Tài liệu Nghiên cứu thống kê hoạt động tín dụng của sở giao dịch I- ngân hàng công thương Việt Nam thời kỳ 19

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Nghiên cứu thống kê hoạt động tín dụng của sở giao dịch I- ngân hàng công thương Việt Nam thời kỳ 1998-2004


    Lời mở đầu

    Hiện nay nước ta đang trong quá tŕnh xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xă hội chủ nghĩa. Trong quá tŕnh phát triển của nền kinh tế Ngân Hàng là một trong những ngành dịch vụ quan trọng trong nền kinh tế quốc dân góp phần không nhỏ vào quá tŕnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
    Kể từ năm 1991, ngành Ngân hàng đă bắt đầu công cuộc đổi mới theo pháp lệnh về Ngân hàng. Hệ thống Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam được phân thành hai cÊp : hệ thống Ngân hàng nhà nước và hệ thống Ngân hàng thương mại. Hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam từ khi thành lập đến nay đă từng bước hoàn thiện và trưởng thành đáp ứng được những đ̣i hỏi và nhu cầu cấp bách của nền kinh tế thị trường. Thực hiện chức năng là trung tâm tài chính và kinh doanh tiền tệ, các Ngân hàng thương mại đă góp phần không nhỏ vào sự đầu tư và phát triển của đất nước.
    Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng đối với hệ thống Ngân hàng nói chung và Ngân hàng thương mại nói riêng. Vấn đề cơ bản đặt ra là làm sao để huy động và sử dụng vốn một cách hợp lư và hiệu quả. Phân tích hoạt động tín dụng nhằm giúp lănh đạo Ngân hàng thấy được những mặt mạnh, mặt yếu để từ đó đề xuất những kiến nghị và biện pháp nhằm làm tăng hiệu quả của hoạt động tín dụng Ngân hàng là một vấn đề quan trọng và cần thiết.
    Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng ngân hàng. Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại Sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam em đă chọn đề tài “ Nghiên cứu thống kê hoạt động tín dụng của sở giao dịch I- ngân hàng công thương Việt Nam thời kỳ 1998-2004” để viết chuyên đề thực tập tôt nghiệp.


    CHƯƠNG I
    Hệ thống chỉ tiêu thống kê về hoạt động tín dụng –
    Lư luận chung về Ngân hàng và hoạt động tín dụng Ngân hàng

    I/ TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG
    1.Lịch sử ra đời và phát triển của Ngân hàng
    Nh­ chóng ta đă biết ngân hàng ra đời luôn gắn liền với quan hệ thương mại. Do đó đă thúc đẩy sự ra đời của những tổ chức chuyên nghề kinh doanh tiền tệ để làm đảm nhiệm những chức năng riêng biệt do quá tŕnh lưu thông tiền tệ đ̣i hỏi. Trải qua quá tŕnh h́nh thành và phát triển của xă hội loài người th́ ngành ngân hàng cũng không ngừng phát triển và hoàn thiện hơn.
    1.1 Lịch sử ra đời và phát triển ngân hàng trên thế giới
    Ngân hàng xuất hiện từ cổ xưa, khoảng 2000 năm trước Công nguyên, các hoạt động đổi tiền, cho vay và các nghiệp vụ khác của ngân hàng đă được thực hiện tại thành phố cổ Balylone và tại các đền thờ. Bởi v́ đền thừo là nơi có đủ các điều kiện có hầm, có két sắt để đảm bảo an toàn nhất khó bị trộm cướp và là nơi linh thiêng được nhân dân kiêng nể không giám xâm phạm. Đây cũng là Trung tâm thương mại của thành phố.
    Trải qua nhiều thế kỷ, hoạt động ngân hàng nói trên được tiếp tục tại các nước ven biển địa Trung hải, Trung đông Hy Lạp, La Mă và tại các đô thị lớn nối liền Trung đông và Trung Hoa. Từ thế kỷ XV trở về trước chưa có một cơ quan nào được coi là ngân hàng thực sự theo quan niệm ngày nay. Cho măi đến thế kỷ XV, vào năm 1401 ở Tây Bân Nha xuất hiện một ngân hàng có đầy đủ chức năng của một ngân hàng thực sự với tên gọi Barcelone. Sau đó vào năm 1409 ngân hàng thứ hai – ngân hàng Valence cũng được thành lập tại đây. Cả hai ngân hàng thực hiện phần lớn các nghiệp vụ của ngân hàng ngày nay nh­ “ đi vay để cho vay, cấp tín dụng, giữ bảo vật cho khách hàng”.
