Tiến Sĩ Nghiên cứu thực trạng bệnh tật và hiệu quả một số giải pháp chăm sóc y tế cho người cai nghiện ma

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 15/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
    NĂM 2013


    MỤC LỤC

    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Chữ viết tắt
    Danh mục bảng
    Danh mục biểu đồ
    Danh mục hình

    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
    1.1. Ảnh hưởng của ma túy tới sức khỏe con người 3
    1.1.1. Khái niệm về ma túy và nghiện ma túy 3
    1.1.2. Ảnh hưởng của ma túy 6
    1.1.3. Tác hại của ma túy đối với sức khỏe người nghiện ma túy 7
    1.1.4. Tình trạng sức khỏe của người nghiện ma túy 8
    1.1.5. Một số yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe người nghiện tiêm chích ma túy 11
    1.2. Thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người cai nghiện ma túy tại các trung tâm 14
    1.2.1. Đặc điểm của người nghiện ma túy 16
    1.2.2. Thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người cai nghiện ma túy 18
    1.2.3. Khả năng đáp ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của phòng y tế các trung tâm 19
    1.2.4. Những hoạt động về chăm sóc sức khỏe cho người nghiện ma túy 20
    1.3. Các giải pháp chăm sóc và nâng cao sức khỏe người nghiện ma túy 21
    1.3.1. Một số nét khái quát về giải pháp giảm tác hại do sử dụng ma túy 21
    1.3.2. Các biện pháp giải độc phạm vi rộng hồi phục sức khỏe cho người nghiện ma túy của Hoa Kỳ 23
    1.3.3. Các giải pháp chăm sóc sức khỏe người nghiện ma túy tại Việt Nam 25
    1.4. Kết quả triển khai Nghị quyết 16/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc hội khóa 11 về việc thực hiện thí điểm tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở thành phố Hồ Chí Minh 31
    1.4.1. Các hoạt động tuyên truyền, tư vấn, giáo dục 31
    1.4.2. Dạy văn hóa, dạy nghề 33
    1.4.3. Các phương thức giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện 34
    1.4.4. Chăm sóc sức khỏe học viên và phòng chống HIV/AIDS 35

    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
    2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 37
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 37
    2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 37
    2.1.3. Thời gian nghiên cứu 40
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 40
    2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 40
    2.2.2. Khung lý thuyết nghiên cứu 41
    2.2.3. Phương pháp điều tra mô tả cắt ngang 42
    2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu hồi cứu 44
    2.2.5. Phương pháp can thiệp cộng đồng 44
    2.3. Bộ công cụ nghiên cứu 50
    2.3.1. Mẫu M1: Biểu thống kê tổ chức và hoạt động y tế tại các trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội 51
    2.3.2. Mẫu 2: Phiếu phỏng vấn học viên cai nghiện ma túy 51
    2.4. Nội dung và các chỉ số nghiên cứu 52
    2.5. Xử lý số liệu 53
    2.6. Kỹ thuật hạn chế các sai số 54
    2.7 Đạo đức nghiên cứu 54
    2.8. Tổ chức thực hiện và lực lượng tham gia 55
    2.8.1. Tổ chức thực hiện đề tài 55
    2.8.2. Lực lượng tham gia 55

    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 56
    3.1. Thực trạng nhu cầu, sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của học viên cai nghiện ma túy và khả năng đáp ứng của phòng y tế các trung tâm 56
    3.1.1. Một số đặc điểm của học viên cai nghiện ma túy tại các trung tâm: 56
    3.1.2. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của học viên cai nghiện ma túy tại các trung tâm nghiên cứu 60
    3.1.3. Sử dụng dịch vụ y tế của học viên cai nghiện ma túy tại các trung tâm 65
    3.1.4. Khả năng đáp ứng của phòng y tế các trung tâm đối với nhu cầu chăm sóc sức khỏe của học viên cai nghiện ma túy 69
    3.2. Đánh giá hiệu quả một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cai nghiện ma túy tại trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội: 73
    3.2.1. Kết quả thực hiện các giải pháp can thiệp tại Trung tâm Phú Văn 73
    3.2.2. Hiệu quả một số giải pháp can thiệp nhằm tăng cường hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho người cai nghiện ma túy tại trung tâm Phú Văn 77

    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 88
    4.1. Về thực trạng nhu cầu, sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của học viên cai nghiện ma túy và khả năng đáp ứng của phòng y tế các trung tâm: 88
    4.1.1. Về một số đặc điểm của học viên cai nghiện ma túy tại các trung tâm: 88
    4.1.2. Về nhu cầu chăm sóc sức khỏe của học viên cai nghiện ma túy tại các trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội 90
    4.1.3. Về sử dụng dịch vụ y tế của học viên cai nghiện ma túy tại các trung tâm nghiên cứu 93
    4.1.4. Về khả năng đáp ứng của phòng y tế các trung tâm đối với nhu cầu chăm sóc sức khỏe của học viên 95
    4.2. Về hiệu quả một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực khám chữa bệnh và tăng cường hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cai nghiện ma túy tại trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã
    hội 98
    4.2.1. Về căn cứ đề ra các giải pháp can thiệp và nội dung các giải pháp 98

