Thạc Sĩ Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số Peakflow ở học sinh tiểu học và trung học cơ sở th

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 31/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Hen phế quản (HPQ) là bệnh viêm mạn tính đường hô hấp, khá phổ biến trong các bệnh đường hô hấp ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Tỷ lệ lưu hành hen ngày càng gia tăng trong những năm gần đây.
    Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2007 trên thế giới có khoảng 300 triệu người mắc hen, chiếm 6 - 8% dân số ở người lớn và hơn
    10% ở trẻ em dưới 15 tuổi, ước tính đến năm 2025 con số này tăng lên đến
    400 triệu người [38],[39],[40]. Ở nhiều nước, cứ 10 năm độ lưu hành hen lại tăng 20-50%, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á - Tây Thái Bình Dương tình hình hen phế quản trẻ em trong 10 năm (1984-1994) tăng lên nhiều lần: ở Nhật từ 0,7% đến 8%, Singapor từ 5 đến 20%, Indonesia 2,3 - 9,8%, Philippin
    6 - 18% [2], [11]. Ở Việt Nam, độ lưu hành (ĐLH) hen là 7% chung cho cả người lớn và trẻ em, ĐLH hen thay đổi theo từng vùng và tình trạng ô nhiễm môi trường. Ở trẻ em, hen phế quản cũng có xu hướng tăng nhanh (4% năm
    1984 và 11,6% năm 1994) [9], [17].
    Tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong y học hiện nay đã giúp chúng ta ngày càng hiểu sâu sắc hơn về bệnh nguyên, bệnh sinh, chẩn đoán và điều trị hen. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong do hen phế quản tăng nhanh chỉ sau ung thư, vượt trên so với bệnh tim mạch, trung bình 40-60 người/1 triệu dân [1],[3]. Hàng năm có khoảng 250.000 người tử vong do hen, trong đó rất nhiều trường hợp tử vong có thể phòng ngừa được [10]. Hen phế quản là nguyên nhân chủ yếu khiến người bệnh phải đến khám và điều trị nhiều lần tại các cơ sở y tế, đặc biệt là trẻ em. Chi phí trực tiếp và gián tiếp cho việc điều trị hen lên đến hàng chục tỷ đô la mỗi năm, gây ảnh hưởng rõ rệt đến đời sống xã hội, gia đình và người bệnh [11]. Tuy nhiên, phần lớn người bệnh hen có thể sống bình thường hoặc gần bình thường, các chi phí trên có thể giảm một nửa

    và có thể ngăn ngừa được 85% các trường hợp tử vong do hen nếu người bệnh được phát hiện, điều trị, quản lý và dự phòng đúng hướng [18].
    Cùng với các dấu hiệu lâm sàng, lưu lượng đỉnh (PEF) là chỉ số đánh giá sự tắc nghẽn đường dẫn khí thì thở ra bằng cách cố gắng thở ra thật nhanh, thật mạnh tối đa trong một lần thở ra [14]. PEF có thể sụt giảm nhiều giờ hoặc thậm chí là vài ngày trước khi có triệu chứng báo động của một cơn hen cấp [19]. Tuy nhiên PEF khác nhau theo từng độ tuổi, chiều cao, giới và chủng tộc. Vì vậy việc xác định được trị số PEF của trẻ bình thường cũng như trẻ hen phế quản sẽ giúp cho chẩn đoán sớm, theo dõi cũng như điều trị bệnh.
    Tại Thái Nguyên, chưa có nhiều đề tài nghiên cứu xác định tỷ lệ hen phế quản trẻ em lứa tuổi học đường, đặc biệt chưa có đề tài nào nghiên cứu trị số PeakFlow ở lứa tuổi này. Hen phế quản đang thực sự trở thành vấn đề sức khoẻ cộng đồng cần có nhiều giải pháp đồng bộ về tổ chức quản lý y tế, giáo dục truyền thông và kỹ thuật chuyên môn.
    Với những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số Peakflow ở học sinh tiểu học và trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên” nhằm hai mục tiêu sau:
    1. Xác định tỷ lệ hen phế quản ở học sinh một số trường tiểu học, trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên.
    2. Mô tả chỉ số Peakflow ở trẻ em bình thường và trẻ hen phế quản ở độ tuổi từ 6-15 tại các trường học này.

    MỤC LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    3
    1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu hen phế quản 3
    1.2. Định nghĩa hen phế quản . 4
    1.3. Phân loại hen phế quản 5
    1.4. Chẩn đoán hen phế quản trẻ em . 7
    1.5. Thăm dò chức năng hô hấp trong hen phế quản 9
    1.6. Tình hình mắc hen phế quản trên thế giới và Việt Nam 15
    1.6.1. Tỷ lệ mắc hen phế quản 15
    1.6.2. Tuổi, giới mắc bệnh 17
    1.7. Những nguy cơ và hậu quả do hen phế quản . 18
    1.7.1. Đối với người bệnh . 18
    1.7.2. Đối với gia đình 19
    1.7.3. Đối với xã hội . 19
    1.7.4. Tử vong do hen phế quản 20
    Chương 2 : ĐỐI TưỢNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 21
    2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 21
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 21
    2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 21
    2.1.3. Thời gian nghiên cứu . 22
    2.2. Phương pháp nghiên cứu . 22
    2.2.1. Thiết kế nghiên cứu . 22
    2.2.2. Cỡ mẫu . 22
    2.2.3. Phương pháp chọn mẫu 23
    2.2.4. Phương pháp và kỹ thuật thu thập số liệu 25
    2.2.5. Công cụ nghiên cứu 26
    2.2.6. Các chỉ tiêu nghiên cứu 26

    2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu 27
    2.2.8. Khống chế sai số 27
    2.3. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu 28
    Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
    3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu . 29
    3.2. Tỷ lệ mắc bệnh hen phế quản 30
    3.3. Kết quả nghiên cứu trị số Peakflow ở trẻ em . 36
    Chương 4 : BÀN LUẬN . 43
    4.1. Các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 43
    4.2. Tỷ lệ hen phế quản ở học sinh . 44
    4.3. Trị số PEF của học sinh bình thường và học sinh hen phế quản . 49
    Chương 5: KẾT LUẬN . 55
    KHUYẾN NGHỊ
    TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...