Luận Văn Nghiên cứu thống kê doanh thu ở khách sạn Dân Chủ giai đoạn 1992- 2001 và dự đoán vào năm 2002, 2003

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 3/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ DOANH THU Ở KHÁCH SẠN DÂN CHỦ GIAI ĐOẠN 1992- 2001 VÀ DỰ ĐOÁN VÀO NĂM 2002, 2003


    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I 3
    DOANH THU KHÁCH SẠN VÀ ĐẶC ĐIỂM 3
    KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN DÂN CHỦ 3
    I HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÁCH SẠN 3
    A ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÁCH SẠN 3
    1. Các hoạt động kinh doanh cơ bản của khách sạn 3
    2. Đặc điểm của ngành khách sạn trong du lịch ảnh hưởng đến việc phân tích doanh thu. 4
    B. DOANH THU KHÁCH SẠN 5
    1. Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của nghiên cứu thống kê doanh thu du lịch. 5
    2. Kết cấu doanh thu du lịch 8
    3. Các nhân tố ảnh hưởng doanh thu 9
    4. Phân tích mối liên hệ giữa doanh thu du lịch và một số chỉ tiêu khác có liên quan 10
    5. Sự cần thiết của việc nghiên cứu thống kê doanh thu khách sạn 11
    II. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÁCH SẠN DÂN CHỦ 12
    A- SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHÁCH SẠN DÂN CHỦ 12
    1. Qúa trình hình thành và phát triển 12
    2. Đặc điểm tổ chức quản lý, chức năng và nhiệm vụ của khách sạn Dân Chủ 13
    Bảng ngang 14
    B- ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 17
    1 Đánh giá thuận lợi, khó khăn của Khách sạn 17
    2. Diễn biến môi trường kinh doanh và tình hình cạnh tranh 18
    C- KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG VIỆC PHÂN TÍCH KINH DOANH TẠI KHÁCH SẠN DÂN CHỦ 21
    1. Kết quả hoạt động SXKD trong những năm gần đây 21
    2. Thực trạng phân tích doanh thu tại khách sạn Dân Chủ 24
    3. Phương hướng nhiệm vụ năm 2002 của khách sạn Dân Chủ 27
    CHƯƠNG II 29
    PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ 29
    NGHIÊN CỨU DOANH THU KHÁCH SẠN 29
    I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI PHÂN TÍCH VÀ DỰ ĐOÁN 29
    1. Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ của phân tích và dự đoán 29
    2. Yêu cầu của phân tích và dự đoán thống kê 30
    3. Sự cần thiết sử dụng phương pháp phân tích và dự đoán doanh thu khách sạn 31
    II. PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH DOANH THU KHÁCH SẠN 32
    A- Mô tả thống kê 32
    1. Phương pháp bảng thống kê (Bảng số liệu) 32
    2. Phương pháp đồ thị 33
    B- PHÂN TÍCH THỐNG KÊ 33
    1. Phương pháp phân tích biến động doanh thu khách sạn theo thời gian 33
    2. Phương pháp phân tích nhân tố ảnh hưởng tổng doanh thu 42
    3. Phương pháp hồi quy tương quan 52
    III. PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ DỰ ĐOÁN DOANH THU DU LỊCH 54
    1. Phương pháp dự đoán dựa vào mô hình dãy số thời gian 54
    2. Phương pháp bảng Buys - Ballot 57
    3. Phương pháp dự đoán chuyên gia 57
    CHƯƠNG III 59
    VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ 59
    PHÂN TÍCH BIẾN ĐÔNG DOANH THU KHÁCH SẠN DÂN CHỦ 59
    I. ĐẶC ĐIỂM NGUỒN SỐ LIỆU PHÂN TÍCH TẠI KHÁCH SẠN DÂN CHỦ 59
    II. PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG DOANH THU KHÁCH SẠN DÂN CHỦ 60
    1. Phân tích biến động tổng doanh thu Khách sạn Dân chủ: 60
    2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến biến động tổng doanh thu. 69
    3. Phân tích mối liên hệ giữa doanh thu và chi phí quảng cáo. 75
    4. Phân tích xu hướng biến động của doanh thu. 77
    III. DỰ ĐOÁN DOANH THU DU LỊCH. 81
    1. Dự đoán doanh thu bằng phương pháp ngoại suy hàm xu thế. 82
    2. Dự đoán doanh thu theo quý thông qua bảng chỉ số thời vụ doanh thu của khách sạn được tính ở trên ta dự đoán doanh thu các quý năm 2002, 2003 theo công thức: 82
    KẾT LUẬN 90
    Lời mở đầu


