Thạc Sĩ Nghiên cứu thực nghiệm chế độ nối tiếp và tiêu năng hạ lưu công trình tràn xả lũ Bình Điền

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 13/10/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    I.ĐẶT VẤN ĐỀ
    Ngày nay, ở Việt Nam việc xây dựng các hồ chứa nước phục vụ cho việc
    cấp nước sinh hoạt, phát điện, nuôi trồng thủy sản, đáp ứng nhu cầu nước tưới
    cho nông nghiệp . ngày càng phổ biến. Trong công trình đầu mối hố chứa
    nước ngoài các hạng mục như đập, cống lấy nước . thì tràn xả lũ là một hạng
    mục quan trọng trong hệ thống. Tràn có nhiệm vụ tháo nước thừa về mùa lũ,
    khống chế mực nước thượng lưu không cho vượt quá mức nước cho phép
    tương ứng với tần suất xả lũ thiết kế. Để đảm bảo cho tràn xả lũ làm việc bình
    thường là rất quan trọng, không những đảm bảo an toàn cho bản thân của
    công trình đầu mối mà còn cho cả lưu vực hạ lưu.
    Nước chảy qua công trình tháo thường là dòng chảy xiết có lưu tốc lớn,
    dòng chảy đó có năng lượng thừa lớn. Khi chảy xuống hạ lưu, dòng chảy có
    thể gây ra xói lở lòng dẫn nếu không được gia cố đầy đủ. Từ đó có thể làm
    mất ổn định của công trình. Bởi vậy phải chuyển dòng chảy xiết thành dòng
    chảy êm nghĩa là tạo ra nước nhảy ở hạ lưu. Trạng thái thủy lực nối tiếp có
    nước nhảy diễn ra rất phức tạp, gây nên các sự cố lớn và phổ biến, ảnh hưởng
    trầm trọng đến độ bền và tuổi thọ của công trình.
    Khi xây dựng công trình dâng nước mực nước trước công trình tăng lên
    dẫn đến thế năng dòng nước tăng lên. Khi dòng chảy đổ từ thượng lưu về hạ
    lưu thế năng đó chuyển hóa thành động năng, một phần động năng phục hồi
    thành thế năng (bằng mực nước hạ lưu), phần còn lại (gọi là năng lượng thừa)
    nếu không có giải pháp thiêu hao hữu hiệu thì sẽ gây xói lở nghiêm trọng gây
    ảnh hưởng đến an toàn công trình. Thêm vào đó việc xây dựng công trình
    thủy lợi trên sông đã phá hủy trạng thái cân bằng tự nhiên của lòng dẫn và có
    thể gây xói lở ở hạ lưu gây mất an toàn cho công trình. 2

    Việc tính toán lựa chọn hình thức nối tiếp và tiêu năng cho công trình
    sao cho hợp lý đảm bảo an toàn và kinh tế là việc cần thiết. Đây là bài toán
    thường được đặt ra trong thực tiễn, cần sự nghiên cứu để ứng dụng giải quyết.
    Với lý do trên, việc lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu thực nghiệm chế độ
    nối tiếp và tiêu năng hạ lưu công trình tràn xả lũ Bình Điền” nhằm tìm ra
    được hình thức tiêu năng phòng xói hợp lý cho một số công trình cụ thể là
    tràn xả lũ Bình Điều – Thừa Thiên Huế. Từ kết quả nghiên cứu công trình cụ
    thể này, có thể rút ra được những kết luận chung cho những công trình có
    điều kiện tương tự.
    II. MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    1.Mục tiêu nghiên cứu
    - Tổng hợp các kiến thức, các kết qủa nghiên cứu về nối tiếp và tiêu năng
    - Phân tích đánh giá lựa chọn hình thức nối tiếp và tiêu năng cho tràn xả
    lũ Bình Điền đảm bảo an toàn .
    - Kiến nghị việc sử dụng giải pháp nối tiếp và tiêu năng hữu hiệu nhất cho
    khu vực nghiên cứu.
    2. Phương pháp nghiên cứu
    - Điều tra, thống kê và tổng hợp thu thập tài liệu nghiên cứu đã có ở trong
    và ngoài nước có liên quan đến đề tài.
    - Phân tích thực nghiệm
    - Áp dụng mô hình thủy lực
    3. Nội dung nghiên cứu
    - Tổng quan về nối tiếp và tiêu năng
    - Các yếu tố ảnh hưởng đến nối tiếp và tiêu năng
    - Nghiên cứu mô hình thực nghiệm
    - Phân tích đánh giá kết quả thí nghiệm
    III. NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN GỒM: 3

    Mở đầu. Đặt vấn đề, mục tiêu, phương pháp và nội dung nghiên cứu
    Chương I. Tổng quan về nối tiếp và tiêu năng sau công trình tháo.
    Chương II. Cơ sở lý luận về tính toán nối tiếp và tiêu năng.
    Chương III. Nghiên cứu thực nghiệm nối tiếp và tiêu năng tràn xả lũ Bình
    Điền
    Chương IV. Kết luận và kiến nghị
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục
     
Đang tải...