    Đến thế kỷ thứ XVII các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ phát triển ngày càng đa dạng và phong phú điều kiện đó h́nh thành các tổ chức được coi là ngân hàng đúng nghĩa đầu tiên. Đó là ngân hàng Amsterdam ( Hà Lan ) thành lập năm 1609, ngân hàng Hamboung ( Đức) thành lập 1616, Anh quốc ngân hàng ( Ngân hàng cổ phần ) đầu tiên thành lập năm 1694.
    Đến thế kỷ XVIII lưu thông hàng hoá được mở rộng phạm vi, quy mô trong khi nhiều ngân hàng phát hành nhiều loại giấy bạc khác nhau, đă cản trở quá tŕnh giao lưu hàng hoá nói tiêng và quá tŕnh phát triển kinh tế nói chung. V́ vậy vào thế kỷ thứ XVIII- XIX Nhà nước đă can thiệp vào lĩnh vực ngân hàng bằng cách ban hành các đạo luật để hạn chế số lượng các ngân hàng được phép phát hành tiền.
    Trong thế kỷ thứ XVIII- XIX một số nước công nghiệp châu Âu th́ việc phát hành tiền được giao cho một số ngân hàng lớn. Cho đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Nhà nước đă ban hành đạo luật chỉ cho phép một ngân hàng duy nhất phát hành tiền c̣n các ngân hàng chuyển thành ngân hàng thương mại.
    Từ đầu thế kỷ XX cho đến nay đa số các nước đă thực hiện cơ chế một ngân hàng độc quyền phát hành tiền nhưng các ngân hàng này vẫn thuộc quyền sở hữu tư nhân. Điều này đă không cho phép nhà nước can thiệp một cách thường xuyên vào các lĩnh vực kinh tế, thông qua tác động của tiền tệ. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đă buộc chính phủ các nước tăng cường hơn nữa sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh tế. Ngoài việc điều tiết kinh tế bằng hệ thống pháp luật, chính sách thuế. Nhà nước thấy cần thiết phải nắm phương tiện cơ bản của nền kinh tế thị trường đó là tiền tệ để góp phần giải quyết t́nh trạng bất ổn trong nền kinh tế. Sau khủng hoảng kinh tế 1929-1933, một số nước nh­ Canada 1938, Đức 1939 đă quốc hữu hoá ngân hàng phát hành. Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 phần lớn các nước đă quốc hữu hoá ngân hàng phát hành thuộc quyền sở hữu Nhà nước, nh­ Pháp quốc hữu hoá ngân hàng năm 1945 và Anh năm 1946. Ngoài ra một số nước ngân hàng phát hành tuy không hoàn toàn thuộc quyền sơ hữu của Nhà nước, nhưng hoạt động vẫn mang tính chất Nhà nước v́ư cơ quan quản lư cao nhất của ngân hàng do Nhà nước bổ nhiệm.
    Trong thời kỳ hiện nay ngân hàng Trung ương đă ra đời thay thế cho ngân hàng phát hành, đây không chỉ là sự thay đổi thuần tuư về tên gọi mà c̣n thay đổi các chức năng hoạt động của ngân hàng. Trước đây chức năng cơ bản của ngân hàng phát hành chỉ là phát hành tiền th́ bây giờ ngân hàng Trung ương ngại chức năng phát hành tiền c̣n có chức năng quản lư Nhà nước về tiền tệ.
    1.2.Lịch sử ra đời và phát triển ngân hàng ở Việt Nam
    Trước cách mạng tháng 8/1945 Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu thương mại kém phát triển. Do đó kinh doanh tiền tệ không có điều kiện để hoạt động.