    Với chủ đề "Việt Nam - điểm đến của thiên niên kỷ mới" thông qua tuyên truyền quảng bá hình ảnh đất nước con người, Việt Nam đã tạo lập được những trung tâm trọng điểm và có ấn tượng với du khách quốc tế. Một bộ phận không nhỏ du khách quốc tế đã có nhiều thông tin và biết đến việt nam là một đất nước hoà bình, và ổn định hiếu khách với tiềm năng du lịch phong phú đa dạng.
    Năm đầu tiên của thiên niên kỷ mới đã trôi qua việt nam đã trở thành điểm đến của hai triệu ba trăm ba mươi ngàn người khắp thế giới.Việt nam được bạn bè quốc tế đánh giá là vùng yên tĩnh giữa đại dương đầy phong ba bão táp là điểm đến an toàn thân thiện. So với các ngành kinh tế khác, du lịch việt nam là một ngành trẻ với sứ mạng "phát triển nhanh du lịch từng bước đưa nước ta trở thành trung tâm thương mại -dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực" được ghi trong nghị quyết đại hội đảng VIII. Du lịch-" ngành công nghiệp không khói" được đại hội Đảng lần IX khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn. Chưa bao giờ ngành du lịch Việt Nam nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ hơn lúc này, đây thực sự là cơ hội lớn đồng thời cũng là thách thức lớn đối với ngành du lịch Việt Nam.
    Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang nội dung văn hoá sâu sắc mang tính liên ngành liên vùng xã hội hoá cao. Du lịch giữ vai trò hết sức quan trọng là nhân tố tích cực góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế rút ngắn khoảng cách so với trình độ phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới, tăng cường hội nhập với các nước trên thế giới.
    Là ngành có khả năng xuất khẩu tại chỗ tạo việc làm cho người lao động. Đầu tư phát triển du lịch là đầu tư hiệu quả thu hồi vốn nhanh tỷ lệ lợi nhuận cao hơn ngành khác. Thành quả du lịch không chỉ được tính từ các cơ sở du lịch mà phải tính hiệu quả theo xã hội do du lịch mang lại.
    Với nỗ lực quan tâm của toàn ngành cùng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa các bộ ngành và nhận thức đúng đắn của tầng lớp trong xã hội về vai trò du lịch trong tình hình mới thời đại mới ngành du lịch đã có những bước tiến bộ, những bước phát triển đáng khích lệ.
    Tuy nhiên phải nhìn thẳng thực tế là dù đang trên đà phát triển nhưng ngành còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt trong hệ thống khách sạn. Ngành kinh doanh khách sạn đứng trước nan giải là sự ra đời ồ ạt khách sạn mới dẫn đến sự dư thừa cung khiến giá liên tục rớt xuống một cách tệ hại. Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ và sự kiện 11/9 ở Mỹ dẫn đến sự tụt dốc của nền kinh tế hiện nay chất một gánh nặng lên các doanh nghiệp và tạo sự cạnh tranh gay gắt trong kinh doanh. Nhiều khách sạn thua lỗ kéo dài . và nộp ngân sách toàn ngành giảm. Vấn đề đặt ra là phải làm sao để đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. Trước tình hình đó các chủ doanh nghiệp cần tìm ra giải pháp thích hợp nắm bắt kịp thời vận hội và cơ hội mới.
    Việc thường xuyên kiểm tra tính toán phân tích các kết quả hoạt động kinh doanh đưa ra nhận dịnh và phương hướng chính xác xây dựng kế hoạch phát triển trước mắt cũng như lâu dài là tất yếu. Các nhà hoạch định chính sách càng đặc biệt quan tâm hơn khi yêu cầu chính xác dự đoán tương lai nhưng thực tế phân tích chưa được chính xác và toàn diện.
    Trong điều kiện đó, dưới sự định hướng và hướng dẫn tận tình của cô giáo, với nhận thức được những khó khăn mà nhà quản lý gặp phải, với cố gắng tìm tòi và nghiên cứu em xin được trình bày "Nghiên cứu doanh thu ở khách sạn Dân Chủ giai đoạn 1994-2001 và dự báo năm 2002, 2003", vấn đề nổi cộm trong các doanh nghiệp, vấn đề được đảng và nhà nước quan tâm. Nhằm mục đích mang tính lý luận gợi mở trong nghiên cứu sâu vừa có tính thuyết phục cho việc đề ra các biện pháp quản lý ngành khách sạn.
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Doanh thu khách sạn Dân Chủ thời kỳ 1994-2001
    Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung chuyên đề gồm 3 chương :
    Chương I: Doanh thu khách sạn và đặc điểm kinh doanh của khách sạn Dân Chủ.
    Chương II: Phương pháp thống kê nghiên cứu doanh thu khách sạn
    Chương III: Vận dụng một số phương pháp thống kê nghien cứu doanh thu khách sạn Dân Chủ giai đoạn 1994-2001 và dự báo năm 2002, 2003.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...