Thạc Sĩ Nghiên cứu thực trạng bệnh tật và hiệu quả một số giải pháp chăm sóc y tế cho người cai nghiện ma

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 16/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ
    NĂM 2011

    ĐẶT VẤN ĐỀ



    Trong những năm gần đây, tệ nạn ma túy tại Việt Nam, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh chưa có chiều hướng thuyên giảm, thậm chí ở một số địa phương cơ sở có chiều hướng gia tăng. Đến tháng 31/12/2008, tổng số người nghiện có hồ sơ trong toàn quốc là 173.603 người. Trong đó, có 97.731 người (56,29%) đang ở ngoài xã hội; 31.225 người (17,99%) đang cai nghiện tại các cơ sở Chữa bệnh giáo dục lao động xã hội (CBGDLĐXH) và 44.647 người (25,72%) trong các cơ sở trại giam, trại tạm giam của ngành công an [8]. Tính đến 30/6/2012, toàn quốc có khoảng 171.400 người NMT có hồ sơ quản lý, trong đó nghiện Heroin vẫn là chủ yếu với tỷ lệ khoảng 84,7% [9]. Tại một số tỉnh, thành phố, số người nghiện tăng cao như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Dương, Thái Bình
    Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố thương mại lớn nhất của Việt Nam, nằm ở phía Nam Việt Nam. Thành phố có 19 quận và 5 huyện. Dân số hơn 7 triệu người, bao gồm 5.662.308 dân thường trú và khoảng 1,5 triệu dân nhập cư đến từ nhiều tỉnh khác nhau trong cả nước (chưa kể số dân nhập cư theo thời vụ). Theo số liệu của các cơ quan chức năng của thành phố, đầu năm 1996, thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 5.300 người nghiện ma túy. Đến ngày 15/6/2002, theo kết quả điều tra và thực tiễn đấu tranh của các quận-huyện và công an thành phố thì số người nghiện tăng lên hơn 24.000 người và hiện nay lên đến khoảng trên 30.000 người [16], [61]. Đáng lo ngại hơn là ma túy tổng hợp có tính gây nghiện nhanh và độc hại cao đã xuất hiện tại thành phố trong vài năm gần đây cùng với việc sử dụng ma túy qua đường tiêm chích đã làm tăng sự lây nhiễm HIV/AIDS [3], [6]. Tệ nạn nghiện ma túy gia tăng tạo sự bất an trong đời sống xã hội, nhân dân lo lắng, ảnh hưởng đến công cuộc xây dựng và phát triển của thành phố. Đồng thời, ma túy còn gây tác hại lớn cho sức khỏe, đặc biệt là trong thanh thiếu niên nghiện hút, chích, ảnh hưởng xấu tới nòi giống dân tộc, để lại hậu quả nghiêm trọng cho các thế hệ mai sau [82].
    Ý thức được hiểm họa ma túy, Đảng bộ và chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đã khẩn trương thực thi hàng loạt biện pháp mang tính chất lâu dài và cấp bách để phòng chống tệ nạn ma túy. Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ VII đã đề ra chương trình mục tiêu 3 giảm: giảm ma túy, giảm mại dâm và giảm tội phạm. Ngày 23/7/2001, Ủy ban nhân dân thành phố đã ra Quyết định số 62/2001/QĐ-UB ban hành Kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu 3 giảm nêu trên; trong đó có mục tiêu tập trung quản lý người nghiện ma túy để chữa trị, phục hồi sức khỏe và nhân cách. Trong đó, vấn đề quan trọng và cấp bách là việc khám, chữa bệnh, chăm sóc và tăng cường sức khỏe để những người nghiện ma túy có đầy đủ sức khỏe học văn hóa, học nghề và lao động sản xuất.
    Với mục đích tăng cường công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người nghiện ma túy trong các Trung tâm Chữa bệnh giáo dục lao động xã hội, đề tài nghiên cứu tập trung vào các mục tiêu sau:
    1. Mô tả thực trạng nhu cầu, sử dụng dịch vụ chăm sóc y tế của người cai nghiện ma túy và khả năng đáp ứng của Phòng Y tế Trung tâm Chữa bệnh giáo dục lao động xã hội của thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007.
    2. Đánh giá hiệu quả một số giải pháp tăng cường hoạt động chăm sóc y tế cho người cai nghiện ma túy tại các Trung tâm Chữa bệnh giáo dục lao động xã hội (2008 – 2010).
     
Đang tải...