Báo Cáo Nghiên cứu thực trạng, các yếu tố nguy cơ và các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 1/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC
    BÁO CÁO TỔNG HỢP
    KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
    NĂM 2011

    MỤC LỤC ( Báo cáo dài 177 trang)
    ĐẶT VẤN ĐỀ .1
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .3
    1.1 Tình hình nghiên cứu bệnh TVĐĐ trên thế giới và ở Việt Nam .3
    1.1.1 Nghiên cứu về TVĐĐ cột sống cổ .3
    1.1.2 Những nghiên cứu về TVĐĐ cột sống thắt lưng .4
    1.2 Một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh thoát vị đĩa đệm 7
    1.3 Đặc điểm giải phẫu và cơ chế bệnh sinh của bệnh TVĐĐ 10
    1.3.1 Đặc điểm giải phẫu cột sống 10
    1.3.1.1 Thân đốt sống cổ .11
    1.3.1.2 Thân đốt sống thắt lưng .12
    1.3.1.3 Đĩa đệm .13
    1.3.1.4 Đĩa sụn 13
    1.3.1.5 Bao xơ 13
    1.3.1.6 Nhân nhày .14
    1.3.1.7 Dây chằng .15
    1.3.1.8 Động mạch đốt sống .18
    1.3.1.9 Rễ thần kinh .19
    1.3.1.10 Vai trò và phương thức hoạt động của đĩa đệm .19
    1.3.2 Bệnh căn, bệnh sinh thoát vị đĩa đệm 20
    1.3.2.1 Cơ chế thoát vị đĩa đệm .20
    1.3.2.2 Sinh lý bệnh của hội chứng chèn ép rễ .22
    1.3.2.3 Những yếu tố liên quan đến thoát vị đĩa đệm 23
    1.4 Những tiến bộ trong chẩn đoán bệnh TVĐĐ 24
    1.4.1 Đặc điểm lâm sàng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ 25
    1.4.1.1. Hội chứng chèn ép rễ đơn thuần 25
    1.4.1.2 Hội chứng chèn ép tủy đơn thuần .27
    1.4.2 Lâm sàng thoát vị đĩa đệm CSTL 28
    1.4.2.1 Khám cảm giác 29
    1.4.2.2 Khám vận động .29
    1.4.2.3 Các nghiệm pháp đánh giá 30
    1.4.3 Phân loại thoát vị đĩa đệm 30
    1.4.3.1 Phân loại theo liên quan với dây chằng dọc sau .30
    1.4.3.2 Phân loại theo liên quan với rễ thần kinh, tủy sống .31
    1.4.3.3 Phân loại theo vị trí .32
    1.4.4 Chẩn đoán hình ảnh thoát vị đĩa đệm 32
    1.4.4.1 Xquang thường quy của cột sống .32
    1.4.4.2 Chụp cắt lớp vi tính .32
    1.4.4.3 Chụp đĩa đệm cản quang .34
    1.4.4.4 Cộng hưởng từ .34
    1.5 Điều trị thoát vị đĩa đệm 36
    1.5.1 Điều trị nội khoa và phục hồi chức năng .36
    1.5.2 Điều trị YHCT 37
    1.5.3 Điều trị phẫu thuật 40
    1.5.3.1 Chỉ định phẫu thuật .40
    1.5.3.2 Mục đích phẫu thuật 41
    1.5.3.3 Các phương pháp điều trị phẫu thuật TVĐĐ .41

    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 46
    PHẦN 1: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG, CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA
    BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM 46
    2.1.1 Mục tiêu 46
    2.1.2 Thời gian, địa điểm nghiên cứu . 46
    2.1.3 Đối tượng nghiên cứu . 46
    2.1.4 Nội dung và phương pháp nghiên cứu . 46
    Phần 2: XÂY DỰNG QUI TRÌNH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA CÁC
    PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ ĐỐI VỚI BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT
    SỐNG 51
    157
    2.2.1 Mục tiêu 51
    2.2.2 Đối tượng nghiên cứu . 51
    2.2.3 Phương pháp nghiên cứu . 52
    2.2.4 Các nội dung nghiên cứu . 52
    2.2.5 Đánh giá kết quả điều trị 72
    2.2.6 Phân tích số liệu . 74

    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 79
    PHẦN 1. NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG, CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA
    THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM . .79
    3.1 Tóm tắt những kết quả đã đạt được 79
    3.2 Một số kết quả chi tiết chính của đề tài nhánh này 81
    3.2.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu .81
    3.2.2 Đặc điểm thoát vị đĩa đệm phân tích theo bệnh nhân .83
    3.2.3 Đặc điểm thoát vị đĩa đệm phân tích theo từng đĩa đệm .86
