Tiểu Luận Nghiên cứu thực trạng áp dụng phương pháp giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm trong giáo dục nghề n

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Nhìn từ góc độ sư phạm, việc giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm là tích cực và đáp ứng được nhu cầu phát triển của một nền giáo dục hiện đại. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã góp phần làm thay đổi kiểu tư duy và tiếp thu kiến thức của lớp trẻ hiện nay. Kiểu dạy nhồi nhét, học thuộc lòng mọi thứ và thụ động bắt chước làm theo không còn phù hợp và cũng không được đại đa số học sinh hoan nghênh nữa. Thay vào đó, người thầy phải dùng các phương pháp tiến bộ hơn, kích thích tư duy và năng lực sáng tạo của học sinh. Trên cơ sở đó, nhận thấy mặt tích cực của phưng pháp giảng dạy này, nhiều trường, nhiều thầy cô đã áp dụng phương pháp giảng dạy “lấy học sinh làm trung tâm, lấy đó là một tư tưởng, một quan điểm dạy học chi phối mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và đánh giá hiệu quả của quá trình dạy học. Tuy nhiên thực trạng việc áp dụng phương pháp giảng dạy “lấy học sinh làm trung tâm” như thế nào để đạt được hiệu quả giáo dục và đào tạo, nhất là trong quá trình đào tạo nghề lại là một vấn đề cần quan tâm đến. Nhìn trên các giáo án của giáo viên dạy nghề, hầu như tiêu chí “lấy học sinh làm trung tâm”đều có trong phần phương pháp trọng tâm của quá trình giảng dạy.
    Với các kiến thức hết sức bổ ích được trao giảng từ môn học “Nghiên cứu xã hội và khoa học giáo dục” do PGS.TS Nguyễn Khang giảng dạy, xin được bày tỏ quan điểm về phương pháp dạy học tích cực “lấy học sinh làm trung tâm”. Qua đó nghiên cứu thực trạng việc áp dụng phương pháp giảng dạy này trong quá trình đào tạo nghề - một xu hướng đào tạo thiết thực đối với Việt Nam trong giai đoạn hội nhập Quốc tế. Từ đó đề ra các giải pháp để phổ biến, phát triển phương pháp dạy học này trong các trường đào tạo nghề.
    Quá trình viết tiểu luận không thể tránh khỏi có những mặt hạn chế và khiếm khuyết, kính mong được sự quan tâm chỉ bảo của PGS.TS Nguyễn Khang cùng các Thầy cô giáo Viện Sư phạm Kỹ thuật- trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và bạn bè đồng nghiệp để nhận thức vấn đề được tốt hơn.
    Nam Định, ngày 20 tháng 2 năm 2012
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...