Tiến Sĩ Nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 16/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . iv
    DANH MỤC BẢNG . v
    DANH MỤC SƠ ĐỒ vi
    DANH MỤC ĐỒ THỊ vii
    PHẦN MỞ ĐẦU . 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu . 2
    3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 2
    4. Những đóng góp mới của luận án . 3
    5. Kết cấu của luận án 4

    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 5
    1.1. Khái niệm phát triển và phát triển bền vững 5
    1.1.1. Khái niệm phát triển 5
    1.1.2. Khái niệm phát triển bền vững 7
    1.2. Sự cần thiết phải thực hiện phát triển bền vững . 9
    1.3. Nội dung của phát triển bền vững 12
    1.3.1. Nội dung phát triển bền vững theo một số tổ chức quốc tế . 12
    1.3.2. Nội dung phát triển bền vững ở Việt Nam 19
    1.4. Hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững . 21
    1.4.1. Một số vấn đề chung về hệ thống chỉ tiêu thống kê 21
    1.4.2. Các nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững trên thế
    giới . 22
    1.4.3. Các nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững ở Việt
    Nam 24
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 36

    CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHỈ SỐ TỔNG HỢP ĐÁNH
    GIÁ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM .
    38
    2.1. Các nghiên cứu đã có về phương pháp xây dựng chỉ số tổng hợp . 38
    2.2. Đề xuất phương pháp tính chỉ số tổng hợp phát triển bền vững ở Việt Nam 44
    2.2.1. Phương pháp tính các chỉ số riêng biệt 45
    iii
    2.2.2. Phương pháp tính các chỉ số thành phần . 58
    2.2.3. Công thức tính chỉ số tổng hợp phát triển bền vững . 71
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 72

    CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN THỬ NGHIỆM VÀ PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHỈ SỐ
    PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 – 2010 74

    3.1. Tính toán thử nghiệm chỉ số tổng hợp phát triển bền vững ở Việt Nam giai
    đoạn 2001 – 2010 74
    3.1.1. Điều kiện số liệu các chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững ở Việt Nam
    hiện nay 74
    3.1.2. Tính toán các chỉ số riêng biệt . 77
    3.1.3. Tính toán các chỉ số thành phần 80
    3.1.4. Tính toán chỉ số tổng hợp phát triển bền vững 86
    3.1.5. Nhận xét các cách tính chỉ số tổng hợp phát triển bền vững . 87
    3.2. Phân tích xu thế phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 91
    3.2.1. Lựa chọn phương pháp phân tích 91
    3.2.2. Xu hướng phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 . 91
    3.3. Đánh giá chung về chỉ số phát triển bền vững và một số kiến nghị . 96
    3.3.1. Đánh giá chung về chỉ số phát triển bền vững . 96
    3.3.2. Một số kiến nghị và giải pháp về công tác thống kê phát triển bền vững ở
    Việt Nam 98
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 102
    KẾT LUẬN . 104
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN
    QUAN ĐẾN LUẬN ÁN . 106
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 107
    PHỤ LỤC 111

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Phát triển bền vững, đó không chỉ đơn thuần là quá trình phát triển kinh tế, là sự gia tăng về quy mô sản lượng mà còn là phát triển mang tính bền vững, đảm bảo sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế, xã hội và sự cân bằng của môi trường sinh thái. Hiện nay, phát triển bền vững là
    một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong thời gian gần đây, vấn đề phát triển bền vững đã được nghiên cứu ở nhiều quốc gia, được đề cập ở nhiều hội nghị khu vực và thế giới. Các hội nghị đã trình bày nhiều nội dung và mục tiêu khác nhau về phát triển bền vững trong mối quan hệ với các nhân tố: kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế. Theo thời gian, phát triển bền vững được thống nhất với ba yếu tố chính, hay ba cực của một mô hình, đó là phát triển kinh tế, đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường (mô hình ba cực của Mohan Munasingle). Đây là một đòi hỏi mang tính tất yếu khách quan, nội dung phát triển bền vững có tính chất quốc tế rộng lớn. Để có thể giám sát tình hình phát triển của đất nước, Việt Nam đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê giám sát và đánh giá phát triển bền vững với những mục tiêu cụ thể. Tuy nhiên, quy mô của hệ thống chỉ tiêu này quá lớn (30 chỉ tiêu), các chỉ tiêu lại có những xu hướng và mức độ biến động khác nhau. Một số chỉ tiêu phát triển tốt theo thời gian, bên cạnh đó, một số chỉ tiêu chuyển biến xấu, tác động tiêu
    cực tới quá trình phát triển. Nếu chỉ nhìn vào bảng thống kê dãy số thời gian của các chỉ tiêu này, rất khó để có thể đánh giá và phân tích tổng hợp về xu hướng chung phát triển bền vững. Đã có tổ chức, cá nhân quan tâm, nghiên cứu phương pháp xây Kinh tế bền vững, Môi trường bền vững, Xã hội bền vững , Phát triển bền vững dựng chỉ số tổng hợp đánh giá phát triển bền vững để có cái nhìn tổng quát về vấn đề này. Mặc dù vậy, cho đến nay vẫn chưa có hệ thống đánh giá nào được đề xuất cụ thể và áp dụng trên thực tiễn. Từ đó, tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu "Nghiên cứu thống kê phát triển bền vững ở Việt Nam", đề xuất phương pháp tính chỉ số tổng hợp phát triển bền vững rõ ràng, cụ thể và khả thi. Trên cơ sở này, tác giả sử dụng dữ liệu sẵn có của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 để tính toán thử nghiệm. Đề tài này sẽ góp phần trả lời cho câu hỏi quản lý “Thực tế phát triển bền vững ở Việt Nam như thế nào?” và câu hỏi nghiên cứu "Sử dụng phương pháp nào để đánh giá thực trạng phát triển bền vững ở Việt Nam?".