    3.3 Các yếu tố nguy cơ của thoát vị đĩa đệm 88
    3.3.1 Tuổi, giới, chỉ số khối cơ thể 88
    3.3.2 Nghề nghiệp, tiền sử TVĐĐ trong gia đình 90
    3.4.2 Phân tích đa biến các yếu tố liên quan với tỷ lệ TVĐĐ CSTL .92
    PHẦN 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC NHÓM ĐIỀU TRỊ .93
    3.1 Đặc điểm chung của các nhóm BN nghiên cứu .93
    3.1.1 Giới .93
    3.1.2 Tuổi .93
    3.1.3 Nghề nghiệp 94
    3.2 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của BN TVĐĐ trước điều trị 94
    3.2.1 Triệu chứng lâm sàng .94
    3.2.1.1 Hoàn cảnh xuất hiện bệnh .94
    3.2.1.2 Các triệu chứng lâm sàng đặc trưng .95
    3.2.2 Đặc điểm tổn thương TVĐĐ trên phim MRI .96
    3.2.2.1 Cột sống cổ 96
    3.2.2.2 Cột sống thắt lưng .98
    3.3 Kết quả điều trị 99
    3.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 101
    3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo giới .101
    3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo tuổi .101
    3.2. Đặc điểm lâm sàng .102
    3.2.1. Bệnh sử 102
    3.2.2 Đặc điểm hội chứng cột sống 103
    3.2.3. Đặc điểm hội chứng rễ thần kinh 103
    3.2.4. Tần suất các triệu chứng chẩn đoán TVĐĐ theo M - Saporta 104
    3.2.5. Đặc điểm đĩa đệm thoát vị 105
    3.2.6. Phân bố bênh nhân theo giai đoạn thoát vị .106
    3.3. Kết quả điều trị .106
    3.3.1. Kết quả điều trị theo đặc điểm tổn thương .106
    3.3.2.Tổng hợp kết quả điều trị 108
    TÓM TẮT KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TVĐĐ BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP
    PHẪU THUẬT 118
    CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN . .125
    4.1 Bàn luận về đặc điểm dịch tễ học của bệnh TVĐĐ .125
    4.1.1 Đặc điểm tuổi, giới, chỉ số BMI của đối tượng nghiên cứu
    và tỷ lệ mắc TVĐĐ .126
    4.1.2 Đặc điểm thoát vị đĩa đệm phân tích theo bệnh nhân .128
    4.1.2.1. Thời gian mắc bệnh 128
    4.1.2.2. Số tầng thoát vị, tình trạng chèn ép ống tủy, chèn ép rễ thần kinh .128
    4.1.2.3 Đặc điểm thoát vị đĩa đệm phân tích theo từng đĩa đệm 129
    4.1.3 Các yếu tố nguy cơ của thoát vị đĩa đệm .130
    4.1.3.1 Giới 130
    4.1.3.2 Tuổi 131
    4.1.3.3 Nghề nghiệp .132
    4.1.3.4 Tình trạng thừa cân béo phì 133
    4.1.3.5. Đề xuất các biện pháp dự phòng .134
    4.2 Bàn luận về các phương pháp điều trị nội khoa .137
    4.2.1 Một số đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu 138
    4.2.2 Đặc điểm lâm sàng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng .139
    4.2.2.1 Hội chứng cột sống 139
    4.2.2.2 Hội chứng rễ thần kinh .139
    4.2.2.3 Đặc điểm thể thoát vị đĩa đệm 140
    4.2.2.4 Đặc điểm vị trí đĩa đệm thoát vị và mức độ thoát vị 140
    4.2.3 Kết quả điều trị .141
    4.2.4 Về chỉ định điều trị bảo tồn thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng 141
    4.3 Bàn luận về các phương pháp điều trị phẫu thuật 142
    4.3.1 Một số đặc điểm chung của bệnh nhân thuộc nhóm phẫu thuật .143
    4.3.1.1 Giới 143
    4.3.1.2 Tuổi 143
    4.3.1.3 Nghề nghiệp .143
    4.3.2 Đặc điểm về lâm sàng 143
    4.3.2.1 Đối với TVĐĐ cột sống cổ: 143
    4.3.2.2 Đối với TVĐĐ cột sống thắt lưng: .146
    4.3.3 Một số nhận xét về điều trị .147
    4.3.3.1 Nhận xét về các qui trình điều trị của các nhóm phẫu thuật 147
    4.3.3.2 Về kết quả điều trị cụ thể 148
    KẾT LUẬN .150
    KIẾN NGHỊ .154
    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) là tình trạng dịch chuyển chỗ của nhân nhầy đĩa đệm vượt quá giới hạn sinh lý của vòng xơ, gây nên sự chèn ép các thành
    phần lân cận (tủy sống, các rễ thần kinh ), biểu hiện chính là đau thắt lưng và hạn chế vận động vùng cột sống và các biểu hiện chèn ép vùng các rễ thần kinh tương ứng.
