Thạc Sĩ Nghiên cứu thu nhận enzym amylase của một số chủng NS phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 1/12/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Amylase là một loại enzym thủy phân tinh bột quan trọng nhất trong công nghệ sinh học. Nó
    có khả năng phân cắt các liên kết α-1,4 glucoside, α-1,6 glucoside của amylose và amilopectin, làm
    tăng tốc độ đường hóa tinh bột của nguyên liệu giúp các phản ứng xảy ra nhanh chóng, rút ngắn thời
    gian hình thành sản phẩm.

    Amylase thu nhận từ VSV nói chung, từ NS nói riêng có nhiều ưu điểm nổi bật hơn các loại
    amylase từ thực vật và động vật như: hoạt tính enzym cao hơn, khả năng chịu nhiệt cao, thời gian
    thu enzym nhanh, giá thành rẻ, có thể sản xuất ở quy mô công nghiệp với nguồn nguyên liệu đơn
    giản và rẻ tiền. Với những ưu thế nổi trội, NS trở thành nguồn nguyên liệu dồi dào, đầy hứa hẹn cho
    ngành công nghiệp sản xuất enzym. Do đó, trong vòng 50 năm trở lại đây, các chế phẩm enzym từ
    NS đã dần thay thế enzym từ động vật. Các chủng NS sinh amylase cao như: Aspergillus oryzae,
    Aspergillus niger, Rhizopus, .

    Với phạm vi ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: công nghệ thực phẩm, dược
    phẩm, công nghệ lên men, công nghiệp dệt nên khối lượng chế phẩm amylase được sản xuất hàng
    năm trên thế giới lên tới hàng chục vạn tấn và ngày một gia tăng. Chính vì vậy, việc tìm kiếm các
    chủng NS sinh amylase cao luôn thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước.
    Trong quá trình tìm kiếm ấy, con người luôn quan tâm đến NS sống trong các hệ sinh thái đặc biệt.
    Nằm giữa đất liền và biển cả, RNM Cần Giờ có môi trường sống vốn khắc nghiệt, mang tính
    cạnh tranh cao, làm tăng khả năng sinh các chất có hoạt tính sinh học giúp SV thích nghi tốt với
    điều kiện sống. Nơi đây lưu trữ, bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của vùng ven
    biển nhiệt đới từ thực vật, động vật và cả VSV.

    Hơn nữa, Việt Nam là nước có nguồn tinh bột và phụ phẩm nông nghiệp khá dồi dào là điều
    kiện thuận lợi để ứng dụng amylase thu nhiều sản phẩm.
    Có thể nói cho đến nay, sự hiểu biết về khu hệ NS ở RNM và vai trò của chúng trong hệ sinh
    thái này còn quá ít và chưa đầy đủ. Trước thực tế này, nhằm đa dạng hóa nguồn enzym từ các NS,
    cũng như mong muốn thu nhận được các chủng NS mang đặc tính quý, chúng tôi tiến hành đề tài:
    Nghiên cứu thu nhận enzym amylase của một số chủng NS phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ”.

    Mục tiêu đề tài
    Tuyển chọn và khảo sát được một số chủng NS sinh α-amylase và glucoamylase cao từ RNM
    Cần Giờ Tp. Hồ Chí Minh

    Nhiệm vụ của đề tài
    - Phân lập các chủng NS thu nhận từ RNM Cần Giờ. - Khảo sát khả năng sinh tổng hợp amylase các chủng NS phân lập được
    - Tuyển chọn 2 chủng sinh amylase cao tiếp tục khảo sát
    - Phân loại đến chi các chủng NS đã tuyển chọn
    - Khảo sát các điều kiện sinh trưởng của 2 chủng NS tuyển chọn
    - Khảo sát các điều kiện ảnh hưởng đến quá trình thu nhận amylase
    - Thu nhận chế phẩm amylase thô và so sánh với enzym thương mại trên thị trường.
    - Khảo sát các đặc tính sinh học khác

    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng là các chủng NS phân lập từ các mẫu đất, thân, lá cây, ở RNM Cần Giờ
    - Phạm vi nghiên cứu gồm 5 xã: Bình Khánh, Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông, Long Hòa, Lý
    Nhơn thuộc RNM huyện Cần Giờ.

    Thời gian và địa điểm nghiên cứu đề tài
    - Thời gian: Từ tháng 8/2009 – 7/ 2010
    - Địa điểm: Đề tài được thực hiện tại PTN Vi sinh - Sinh hóa, Khoa Sinh học,
    Trường Đại học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...