    Từ giữa thế kỷ XIX Pháp sang xâm chiếm nước ta và Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp. Sự h́nh thành và phát triển của hệ thống tiền tệ tín dụng do chính ohủ Pháp thực hiện. Ngân hàng Đông Dương là một công ty cổ phần tư nhân thuộc sở hữu của tập đoàn tư bản tài chính Pháp, ngoài độc quyền phát hành tiền tệ như một ngân hàng trung ương, đó c̣n là ngân hàng kinh doanh thương mại lớn nhất lúc bấy giờ. Một ngân hàng nữa của Pháp là ngân hàng Pháp – Hoa được thành lập để hỗ trợ các giao dịch thương mại giữa Pháp, Đông Dương, Trung Quốc và một vài nước Đông Á khác. Ngoài ngân hàng của Pháp, các nước Châu Âu có quyền lợi kinh tế ở Á Đông và Trung Quốc cũng thiết lập tại hải cảng Việt Nam các chi nhánh ngân hàng. Trong thời gian này hoạt động ngân hàng tại Việt Nam đều ở trong tay người ngoại quốc.
    Tháng 8/1927 một nhóm nhân sĩ cấp tiến tại miền Nam có tinh thần độc lập đă kêu gọi các nhà tư bản Việt Nam góp vốn thành lập một công ty hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng có tên gọi là An Nam ngân hàng, sau đó đổi tên thành Việt Nam ngân hàng. Ngân hàng này có 100% vốn do người Việt Nam góp và được điều hành bởi một hội đồng quản trị toàn người ViệtNam.
    Sau cách mạng tháng 8/1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời đă từng bước xây dựng hệ thống kinh tế độc lập, tự chủ trong đó có hệ thống ngân hàng. Ngày 06/05/1951 Chính phủ Việt Nam ra sắc lệch số 05/SL thành lập ngân hàng quốc gia Việt Nam, ngân hàng này được thành lập với tư cách là một cơ quan ngang bé trong hội đồng Chính phủ thực hiện chức năng quản lư Nhà nước về tiền tệ, tín dụng, ngoại hối, ngân hàng đồng thời kiêm nhiệm hoạt động của các ngân hàng chuyên nghiệp. Năm 1954 sau sù ra đi của người Pháp, Nhà nước Việt Nam tiếp quản khu vực ngân hàng ở miền Bắc và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở miền Nam đă cùng với ngân hàng Việt Nam hoạt động ở miền Nam cho đến năm 1975. Sau năm 1975 đất nước thống nhất, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đă rút đi, hệ thống ngân hàng cả nước đă được hoà nhập và ngân hàng Nhà nước Việt Nam đóng vai tṛ là tổ chức duy nhất làm trung gian tài chính ngắn hạn trong nước. Các chi nhánh của ngân hàng Nhà nước đă trở thành khâu trung gian giữa quá tŕnh lập kế hoạch và ngân sách với các xí nghiệp quốc doanh đảm bảo việc chuyển các nguồn vốn được phân bổ xuống tới các cơ sở kinh tế theo kế hoạch của nhà nước và chuyển nộp lại các khoản lợi nhuận từ các cơ sở kinh tế vào ngân sách . Tuy nhiên chỉ các đơn vị kinh tế quốc doanh thuộc sự quản lư Trung ương và địa phương mới thuộc đối tượng phân bổ vốn của ngân hàng Nhà nước. Chính v́ vậy, nhiều yếu tố then chốt trong hoạt động ngân hàng, bao gồm hầu hết những yếu tố của quá tŕnh quản lư rủi ro không c̣n thích hợp nữa. Cho đến năm 1987 quá tŕnh chuyển từ hệ thống ngân hàng “một cấp” sang hệ thống ngân hàng “hai cấp”.
    Ngày 16/03/1988 Hội đồng Bộ trưởng đă ban hành nghị định 53/HĐCP chính thức chuyển hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp bao gồm:
    Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan quản lư Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và ngân hàng.
    Các ngân hàng thương mại đóng vai tṛ là các doanh nghiệp thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ.
