Thạc Sĩ Nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 15/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC


    Chương 1: TỔNG QUAN 3
    1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu bệnh đái tháo đường 3
    1.2. Định nghĩa 4
    1.3. Chẩn đoán và phân loại bệnh đái tháo đường 4
    1.4. Biến chứng bệnh đái tháo đường 6
    1.5. Rối loạn chuyển hoá lipid ở bệnh nhân đái tháo đường 10
    1.6. Một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường 11
    1.7. Tình hình bệnh đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam 14

    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 17
    2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 17
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 17
    2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu 17
    2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu 19
    2.6. Vật liệu nghiên cứu 23
    2.7. Xử lý số liệu 23
    2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 24

    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
    3.1. Đặc điểm bệnh nhân đái tháo đường điều trị tại Bệnh viện Đa
    khoa tỉnh Bắc Kạn 25
    3.2. Một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường 36
    Chương 4: BÀN LUẬN 39
    KẾT LUẬN 56


    ĐẶT VẤN ĐỀ
    “Thế kỷ 21 là thế kỷ của các bệnh Nội tiết và Rối loạn chuyển hoá” - Dự báo của các chuyên gia y tế từ những năm 90 của thế kỷ XX đã và đang trở thành hiện thực [5]. Trong đó, đái tháo đường là bệnh không lây nhiễm được WHO quan tâm hàng đầu trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
    Đái tháo đường là bệnh mang tính xã hội cao ở nhiều quốc gia bởi tốc độ phát triển nhanh chóng, mức độ nguy hại đến sức khoẻ. Đái tháo đường còn trở thành lực cản của sự phát triển, gánh nặng cho toàn xã hội khi mà mỗi năm thế giới phải chi số tiền khổng lồ từ 232 tỷ đến 430 tỷ USD cho việc phòng chống và điều trị [5], [49].
    Theo WHO, năm 1985 có khoảng 30 triệu người mắc đái tháo đường trên toàn cầu, năm 2004 có khoảng 98,9 triệu người mắc, tới nay khoảng 180 triệu người và con số đó có thể tăng gấp đôi lên tới 366 triệu người vào những năm 2030 [4]. Đây là một trong ba căn bệnh có tốc độ phát triển nhanh nhất và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước đang phát triển.
    Việt Nam không xếp vào 10 nước có tỷ lệ mắc đái tháo đường cao nhưng lại là quốc gia có tốc độ phát triển bệnh nhanh. Một nghiên cứu của Bệnh viện Nội tiết Trung ương vào cuối tháng 10 - 2008 cho thấy, tỷ lệ mắc đái tháo đường ở Việt Nam tăng nhanh từ 2,7% (năm 2001) lên 5% (năm 2008), trong đó có tới 65% người bệnh không biết mình mắc bệnh [5].
    Đái tháo đường đang là vấn đề thời sự cấp bách của sức khoẻ cộng đồng. Cho đến nay, nhiều công trình nghiên cứu về đái tháo đường đã được tiến hành trên phạm vi cả nước nhưng ở khu vực miền núi, đặc biệt khu vực Miền núi phía Bắc còn ít được quan tâm.

    Tại Bắc Kạn, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện thì tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường tại các cơ sở khám chữa bệnh đang ngày một gia tăng. Biện pháp hữu hiệu để làm giảm tiến triển và biến chứng của bệnh, chi phí cho chữa bệnh ít tốn kém nhất là phải phát hiện sớm và điều trị người bệnh kịp thời. Tuy nhiên, công tác phát hiện sớm, chăm sóc và điều trị bệnh đái tháo đường tại Bắc Kạn còn gặp rất nhiều khó khăn.
    Góp phần tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn
    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
    1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn.
    2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...