Luận Văn Nghiên cứu thu hồi dầu cá từ phế liệu cá (đầu, xương) và đánh giá chất lượng của dầu thu được

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án tốt nghiệp
    Đề tài: Nghiên cứu thu hồi dầu cá từ phế liệu cá (đầu, xương) và đánh giá chất lượng của dầu thu được
    Tham khảo bản tiếng Pháp tại đây: http://www.trangquynh.net/threads/331840

    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN . i
    MỤC LỤC ii
    DANH MỤC BẢNG . v
    DANH MỤC HÌNH . vi
    KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT vii
    Chương 1. TỔNG QUAN 2
    1.1. Tổng quan về nguyên liệu . 2
    1.1.1. Tổng quan về nguyên liệu cá chẽm 2
    1.1.2. Tình hình khai thác và chế biến cá chẽm. 3
    1.1.3. Tình hình sử dụng phế liệu cá trong nước và trên thế giới . 3
    1.2. Tổng quan về enzyme protease . 5
    1.2.1. Đặc điểm . 5
    1.2.2. Phân loại . 5
    1.2.3. Ứng dụng của protease 6
    1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình thủy phân protein bằng enzyme 7
    1.3. Tổng quan về dầu cá . 9
    1.3.1 Tình hình nghiên cứu và sản xuất dầu cá . 9
    1.3.2 Nguyên liệu sản xuất dầu cá 9
    1.3.2.1. Nguyên liệu sản xuất dầu cá 9
    1.3.2.2. Các phương pháp bảo quản nguyên liệu 9
    1.3.3 Lipit trong động vật thủy sản . 9
    1.3.4 Các phương pháp sản xuất dầu cá 10
    1.3.4.1. Phương pháp thủy phân bằng enzyme: 10
    1.3.4.2. Phương pháp dùng nhiệt: . 11
    1.3.4.3. Phương pháp dùng lực cơ học bằng cách xay, nghiền, ép, ly tâm: 11
    1.3.4.4. Phương pháp lạnh đông, tan giá: . 11
    1.3.4.5. Phương pháp chiết dầu bằng dung môi hữu cơ: 11
    iii
    1.3.4.6. Phương pháp thủy phân bằng dung dịch xút loãng: 11
    1.3.5 Thành phần hóa học của dầu cá . 11
    1.3.6 Tiêu chuẩn chất lượng dầu cá 12
    1.3.7 Công dụng của dầu cá 12
    1.3.8 Biện pháp bảo quản dầu cá và các dạng hư hỏng của nó trong quá trình
    bảo quản 14
    1.3.8.1. Các dạng hư hỏng 14
    1.3.8.2. Biện pháp bảo quản dầu 15
    Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 16
    2.1 Vật liệu nghiên cứu . 16
    2.2 Phương pháp nghiên cứu 16
    2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm và xử lý số liệu. 16
    2.2.2. Bố trí thí nghiệm . 16
    2.2.2.1. Xác định thành phần hóa học của đầu, xương cá chẽm 16
    2.2.2.2. Tách dầu bằng phương pháp thủy phân sử dụng enzyme protamex 17
    2.2.2.3. Sản xuất dầu cá ở chế độ tối ưu và đánh giá chất lượng dầu thu
    được . 23
    2.2.3. Phương pháp phân tích 24
    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 25
    3.1. Kết quả xác định thành phần hóa học cơ bản của đầu, xương cá chẽm 25
    3.2. Kết quả xác định các thông số tối ưu cho quy trình tách dầu bằng phương
    pháp thủy phân sử dụng enzyme protamex . 25
    3.2.1. Xác địnhcác thông số tối ưu cho quy trình tách dầu cá từ đầu cá chẽm . 25
    3.2.1.1 Xác định tỷ lệ nước bổ sung thích hợp cho quá trình thủy phân . 25
    3.2.1.2 Xác định tỷ lệ enzyme bổ sung thích hợp cho quá trình thủy phân. 27
    3.2.1.3 Xác định nhiệt độ thủy phân thích hợp cho quá trình thủy phân . 28
    3.2.1.4 Xác định thời gian thủy phân thích hợp cho quá trình thủy phân . 30
    3.2.1.5 Xác định thời gian ly tâm thích hợp . 31
    iv
    3.2.2. Xác định các thông số tối ưu cho quy trình tách dầu cá từ xương cá
    chẽm 32
    3.2.2.1. Xác định tỷ lệ nước bổ sung thích hợp cho quá trình thủy phân 32
    3.2.2.2. Xác định tỷ lệ enzyme bổ sung thích hợp cho quá trình thủy phân. 33
    3.2.2.3. Xác định nhiệt độ thủy phân thích hợp cho quá trình thủy phân . 34
    3.2.2.4. Xác định thời gian thủy phân thích hợp cho quá trình thủy phân . 35
    3.2.2.5. Xác định thời gian ly tâm thích hợp . 36
    3.3. Đề xuất quy trình sản xuất và đánh giá chất lượng dầu thu được . 37
    3.3.1. Quy trình tách dầu từ đầu cá chẽm theo phương pháp thủy phân sử
    dụng enzyme protamex . 37
    3.3.2. Quy trình tách dầu từ phần xương cá chẽm theo phương pháp thủy
    phân bằng enzyme protamex 39
    3.3.3. Kết quả sản xuất dầu với mẫu lớn và đánh giá chất lượng dầu thu được
    theo quy trình đã đề xuất 40
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 46
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 47
    PHỤ LỤC


    LỜI MỞ ĐẦU
    Hiện nay ngành nuôi trồng thủy sản ở nước ta đang phát triển mạnh mẽ.