    4.2.2. Về kết quả thực hiện các giải pháp can thiệp tại Trung tâm Phú Văn 108
    4.2.3. Về hiệu quả một số giải pháp can thiệp nhằm nâng cao năng lực khám chữa bệnh và tăng cường hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cai nghiện ma túy tại Trung tâm Phú Văn 110
    4.3. Về các sai số và nhiễu 116
    4.4. Về hạn chế của đề tài 116
    KẾT LUẬN 117
    KIẾN NGHỊ 119
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC


    ĐẶT VẤN ĐỀ


    Trong những năm gần đây, tệ nạn ma túy tại Việt Nam, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh chưa có chiều hướng thuyên giảm, thậm chí ở một số địa phương cơ sở có chiều hướng gia tăng. Đến tháng 31/12/2008, tổng số người nghiện có hồ sơ trong toàn quốc là 173.603 người. Trong đó, có 97.731 người (56,29%) đang ở ngoài xã hội; 31.225 người (17,99%) đang cai nghiện tại các cơ sở Chữa bệnh giáo dục lao động xã hội (CBGDLĐXH) và 44.647 người (25,72%) trong các cơ sở trại giam, trại tạm giam của ngành công an [8]. Tính đến 30/6/2012, toàn quốc có khoảng 171.400 người NMT có hồ sơ quản lý, trong đó nghiện Heroin vẫn là chủ yếu với tỷ lệ khoảng 84,7% [9]. Tại một số tỉnh, thành phố, số người nghiện tăng cao như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Dương, Thái Bình
    Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố thương mại lớn nhất của Việt Nam, nằm ở phía Nam Việt Nam. Thành phố có 19 quận và 5 huyện. Dân số hơn 7 triệu người, bao gồm 5.662.308 dân thường trú và khoảng 1,5 triệu dân nhập cư đến từ nhiều tỉnh khác nhau trong cả nước (chưa kể số dân nhập cư theo thời vụ). Theo số liệu của các cơ quan chức năng của thành phố, đầu năm 1996, thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 5.300 người nghiện ma túy. Đến ngày 15/6/2002, theo kết quả điều tra và thực tiễn đấu tranh của các quận-huyện và công an thành phố thì số người nghiện tăng lên hơn 24.000 người và hiện nay lên đến khoảng trên 30.000 người [16], [61]. Đáng lo ngại hơn là ma túy tổng hợp có tính gây nghiện nhanh và độc hại cao đã xuất hiện tại thành phố trong vài năm gần đây cùng với việc sử dụng ma túy qua đường tiêm chích đã làm tăng sự lây nhiễm HIV/AIDS [3], [6]. Tệ nạn nghiện ma túy gia tăng tạo sự bất an trong đời sống xã hội, nhân dân lo lắng, ảnh hưởng đến công cuộc xây dựng và phát triển của thành phố. Đồng thời, ma túy còn gây tác hại lớn cho sức khỏe, đặc biệt là trong thanh thiếu niên nghiện hút, chích, ảnh hưởng xấu tới nòi giống dân tộc, để lại hậu quả nghiêm trọng cho các thế hệ mai sau [82].
    Ý thức được hiểm họa ma túy, Đảng bộ và chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đã khẩn trương thực thi hàng loạt biện pháp mang tính chất lâu dài và cấp bách để phòng chống tệ nạn ma túy. Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ VII đã đề ra chương trình mục tiêu 3 giảm: giảm ma túy, giảm mại dâm và giảm tội phạm. Ngày 23/7/2001, Ủy ban nhân dân thành phố đã ra Quyết định số 62/2001/QĐ-UB ban hành Kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu 3 giảm nêu trên; trong đó có mục tiêu tập trung quản lý người nghiện ma túy để chữa trị, phục hồi sức khỏe và nhân cách. Trong đó, vấn đề quan trọng và cấp bách là việc khám, chữa bệnh, chăm sóc và tăng cường sức khỏe để những người nghiện ma túy có đầy đủ sức khỏe học văn hóa, học nghề và lao động sản xuất.
    Với mục đích tăng cường công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người nghiện ma túy trong các Trung tâm Chữa bệnh giáo dục lao động xã hội, đề tài nghiên cứu tập trung vào các mục tiêu sau:
    1. Mô tả thực trạng nhu cầu, sử dụng dịch vụ chăm sóc y tế của người cai nghiện ma túy và khả năng đáp ứng của Phòng Y tế Trung tâm Chữa bệnh giáo dục lao động xã hội của thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007.
    2. Đánh giá hiệu quả một số giải pháp tăng cường hoạt động chăm sóc y tế cho người cai nghiện ma túy tại các Trung tâm Chữa bệnh giáo dục lao động xã hội (2008 – 2010).
     
Đang tải...