Luận Văn Nghiên cứu thống kê tình hình giáo dục đào tạo Đại học chính quy tại trường Đại học Kinh tế quốc dân

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nghiên cứu thống kê tình hình giáo dục đào tạo Đại học chính quy tại trường Đại học Kinh tế quốc dân thời kỳ 1995 - 2004

    Trong bất kỳ một xã hội nào thì tri thức luôn được đặt lên hàng đầu. Một đất nước muốn phát triển mạnh cần có một nền giáo dục phát triển bền vững, tạo được nguồn nhân lực phong phú, dồi dào cho hiện tại và cả thế hệ tương lai, qua đó ta thấy GD -ĐT đóng vai trò quan trọng đối với mọi quốc gia, và trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào cũng cần thường xuyên có sự đánh giá, phân tích biến động của tình hình giáo dục và đào tạo để đưa ra những xu hướng của sự biến động và có kế hoạch cho những năm tiếp theo. Phương pháp thống kê đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích và đánh giá này, đây là phương pháp không thể thiếu được khi đưa ra xu hướng biến động, dự báo hiện tượng, nhằm đưa ra những kết luận chính xác, và lập kế hoạch hoạt động trong tương lai. Thống kê tình hình giáo dục đào tạo luôn là đề tài nghiên cứu thu hút được sự quan tâm của những nhà quản lý giáo dục, bởi giáo dục đào tạo luôn coi là nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt là từ sau đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định “cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” thì giáo dục càng được chú ý. Đối với giáo dục và đào tạo ở các trường Đại học sự quan tâm và đầu tư càng lớn hơn, bởi môi trường Đại học là nơi đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, là nơi trang bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản, những chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng tối đa nhu cầu nguồn nhân lực cho xã hội.
    Tuy nhiên, để có thể có được những bước tiến nhanh và vững chắc chúng ta nên có đánh giá sự nghiệp giáo dục cho từng giai đoạn nhằm biết được những mặt đã đạt được và những mặt chưa đạt được, rút ra những bài học kinh nghiệm cho những năm tiếp theo. Chỉ trên cơ sở đánh giá một cách đúng đắn, công bằng chúng ta mới có thể tìm ra những giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy giáo dục phát triển, đáp ứng được sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
    Nội dung tóm tắt:
    chương i giáo dục và đào tạo - hệ thống chỉ tiêu thống kê tình hình đào tạo đại học
    Chương II Một số phương pháp trong phân tích tình hình đào tạo
     
Đang tải...