    Cùng với sự phát triển đó, nhu cầu thức ăn thủy sản ngày càng tăng cao. Thực tế, ở
    Việt Nam mới có khoảng 89 nhà máy chế biến thức ăn nuôi thủy sản, sản lượng
    khoảng 2,4 triệu tấn/năm. Sản lượng này không đủ cung cấp nhu cầu trong nước
    nên ngườinuôi phải sử dụng cả thức ăn tự chế hoặc thức ăn ngoại.Điều đáng nói là
    các nhà máy này còn phải nhập khẩu nguồn nguyên liệu trong đó có cả bột cá và
    dầu cá. Thức ăn nuôi trồng thủy sản đang sử dụng khoảng 90% nguồn cung dầu cá
    toàn cầu để lấy chất béo. Theo dự báo của FAO, nhu cầu về dầu cá còn tiếp tục tăng
    trong những năm tới, có thể xảy ra tình trạng thiếu hụt. Vì thế, giá nhập khẩu dầu cá
    có xu hướng tăng.
    Mặt khác, sự phát triển của ngành chế biến thủy sản trong nước đã tạo ra
    nguồn phế liệu dồi dào, trong đó phải kể đến lượng phế liệu cá.Vấn đề đặt ra là cần
    tận dụng nguồn phế liệu cá này để sản xuất bột cá, dầu cá và các sản phẩm giá trị
    khác. Điều đó vừa giải quyết đượcviệc xử lývà nâng cao giá trịnguồn phế liệu,
    vừa đáp ứng được nhu cầu dầu cá, bột cá trong nước.Nó góp phần hạn chế tình
    trạng chưa tận dụng hết tiềm năng nguồn nguyên liệu trong nước mà vẫn phải nhập
    khẩu, gây tổn thất kinh tế.
    Xuất phát từ thực tế đó, được sự chấp nhận của Nhà trường em tiến hành đề
    tài: “Nghiên cứu tách dầu từ phế liệu (đầu, xương) cá chẽm của quá trình chế biến
    cá”. Với nội dung nghiên cứu:
     Xác định thành phần hóa học của đầu, xương cá chẽm
     Xác định các thông số tối ưu cho quá trình tách dầu cá
     Xây dựng quy trình và đánh giá chất lượng dầu cá thu được.
    2
    Chương 1. TỔNG QUAN
    1.1. Tổng quan về nguyên liệu
    1.1.1. Tổng quan về nguyên liệu cá chẽm
    Tên khoa học: Lates calcarifer (Bloch, 1790)
    Tên tiếng Anh: Giant seaperch
    Đặc điểm hình thái: thân dài, dẹp bên, phần lưng hơi gồ cao, bắp đuôi ngắn.
    Đầu dài, nửa trước nhọn, từ gáy đến mút mõm cong xuống, chiều dài lớn hơn chiều
    cao. Chiều dài thân bằng 3,2 lần chiều cao thân và bằng 2,9 lần chiều dài đầu. Mép
    sau xương nắp mang chính có 1 gai dẹt. Mắt lớn, khoảng cách hai mắt hẹp. Miệng
    rộng, chếch, hàm dưới nhô dài hơn hàm trên. Răng nhọn, khỏe. Xương khẩu cái và
    xương lá mía có nhiều răng, mọc thành đai. Thân phủ vẩy lược nhỏ, yếu. Hai vây
    lưng tách rời nhau. Vây đuôi tròn, không chia thùy. Thân màu xám, bụng trắng bạc.
    Phân bố: cá chẽm là một loài cá sống cả trong nước mặn lẫn nước ngọt. Khu
    vực sinh sống bản địa của nó là vùng bắc và đông Australia tới eo biển Torres và
    New Guinea nhưng hiện nay đã được nuôi tại nhiều nơi trên thế giới như: Australia,
    Malaysia, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Vi ệt Nam, V ương quốc Anh, Hoa Kỳ v à Hà Lan.