    Hệ thống tổ chức và hoạt động của ngân hàng từ khi chuyển từ “một cấp “ sang “hai cấp” . Đă có sự phân biệt rơ chức năng quản lư Nhà nước về mọi hoạt động kinh doanh tiền tệ. Hiện nay hệ thống ngân hàng Nhà nước bước vào thời kỳ phát triển mới, tiếp tục củng cố vai tṛ trung tâm tiền mặt, trung tâm tín dụng và trung tâm thanh toán là công cụ có hiệu quả của Đảng và Nhà nước để phát triển nền kinh tế quốc dân trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
    Theo pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xă tín dụng, công ty tài chính ban hành ngày 23/05/1990 th́ ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt dộng chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nhiệm vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. Như vậy ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, có hai hoạt động cơ bản là:
    - Nhận kư thác của doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế
    - Sử dụng các khoản kư thác đó để cho vay hoặc chiết khấu
    2. Chức năng của ngân hàng
    Cho đến nay định nghĩa “ Ngân hàng là ǵ ? “ đang là một vấn dề khó khăn đối với các nhà kinh tế, bởi v́ tính chất phức tạp của các nghiệp vụ ngân hàng, có nhiều loại ngân hàng khác nhau và quan niệm về ngân hàng cũng thay đổi theo không gian và thời gian. Tuy nhiên khi nói đến “ngân hàng” th́ mọi người đều hiểu ngân hàng là trung gian tài chính, các nhà kinh tế có cùng một quan điểm chung về chức năng của ngân hàng.
    2.1Chức năng trung gian tín dụng ( trung gian tài chính)
    2.1.1Đối với tư nhân, ngân hàng:
    -Nhận tiền gửi của tư nhân bằng cách mở các tài khoản tiền gửi, giúp tư nhân thanh toán các món nợ bằng cách chuyển khoản, nhận lĩnh giúp tư nhân mọi số tiền và ghi vào tài khoản của các đương sù.
    -Nhận giữ các bảo vật, chứng khoán.
    - Giúp tư nhân chuyển tiền.
    - Bán ngoại tệ cho tư nhân.
    2.1.2 Đối với các tổ chức kinh tế, ngân hàng:
    - Cho vay đối với các tổ chức kinh tế cần vốn để xây dựng, mở rộng doanh nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh.
    - Có thể bảo lănh cho các tổ chức kinh tế ( về thuế quan, lănh thầu, cộng tác cung cấp).
    - Có thể thanh toán giúp khách hàng các hoạt động xuất, nhập khẩu, thu hồi ngoại tệ
    2.1.3 Đối với Chính phủ, ngân hàng:
    - Cho các cơ quan công quyền vay tiền
    - Mua các trái phiếu do chính phủ phát hành nhằm tài trợ ngân sách quốc gia tạm thời bị thiếu hụt hoặc ngăn ngừa áp lực lạm dụng tín dụng.
    - Nhận bán giúp chính phủ công trái, trái phiếu.
    - Mua bán ngoại tệ, thu các khoản thuế có liên quan đến hoạt động ngoại thương.
    2.2. Chức năng tạo tiền
    Tạo tiền là chức năng quan trọng của ngân hàng chức năng này được thực hiện thông qua các hoạt động tín dụng và đầu tư của các ngân hàng trong mối quan hệ với ngân hàng Trung ương đặc biệt trong quá tŕnh thực thi chính sách tiền tệ là thông qua các ngân hàng thương mại đưa ra khối lượng tiền cung ứng phù hợp với chính sách ổn định giá cả thực hiện sự tăng trưởng kinh tế, tạo nhiều công ăn việc làm. Các ngân hàng thương mại đóng vai tṛ quan trọng trong thực hiện chính sách tièn tệ được coi là một kênh dẫn vốn mà qua đó tăng giảm lượng tiền lưu thông.
    2.3.Chức năng thủ quỹ của các doanh nghiệp
    Đại bộ phận các khoản chi trả thanh toán về hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp, các cá nhân được chuyển giao cho ngân hàng thực hiện. Điều này có ư nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy quá tŕnh lưu thông hàng hoá, tiết kiệm chi phí giao dịch, tạo cơ sở cho ngân hàng thực hiện các nhiệm vụ cho vay, đồng thời kiểm soát được lượng tiền cần cung ứng trong thị trường. Qua thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, ngân hàng đă trở thành người thủ quỹ của các doanh nghiệp, các giao dịch thanh toán các doanh nghiệp, các cá nhân thông qua tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng mà không cần trực tiếp thanh toán bằng tiền mặt.
