Đồ Án Nghiên cứu thu nhận enzyme từ phế liệu cá

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tóm tắt luận văn

    Đề tài “Nghiên cứu thu nhận enzyme từ phế liệu cá” nhằm khảo sát hoạt tính của các enzyme trong nội tạng cá tra (Pangasius hypophthalmus) và nghiên cứu thu nhận chế phẩm enzyme thô.
    Các số liệu thực nghiệm về việc so sánh giữa mẫu nội tạng có mật và bỏ mật cho thấy ở mẫu có mật hoạt tính riêng của enzyme amylase thấp hơn; hoạt tính riêng enzyme protease cao hơn; và hoạt tính riêng của enzyme lipase thì cao hơn mẫu bỏ mật.
    Đáng chú ý là hoạt tính riêng lipase cao nên việc thu nhận chế phẩm tập trung theo hướng tối ưu hóa điều kiện trích ly enzyme này.
    Quá trình trích ly tiến hành ở nhiệt độ 300C; thời gian trích ly là 2,5 h; pH dung môi trích ly (dung dịch Na2CO3) là 9; tỷ lệ nội tạng và dung môi trích ly là 1 : 2,5 (theo khối lượng) thu được dịch trích ly có hoạt tính riêng của lipase cao nhất 1,4257 µmol/h.mg.
    Sử dụng dung môi kết tủa là ethanol với tỷ lệ dịch trích ly và ethanol (theo thể tích) là 50 : 50 cho tủa có hoạt tính riêng của lipase cao nhất là 7,5187 µmol/h.mg.
    Trong quá trình bảo quản lạnh đông, hoạt tính riêng của enzyme lipase giảm theo hàm số mũ (với y là hoạt tính riêng lipase, x là ngày bảo quản).

    MỤC LỤC
    TRANG BÌA I
    NHIỆM VỤ LUẬN VĂN
    LỜI CẢM ƠN II
    TÓM TẮT LUẬN VĂN III
    MỤC LỤC IV
    DANH SÁCH HÌNH VẼ VI
    DANH SÁCH BẢNG BIỂU VII
    CHƯƠNG 1 LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 3

    2.1 Nguyên liệu 4
    2.1.1 Cá da trơn 4
    2.1.2 Cá tra 5
    2.1.3 Tình hình sản xuất tại Việt Nam 7
    2.1.4 Lượng phế liệu và tận dụng phế liệu 8
    2.2 Enzyme hệ tiêu hóa 10
    2.2.1 Đặc điểm chung của enzyme hệ tiêu hóa 10
    2.2.2 Sự sản sinh enzyme hệ tiêu hóa 11
    2.2.3 Đặc điểm và tính chất của một số enzyme hệ tiêu hóa 12
    2.2.4 Enzyme trong hệ tiêu hóa của cá và hoạt động của chúng 19
    2.3 Ứng dụng của chế phẩm enzyme hệ tiêu hóa 22
    2.4 Các phương pháp thu nhận chế phẩm enzyme 23
    2.4.1 Phương pháp trích ly và kết tủa bằng muối 23
    2.4.2 Phương pháp trích ly và kết tủa enzyme bằng dung môi hữu cơ 24
    2.4.3 Phương pháp sử dụng pH 25
    2.4.4 Các quy trình thu nhận chế phẩm enzyme 25
    2.4.5 Phương pháp tách và làm sạch enzyme 28
    2.4.6 Một số chế phẩm enzyme từ động vật 30
    2.5 Các phương pháp xác định hoạt tính enzyme 32
    2.5.1 Một số điểm cần lưu ý khi xác định hoạt tính enzyme 32
    2.5.2 Enzyme amylase 32
    2.5.3 Enzyme protease 34
    2.5.4 Enzyme lipase 34
    CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 45
    3.1 Nguyên liệu 46
    3.2 Hóa chất 46
    3.3 Thiết bị sử dụng trong nghiên cứu 46
    3.4 Phương pháp nghiên cứu 47
    3.4.1 Sơ đồ nghiên cứu 47
    3.4.2 Quy trình và thuyết minh 48
    3.5 Phương pháp xác định hàm lượng protein 50
    3.6 Phương pháp xác định hoạt tính enzyme 51
    3.6.1 Hoạt tính enzyme amylase 51
    3.6.2 Hoạt tính enzyme protease 52
    3.6.3 Hoạt tính enzyme lipase 54
    3.6.4 Hoạt tính riêng của enzyme 56
    CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 57
    4.1 Xây dựng đường chuẩn 58
    4.2 So sánh mẫu có mật và không có mật 60
    4.3 Tối ưu quá trình trích ly 68
    4.3.1 Khảo sát thời gian trích ly 68
    4.3.2 Khảo sát tỷ lệ dung môi trích ly 71
    4.3.3 Khảo sát pH dung môi trích ly 74
    4.3.4 Khảo sát nhiệt độ trích ly. 78
    4.3.5 Tối ưu quá trình trích ly 80
    4.4 Khảo sát quá trình kết tủa thu enzyme thô 84
    4.5 Sự giảm hoạt tính của enzyme theo thời gian 88
    CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91
    5.1 Kết luận 92
    5.2 Kiến nghị 92
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...