    Thoát vị đĩa đệm cột sống luôn là một vấn đề thời sự vì đó là một nguyên nhân phổ biến gây đau cột sống cổ, cột sống thắt lưng, kèm theo các
    triệu chứng thần kinh tương ứng. Ở Mỹ, mỗi năm có 2 triệu người phải nghỉ việc vì đau thắt lưng. Trong khi đó, theo các trung tâm nghiên cứu và thống kê ở châu Âu và Mỹ thì có tới 70% dân số trong cuộc đời có ít nhất một lần đau thắt lưng [90]. Ước tính hàng năm ở Mỹ có 31 triệu người đau lưng. Tổng chi phí điều trị cho các trường hợp này lên đến 50 tỉ đô la. Theo thông báo của Hội cột sống học Hoa Kỳ tháng 6 năm 2005 bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng chiếm 2-3% dân số, bệnh thường gặp ở lứa tuổi từ 30-50, nam mắc nhiều hơn nữ Mỹ [78]. Theo một nghiên cứu của tác giả Radhakrishnan K (1994), thực hiện tại Roschester, Mỹ số bệnh nhân có biểu hiện hội chứng chèn ép rễ, tủy cổ trung bình cả hai giới nam và nữ là 83.2/100.000 dân, trong đó ở nam cao hơn ở nữ. Bệnh thường xuất hiện sau một chấn thương như mang vác nặng hoặc sai tư thế đột ngột, bệnh diễn biến từ từ trong nhiều tháng nhiều năm, thoát vị có thể chỉ ở một vị trí đĩa đệm nhưng cũng có thể ở nhiều vị trí (TVĐĐ đa tầng), TVĐĐ hay gặp ở vùng cột sống thắt lưng và vùng cột sống cổ, trong một số các trường hợp thì thoát vị đĩa đệm không có triệu chứng và chỉ được phát hiện tình cờ, một số khác thì thoát vị gây nên tình trạng ép tủy cấp đòi hỏi phải phẫu thuật ngay để giải phóng tủy sống khỏi tình trạng bị chèn ép [72].
    Việt Nam có nhiều báo cáo về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng hoặc các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm. Ngay từ 1986, Hồ Hữu Lương [15] đã thông báo 61 bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng với kết quả cho thấy thoát vị đĩa đệm nhiều tầng chiếm 22.9% trong tổng số thoát vị đĩa đệm. Các nghiên cứu về thoát vị đĩa đệm đều thực hiện trên các đối tượng bệnh nhân điều trị tại cơ sở y tế. Chưa có nghiên cứu nào về tỷ lệ thoát vị đĩa đệm, mức độ thoát vị, yếu tố nguy cơ, các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cũng như quy trình điều trị khoa học, hợp lý ở nước ta. Việc xác định tỷ lệ thoát vị đĩa đệm cột sống cũng như xác định các yếu tố nguy cơ gây bệnh, quy trình điều trị tại điều kiện cụ thể Việt Nam giúp chúng ta đề xuất phương án dự phòng, giáo dục vệ sinh lao động cho người dân, phóng tránh và điều trị có hiệu quả thoát vị đĩa đệm cột sống, giảm gánh nặng kinh tế y tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu
    này với hai mục tiêu sau:
    1. Đánh giá được thực trạng, các yếu tố nguy cơ của thoát vị đĩa đệm
    2. Xây dựng và đánh giá được các quy trình điều trị thoát vị đĩa đệm
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...