    3.Vai tṛ của ngân hàng trong nền kinh tế quốc dân
    Qua các chức năng của ngân hàng có thể thấy được phần nào vị trí, vai tṛ của ngân hàng trong nền kinh tế quốc dân, ngân hàng trong nền kinh tế có những vai tṛ cụ thể sau:
    - Ngân hàng là nơi tập trung vốn tạm thời nhàn rỗi trong xă hội, để cung cấp cho các nhu cầu của nền kinh tế qua đó chuyển tiền thành tư bản để đầu tư phát triển sản xuất và tăng cường hiệu quả hoạt động của tiền vốn. Trong xă hội luôn luôn tồn tại t́nh trạng thừa và thiếu vốn tạm thời. Những cá nhân tổ chức có tiền nhàn rỗi tạm thời sẽ cho ngân hàng vay để hưởng lăi xuất v́ ngân hàng là nơi tốt nhất mà những người dư thừa về vốn có thể gửi tiền một cách an toàn và hiệu quả, và ngược lại cũng là một nơi sẵn sàng đáp ứng nhu cầu về vốn của các cá nhân và doanh nghiệp.
    - Ngân hàng góp phần tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế.
    - Ngân hàng với địa vị là một trung gian tài chính thực hiện chức năng là chiếc cầu nối giữa cung và cầu về vốn trên thị trường tiền tệ đă góp phần thúc đẩy hoạt động của các đơn vị và tổ chức kinh tế đem lại lợi nhuận cho các cá nhân và tổ chức. Qua ngân hàng các cá nhân và tổ chức cần vốn đă giảm được những khoản chi phí trong việc t́m kiếm các nguồn vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh, ngoài ra có thể tận dụng các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng để đẩy các doanh nghiệp phải có phương án sản xuất tối ưu và có hiệu quả kinh tế th́ mới có thể trả lăi và vốn cho ngân hàng. Việc lập phương án sản xuất tối ưu cho doanh nghiệp phải qua sự kiểm tra, thẩm định kỹ lưỡng của ngân hàng nhằm hạn chế mực thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra làm phương hại đến cả hai phía doanh nghiệp và ngân hàng.
    - Ngân hàng góp phần thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia, để ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát, tạo công ăn việc làm và tăng trưởng kinh tế. Các công cụ ngân hàng dùng để thực thi chính sách tiền tệ, bao gồm chính sách chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng, lăi suất tín dụng và nghiệp vụ thị trường tự do. Các ngân hàng có thể thay đổi lượng tiền trong lưu thông bằng việc thay đổi lăi suất tín dụng hoặc bằng các nghiệp vụ trên thị trường tự do, qua đó góp phần chống lạm phát và ổn định sức mua đồng tiền nội tệ.
    - Thông qua hoạt động của ḿnh ngân hàng thực hiên việc phân bổ vốn giữa các vùng qua đó tạo điều kiện cho phát triển kinh tế đồng đều giữa các vùng khác nhau. Trong một quốc gia giữa các vùng kinh tế khác nhau có sự phát triển khác nhau. Giữa các vùng hiện tượng thừa và thiếu vốn tạm thời diễn ra thường xuyên. Do đó vấn đề đặt ra là làm sao lưu chuyển đồng vốn một cách hợp lư để đáp ứng được nhu cầu cho vay và nhu cầu vay tạm thời giữa các vùng với nhau, điều này có thể hoàn toàn được giải quyết thông qua hoạt động điều chuyển vốn trong nội bộ hệ thống ngân hàng hoặc thông qua ngân hàng Trung ương.
    - Ngân hàng là cầu nối giữa nền kinh tế trong nước và thế giới, tạo điều kiện hoà nhập nền kinh tế trong nước với kinh tế thế giới, hoạt động của các ngân hàng được mở rộng và thúc đẩy cho việc mở rộng hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp trong nước. Với hoạt động rộng khắp của ḿnh các ngân hàng có khả năng huy động vốn cho nền kinh tế trong nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng hoạt động của họ ra nước ngoài một cách dễ dàng hơn, hiệu quả hơn nhờ hoạt động thanh toán quốc tế, bảo lănh tài trợ xuất nhập khẩu. Nhờ đó mà nền kinh tế trong nước có sự thâm nhập vào thị trường quốc tế và tăng cường khả năng cạnh tranh với các nước khác trong khu vực và trên toàn thế giới.