    Cá chẽm còn gọi là cá vược. Chúng thường sống trong các hang đá hoặc vùng
    đáy có cỏ biển. Chúng cũng thích nghi với đáy rạn san hô. Loài cá này cũng có phân
    bố ở vùng nước lợ. Chúng thuộc loại cá dữ điển hình ở cửa sông, chúng có số lượng
    đông trong các kênh rạch, đầm phá và nhất là trong các đầm nuôi tôm.
    Ở Việt Nam, cá chẽm phân bố ở vịnh Bắc Bộ, vùng biển miền Trung và Nam Bộ.
    3
    1.1.2. Tình hình khai thác và chế biến cá chẽm.
    Cá chẽm là một mặt hàng có giá trị cao và có nhiều nhu cầu ở châu Á. Theo
    thống kê của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO), sản lượng cá chẽm hàng năm
    của thế giới đạt gần 400.000 tấn, trong đó sản lượng của Thái Lan và các nước châu
    Á khác chiếm hơn 90%.
    Theo báo cáo của FAO, Thái Lan là nước đứng đầu trong qui trình nuôi cá
    Chẽm, tiêu biểu là năm 2005 sản lượng cá ở Thái Lan đạt hơn 12.000 tấn. Ở Đài
    Loan, Malaysia và Indonesia hàng năm cũng sản xuất ra hàng nghìn tấn cá Chẽm
    thương phẩm.
    Theo báo cáo, năm 2005-2006 Úc tăng 20% sản lượng cá Chẽm, đạt hơn
    1.700 tấn cá tương đương 12 tỷ đô la.
    Ở Việt Nam, nguồn nguyên liệu cá chẽm được cung cấp là do khai thác và
    nuôi trồng. Người ta sử dụng lưới kéo và câu để khai thác chúng, khai thác quanh
    năm.
    Các dạng sản phẩm của cá chẽm bao gồm: ăn tươi, chế biến phi lê và các sản
    phẩm phối chế khác. Đối với mặt hàng phi lê đông lạnh thì định mức nguyên liệu
    thường trên 2.0. Phế liệu của quá trình chế biến này là: đầu, xương, vây, mỡ, nội
    tạng Hiện tại, người ta chủ yếu tận dụng nguồnphế liệu này làm thức ăn cho
    thủy sản.
    1.1.3. Tình hình sử dụng phế liệu cá trong nước và trên thế giới
    Trên thế giới
    Cùng với sự phát triển của công nghệ chế biến thực phẩm thủy sản thì công
    nghệ xử lý và tận dụng phế liệu ngày càng phát triển, bởi lẽ từ sự phát triển của
    công nghệ chế biến thủy sản đã tạo ra một nguồn phế liệu dồi dào cả về sản lượng
    và chủng loại. Đó chính là động lực thúc đẩy công nghệ xử lý phế liệu phát triển
    theo.
    Hiện nay, từ nguồn phế liệu của công nghệ chế biếnthủy sản, các nước trên
    thế giới đã nghiên cứu và xây dựng thành công các sản phẩm có giá trị gia tăng góp
    phần nâng cao hiệu quả kinh tế, cũng như bảo vệ môi trường.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Đỗ Minh Phụng, Đặng Văn Hợp (1997), Phân tích kiểm nghiệm sản phẩm
    thủy sản, Trường Đại Học Thủy Sản Nha Trang.
    2. Nguyễn Đức Lượng, Công nghệ enzyme, Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ
    Chí Minh.
    3. Trần Thị Luyến, Đỗ Minh Phụng (1996), Chế biến tổng hợp thủy sản, tập II,
    Trường Đại học thủy sản Nha Trang.
    4. Trần Thị Luyến, Đỗ Minh Phụng, Nguyễn Anh Tuấn (2006), Sản xuất các
    chế phẩm kỹ thuật và y dược từ phế liệu thủy sản, Nhà xuất bản nông nghiệp.
    5. Lại Văn Hùng (2004), Dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi trồng thủy sản,
    NXB Nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh.
    6. Nguyễn Trọng Cẩn, Nguyễn Minh Phụng, Nguyễn Anh Tuấn (2006), Công
    nghệ chế biến thực phẩm thủy sản, tập I, Nhà xuất bản nông nghiệp.
    7. Nguyễn Quang Lộc, Lê Văn Thạch, Nguyễn Nam Vinh (1993), Kỹ thuật ép
    dầu và chế biến dầu, mỡ thực phẩm, NXB khoa học và kỹ thuật.
    8. Một số luận văn khoa học
    9. Một số trang website:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...