Đồ Án Nghiên cứu thực nghiệm khả năng xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp lọc sinh học sử dụng một

Thảo luận trong 'Giao Thông - Cầu Đường' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 1/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Đặt vấn đề
    Trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, vì tập trung ưu tiên phát triển kinh tế và cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường chưa chú trọng đúng mức. Tình trạng tách rời công tác bảo vệ môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra phổ biến ở nhiều ngành, nhiều cấp, dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến và ngày càng nghiêm trọng.
    Hiện nay, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn là vấn đề rất đáng lo ngại. Ô nhiễm nguồn nước là một trong những thực trạng đáng ngại nhất của sự hủy hoại môi trường tự nhiên do tác động của hoạt động phát triển. Đây là một vấn đề cấp bách cần giải quyết của nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    Tính cấp thiết của đồ án
    Tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá khá nhanh cùng với sự gia tăng dân số đang gây áp lực nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải và chất thải rắn. Tình trạng ô nhiễm nước đặc biệt rõ nét ở các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, vì đa phần các thành phố này là nơi tập trung đông dân cư và các nhà máy công nghiệp, trong khi lại chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Sông ngòi, kênh rạch trở thành nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị chưa qua xử lý, hoặc xử lý nhưng chưa đạt tiêu chuẩn cho phép. Nếu tình trạng này cứ tiếp tục thì chẳng bao lâu nhiều dòng sông lớn sẽ trở thành sông chết, nhiều hệ sinh thái tự nhiên sẽ bị hủy hoại và những thiệt hại đối với sức khỏe con người là vô cùng to lớn.
    Để giảm thiểu các tác động tiêu cực của nước thải sinh hoạt nói chung và nước thải đô thị nói riêng tới hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng, đòi hỏi nước thải phải được xử lý trước khi đổ vào nguồn tiếp nhận. Đồ án ‘‘Nghiên cứu thực nghiệm khả năng xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp lọc sinh học sử dụng một số vật liệu đơn giản’’ được thực hiện với mong muốn tận dụng các phế liệu để xử lý nước thải sinh hoạt, đô thị đạt tiêu chuẩn trước khi đổ vào nguồn tiếp nhận. Trên cơ sở đó đề xuất phương án xử lý nước thải quy mô nhỏ cho cụm dân cư trong đó sử dụng những vật liệu rẻ tiền, dễ kiếm với thao tác vận hành đơn giản tạo điều kiện thuận lợi trong việc áp dụng rộng rãi trong thực tế.
    Phương pháp nghiên cứu và thu thập số liệu
    1. Khảo sát nhu cầu sử dụng nước phục vụ sinh hoạt của khu vực Kim Liên.
    2. Khảo sát đặc tính nước thải sinh hoạt khu vực Kim Liên.
    3. Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng COD tới hiệu quả xử lý.
    4. Nghiên cứu ảnh hưởng của lưu lượng dòng vào tới hiệu quả xử lý.
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Đề tài tập trung nghiên cứu xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải Kim Liên bằng phương pháp lọc sinh học. Trạm xử lý nước thải Kim Liên thu nhận nước thải sinh hoạt của toàn bộ khu vực Kim Liên.
    Mục đích của đồ án
    Xử lý nước thải sinh hoạt đạt tiêu chuẩn QCVN 14-2008/BTNMT bằng phương pháp lọc sinh học với vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền.
    Nội dung đề tài gồm
    Mở Đầu
    Chương 1 : Tổng quan về nước thải sinh hoạt và vấn đề môi trường
    Chương 2 : Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt
    Chương 3 : Nghiên cứu thực nghiệm khả năng xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp lọc sinh học
    Chương 4 : Đề xuất phương án xử lý nước thải sinh hoạt cho hộ gia đình hoặc cụm dân cư nhỏ.
    Kết Luận
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: 3
    TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG 3
    1.1 Nguồn gốc và lưu lượng nước thải sinh hoạt 3
    1.1.1 Nguồn gốc nước thải sinh hoạt 3
    1.1.2 Lưu lượng nước thải sinh hoạt : 6
    1.2.1 Các hợp chất vô cơ 9
    1.2.2 Các hợp chất hữu cơ 10
    1.2.3 Các yếu tố sinh học : 11
    1.2.4 Một số thông số đánh giá chất lượng nước thải sinh hoạt 12
    1.3 Vấn đề môi trường của nước thải sinh hoạt 15
    1.3.1 Ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt 15
    1.3.2 Thực trạng xử lý nước thải sinh hoạt ở Việt Nam 16
    2.1 Các bước cơ bản trong xử lý NTSH 19
    2.1.1 Xử lý bậc một 19
    2.1.2 Xử lý bậc hai (xử lý sinh học) 20
    2.1.2 Xử lý bậc ba (xử lý triệt để) 20
    2.2 Sơ đồ công nghệ trạm xử lý nước thải : 20
    2.3 Xử lý nước thải sinh hoạt bằng lọc sinh học 22
    2.3.1 Cấu tạo màng vi sinh vật 22
    2.3.2 Nguyên tắc phương pháp 22
    2.3.3 Nguyên tắc hoạt động và cấu tạo bể lọc sinh học 23
    2.3.4 Vi sinh vật 25
    2.3.5 Các dạng lọc sinh học 28
    2.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả lọc và ưu, nhược điểm 32
    2.3.4 Một số sự cố và cách khắc phục trong vận hành bể lọc sinh học 36
    CHƯƠNG 3 38
    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38
    3.1. Mục đích, nội dung, phương pháp nghiên cứu 38
    3.1.1 Mục đích, đối tượng và nội dung nghiên cứu 38
    3.1.2 Phương pháp nghiên cứu 38
    3.2 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 46
    3.2.1 Kết quả điều tra nhu cầu sử dụng nước 46
    3.2.2 Khảo sát nước thải dòng vào 46
    3.2.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng COD dòng vào 47
    3.2.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của lưu lượng dòng vào 49
    CHƯƠNG 4 54
    THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT QUY MÔ NHỎ 54
    4.1Cơ sở thiết kế và đề xuất dây chuyền công nghệ 54
    4.1.1Cơ sở thiết kế 54
    4.1.3 Thông số thiết kế 55
    4.2Thiết kế bể lọc sinh học 55
    4.2.1 Thiết kế thể tích bể điều hòa 55
    4.2.2 Thiết kế thể tích bể lắng 2 56
    4.2.3 Thiết kế bể lọc sinh học 56
    KẾT LUẬN .59
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...