    II/Lư thuyết tín dụng
    1. Lịch sử ra đời và phát triển của hoạt động tín dụng
    1.1 Lịch sử ra đời của tín dụng
    Nh­ chóng ta đă biết, hoạt động tín dụng có từ khi có sự phân công lao động xă hội và sự xuất hiện sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Xét về mặt xă hội th́ sự xuất hiện chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất đă dẫn đến sự phân hoá xă hội, của cải, tiền tệ theo xu hướng tập trung vào một nhóm người, trong khi một nhóm người khác có thu nhập thấp hoặc thu nhập không đáp ứng đủ nhu cầu tối thiểu của cuộc sống, đặc biệt khi những biến cố rủi ro bất thường gây ra. Trong điều kiện đó sự ra đời của hoạt động tín dụng đă góp phần giải quyết những mâu thuẫn nội tại của xă hội, thực hiện điều hoà nhu cầu tạm thời trong cuộc sống của con người.
    1.2 Quá tŕnh phát triển của hoạt động tín dụng trong nền kinh tế thị trường
    Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá, hoạt động tín dụng ngày càng phát triển cả về nội dụng lẫn h́nh thức tín dụng nặng lăi đến tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng. Trong lịch sử phát triển xă hội loài người, từ khi xuất hiện sự phân công lao động và sự phân hoá giai cấp trong xă hội dẫn đến sự xuất hiện kẻ giàu người nghèo th́ h́nh thức vay mượn phôi thai tín dụng nặng lăi xuất hiện. Đây là loại tín dụng có lăi suất cao, thậm chí không có giới hạn. Bởi v́ trong điều kiện nền kinh tế tự cung tự cấp, sản xuất hàng hoá mới manh nha, của cải vật chất dư thừa không nhiều, trong khi đó th́ nhu cầu để duy tŕ hoạt động sản xuất và đảm bảo ở mức tối thiểu của con người cũng không đáp ứng được. Do đó mọi người đă phải đi vay của nhau với lăi suất cao, nh­ vậy tín dụng nặng lăi đă ḱm hăm sự phát triển của xă hội.
    Muốn nền sản xuất xă hội tiếp tục phát triển, một đ̣i hỏi khách quan phải có những loại h́nh tín dụng phù hợp để thúc đẩy quá tŕnh sản xuất phát triển. Chính v́ vậy tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng đă ra đời để phục vụ cho nhu cầu đó. Trong lịch sử phát triển của hệ thống tín dụng tín dụng thương mại xuất hiện trước tín dụng ngân hàng. Nhưng khi nền sản xuất xă hội trở thành nền kinh tế hàng hoá th́ cả hai h́nh thức tín dụng đó tồn tại song song và cùng phát triển trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau.



    2. Phân loại tín dụng
    Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, tín dụng phân loại theo các h́nh thức khác nhau, giúp cho việc xây dựng và hoàn thiện các biện pháp quản lư hoạt động tín dụng phù hợp và thích ứng với từng loại h́nh.

    2.1 Theo tính chất hoặc chủ thể các quan hệ tín dụng, tín dụng chia ra:
    - Tín dụng nặng lăi
    - Tín dụng thương mại
    - Tín dụng ngân hàng
    - Tín dụng tiêu dùng
    - Tín dụng nhà nước
    2.2 Theo tính chất của nguồn vốn tín dụng, tín dụng chia ra:
    - Tín dụng hàng hoá
    - Tín dụng tiền tệ
    2.3 Theo phạm vị phát sinh, tín dụng chia ra:
    - Tín dụng trong nước
    - Tín dụng quốc tế
    3. Tín dụng ngân hàng
    3.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng
    3.1.1 Khái niệm
    Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng chủ yếu giữa ngân hàng và các doanh nghiệp nhằm cung cấp phần lớn các nhu cầu về tín dụng cho các doanh nghiệp để thực hiện quá tŕnh sản xuất kinh doanh.
     
Đang tải...