Thạc Sĩ Nghiên cứu thực nghiệm động cơ Diesel 3 xylanh sử dụng nhiên liệu sinh học

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Củ Đậu Đậu, 17/4/14.

  1. Củ Đậu Đậu

    Bài viết:
    991
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.1 Giới thiệu
    1.1.1 Đặt vấn đề
    Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số đã làm tăng
    đáng kể mức tiêu thụ nhiên liệu, làm tăng ô nhiễm môi trường. Trong đó nhiên liệu
    Diesel chiếm phần lớn tổng lượng nhiên liệu tiêu thụ. Càng phụ thuộc vào dầu mỏ,
    con người càng chịu nhiều khó khăn thách thức khi nó là nguồn tài nguyên không
    thể phục hồi. Cùng với sự phát triển kinh tế, các nước ngày càng đẩy mạnh việc
    khai thác dầu mỏ làm cho nguồn tài nguyên này trở nên cạn kiệt. Theo dự báo của
    thế giới, nguồn nhiên liệu truyền thống sẽ cạn kiệt vào những năm 2050- 2060.
    Khi xã hội ngày càng phát triển, thì động cơ đốt trong có vai trò hết sức quan
    trọng trong mọi lĩnh vực như: công nghiệp, nông nghiệp cũng như t hoả mãn các
    nhu cầu trong cuộc sống. Với lợi ích do động cơ đốt trong mang lại thì nguồn khí xả
    của nó cũng gây nên ô nhiễm chính cho bầu khí quyển. Phần lớn khí CO, HC, NO
    trong khí quyển hiện nay là do khí thải của động cơ đốt trong gây ra.
    Chính vì vậy, nhu cầu tìm kiếm nguồn nhiên liệu sạch và sạch hơn nhằm thay
    thế nhiên liệu truyền thống trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Đã có nhiều công trình
    nghiên cứu về ứng dụng năng lượng mặt trời cho xe ô tô, sản xuất ô tô chạy bằng
    năng lượng điện, fuelcell, dùng khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) và khí nén thiên nhiên
    (CNG) cho động cơ ô tô, động cơ tĩnh tại. Và việc nghiên cứu sử dụng nhiên liệu
    sinh học (Biodiesel) để đảm bảo nguồn năng lượng cung cấp cho động cơ đốt trong,
    đảm bảo tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường đã trở thành chính sách hàng đầu
    trong chiến lược phát triển kinh tế của mọi quốc gia. Nguyên liệu để điều chế nhiên
    liệu sinh học có từ nhiều nguồn gốc khác nhau như: dầu thực vật (dầu dừa, dầu
    cọ, .) hay mỡ động vật. Ngoài yếu tố thân thiện với môi trường, Biodiesel còn là
    nguồn tài nguyên có thể tái tạo được và còn góp phần thúc đẩy nền sản xuất nông
    nghiệp và kinh tế phát triển.

    1.1.2 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
    Bao gồm 3 mục tiêu chính:
    1) Nghiên cứu động cơ Diesel 3 xy-lanh công suất dự kiến từ 20 - 30 mã lực
    theo hướng sử dụng nhiên liệu sinh học (Biodiesel) ứng dụng trong nông
    nghiệp, dịch vụ và vận tải nông thôn.
    2) Nghiên cứu đề xuất mẫu động cơ Diesel tĩnh tại 3 xi-lanh phục vụ nông
    nghiệp, tiến tới sử dụng nhiên liệu dầu sinh học trong tương lai tại Việt
    Nam.
    1.1.3 Nội dung nghiên cứu
    Luận văn được thực hiện với các nội dung chính như sau:
    1) Nghiên cứu khảo sát khả năng ứng dụng của nhiên liệu Diesel sinh học
    (Biodiesel) trên động cơ Diesel và khả năng ứng dụng động cơ Diesel 3
    xi-lanh sử dụng Biodiesel trong nông nghiệp, dịch vụ và vận tải nông thôn.
    2) Xác định thực nghiệm trên băng thử và đánh giá đặc tính động cơ 3 xylanh có sử dụng diesel và so sánh đặc tính của động cơ khi sử dụng nhiên liệu sinh học Biodiesel sản xuất từ mỡ cá.
    3) Thông qua kết quả thực nghiệm, nghiên cứu đề xuất tỷ lệ pha trộn hỗn
    hợp hợp lý giữa Biodiesel với nhiên liệu Diesel khi ứng dụng trên động cơ đã nghiên cứu.
     
Đang tải...