách nhiệm của mỗi ngành (Y tế và Giáo dục và Đào tạo) chưa được xác định rơ ràng, vấn đề bảo hiểm y tế học sinh chưa được cha mẹ học sinh và các nhà trường quan tâm, cơ sở vật chất nhà trường nói chung và cơ sở vật chất dành cho công tác YTTH c̣n rất nghèo nàn, đă và đang là trở ngại cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả YTTH của từng địa phương và cả nước. Do vậy, việc nghiên cứu một cách hệ thống về công tác YTTH tại Việt Nam hiện nay hết sức cần thiết cho các nhà hoạch định chính sách đẩy mạnh hoạt động này trong thời gian tới nhằm NCSK cho học sinh.


    CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    2.1. Địa điểm nghiên cứu

    Nghiên cứu được tiến hành tại 3 huyện: thành phố Việt Tŕ, huyện Thanh Sơn và huyện Tam Nông, đại diện cho ba vùng miền núi, đồng bằng và thành thị tại tỉnh Phú Thọ.
    Bản đồ tỉnh Phú Thọ:
     
Đang tải...