    2. Mục đích nghiên cứu
    Mục đích chung của luận án là xây dựng phương pháp tính chỉ số tổng hợp phát triển bền vững có tính khả thi để có thể áp dụng thực tế, đánh giá thực trạng phát triển ở Việt Nam. Cụ thể, nghiên cứu sẽ:
    - Hệ thống hóa và làm rõ các nội dung liên quan tới phát triển bền vững, hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững
    - Đề xuất phương pháp tính các chỉ số riêng biệt, chỉ số thành phần, chỉ số tổng hợp đánh giá phát triển bền vững trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu đã có ở Việt Nam
    - Tính toán thử nghiệm chỉ số tổng hợp phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010

    Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
    - Đề xuất quy trình và phương pháp tính chỉ số tổng hợp đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam. Hiện nay, chưa có nghiên cứu chi tiết nào về việc tính chỉ số tổng hợp phát triển bền vững. Đây là nghiên cứu toàn diện đầu tiên về mặt phương pháp luận, gồm các bước: (1) Tính các chỉ số riêng biệt dựa trên các chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững (2) Tính bốn chỉ số thành phần tương ứng với bốn nhóm chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững (3) Tính chỉ số tổng hợp phát triển bền vững trên cơ sở tính bình quân. Trong từng bước, luận án phân chia thành các trường hợp cụ thể để lựa chọn công thức tính và các yếu tố tương ứng phù hợp.
    - Tính toán thử nghiệm chỉ số phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 trên cơ sở các công thức đã đề xuất. Việc tính toán này tạo điều kiện đánh giá thực trạng bền vững trong quá trình phát triển của Việt nam giai đoạn 10 năm vừa qua. Kết quả có ý nghĩa về mặt thực tiễn, và chứng minh cho tính khả thi của luận án.

    Những kết luận, đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu
    Công tác thống kê phát triển bền vững là hoạt động cần thiết để đánh giá quá trình phát triển của đất nước, giúp Chính phủ đưa ra các chính sách phát triển phù hợp hơn trong từng giai đoạn. Vì vậy, luận án đưa ra một số đề xuất về công tác thống kê phát triển bền vững như sau: (1) Thực hiện rà soát lại các chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững về tên gọi, nội dung, ý nghĩa, . (2) Thống nhất phương pháp tính, nguồn số liệu và kỳ báo cáo một số chỉ tiêu mới trong hệ thống chỉ tiêu (3) Nghiên cứu thống nhất, ban hành hướng dẫn cách tính chỉ số tổng hợp phát triển bền vững áp dụng vào thực tế.
    Những ý kiến đề xuất trên đây căn cứ vào kết quả nghiên cứu của tác giả. Để có thể tính toán chính xác chỉ số tổng hợp phát triển bền vững trong thực tế đòi hỏi phải có quá trình nghiên cứu trên nhiều cấp độ, với các góc độ tiếp cận khác nhau kết hợp với quá trình thực nghiệm.
    Kết quả của đề tài cũng mở ra hướng nghiên cứu mới về việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê, tính toán chỉ số tổng hợp phát triển bền vững giữa các địa phương trong cả nước. Từ đó có thể so sánh và đánh giá trình độ phát triển của mỗi tỉnh thành, rút ra các yếu tố cần khắc phục để đưa đất nước phát triển ngày càng bền vững.
     
Đang tải...